Tác giả - tác phẩm

Có một nâu trầm âm thầm dẫn lối...

Đặng Huy Giang 15:52 03/11/2024

Chắc hẳn “Nâu trầm” là một bài thơ mà nhà thơ Dương Văn Lượng tâm đắc và vì thế nó mới được đặt tên cho tập thơ anh mới xuất bản gần đây qua Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Hai từ này xuất phát từ hai câu thơ: “Nước lạnh và lửa nung nghìn độ/ Viên gạch màu nâu trầm”.

bia-1.jpg

Tất nhiên, không chỉ là màu của viên gạch, mà còn là “Màu của sắn, khoai, hạt ngô, hạt gạo/ mái rơm, mái rạ, tháng bảy, tháng ba/ bến nước, cây đa, câu ca quan họ” và cả màu của “Đất đồng trũng năm nào cũng ngập.../ Sống cùng nước/ Đục trong với nước” để “Tôi một đời đắng ngọt phù sa” (Đắng ngọt phù sa). Tóm lại, màu biểu tượng của quê hương được Dương Văn Lượng dày công dựng lên. Mặt khác, “Nâu trầm” còn chính là cuộc trở về nguồn cội, trở về cố hương, trở về nhà, trở về với những gì thân thương, gần gũi, máu thịt của tác giả với:

Con đường làng cây xanh rợp bóng
Bước chân ai năm tháng đi về
Có một nâu trầm âm thầm dẫn lối
Một nâu trầm lắng đọng hồn quê.

Đó là một động lực “âm thầm dẫn lối”. Đó là nơi mà đích về là “lắng đọng hồn quê”. Và nói không quá thì chỉ riêng cái tên tập thơ và bốn câu thơ này thôi, đã góp phần làm nên sự độc đáo và hấp dẫn độc giả.

“Một nâu trầm lắng đọng hồn quê” ấy gắn với cuộc đời tác giả và mẹ của tác giả đến nỗi: “Mẹ cấy một đời đông/ Che chiều nào cũng gió”. Đây là hai câu thơ thật hay trong một bài thơ cũng thật hay, diễn tả nỗi vất vả, sự hy sinh chịu đựng của đời mẹ, mang tên “Áo tơi”. “Một nâu trầm lắng đọng hồn quê” ấy đã giúp tác giả “nghe” được “nỗi đau ngấm từng gốc rễ” (Đồng điệu). “Một nâu trầm lắng đọng hồn quê” ấy cũng là nỗi nhớ làng của tác giả và nỗi đau đớn của làng trong cơn lột xác để đổi thay: “Làng tôi vặn mình lên phố” (Làng). Chữ “vặn” ở đây là một động từ mạnh, được đặt ở vị trí khá đắc địa. Đi kèm với sự lột xác ấy là sự trả giá không kém phần vật vã, đớn đau:

Nắng nắng, mưa mưa kiếp đời sấp ngửa
Khấp khểnh vòng quay kim tiền...
(Cảm xúc tháng Tư)

Có nhà thơ từng viết: “Không hôm qua chẳng hôm nay/ Không hôm nay chẳng có ngày mai đâu”. Nêu thế để thấy, thời gian là một hành trình không đứt đoạn và luôn tuân theo một quy luật bất di bất dịch: Không có quá khứ thì không có hiện tại, không có hiện tại thì chẳng có tương lai. Cho nên, Dương Văn Lượng còn nặng lòng với những gì đã qua là điều dễ hiểu. Cũng bởi thế mà trong “Đồng Hới”, anh mới khắc họa cái đã qua, sự trải qua có màu sắc riêng một cách sâu rộng và có phần khái quát:

Bàu Tró gương trời soi cuộc bể dâu
Vẫn chưa thôi nếp nhăn trần thế
Thành cổ rêu phong mấy tầng lịch sử
Lũy Thầy còn nghe ngựa hí, voi gầm
Đêm Đồng Mỹ nhớ trăng Hàn Mặc Tử
Sóng nhân tình vỗ khúc trầm luân

Từng là một người lính nên Dương Văn Lượng rất hiểu người lính và có cách nhìn nhận, đánh giá của một người trong cuộc. Sau nhiều năm khi chiến tranh đi qua, Dương Văn Lượng đã có độ lùi nhất định. Anh nhìn lại Quảng Trị cùng những người lính hi sinh ở Thành cổ với những lời tri ân, hàm ơn không dứt: “Trời Quảng Trị sáng vầng bất tử/ Sông Thạch Hãn kết đài hoa đăng/ Mỗi tấc đất cùng trở thành lịch sử/ Mỗi phút giây cũng hóa vĩnh hằng” (Quảng Trị). Bằng thủ pháp so sánh: Trời Quảng Trị với vầng bất tử, sông Thạch Hãn với đài hoa đăng, tác giả đúc rút:“Mỗi tấc đất cũng trở thành lịch sử/ Mỗi phút giây cũng hóa vĩnh hằng”, làm tứ thơ thêm sức nặng. Đọc “Quảng Trị”, tự dưng tôi nhớ đến bài thơ “Đò xuôi Thạch Hãn” mãi đi cùng năm tháng của nhà thơ Lê Bá Dương:

Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi nghìn năm.

Trong “Nâu trầm” còn có “Đá cộng đồng”, “Tạ lỗi gió đông” và “Cám ơn”. Đây là những điểm nhấn của “Nâu trầm”. Câu “Ở đâu đá cũng cộng đồng” là một phát hiện. Năm câu “Chát đọi chè xanh mời người xưa cũ/ Mắt nhìn mắt ngập ngừng/ Bao mùa trăng cắm sào đợi nước/ Đò đầy.../ Đò phải qua sông” thật xa xót. Còn toàn bài “Cám ơn” chính là một “nghịch lý thuận chiều” giàu triết lý:

Cám ơn người đã bỏ tôi
Để tôi biết tình yêu không hề mất
Cám ơn người đã ghét tôi
Để tôi biết vị tha là có thật.

Sau những “Khoảng lặng”, “Miền ký ức”, “Hoa sóng”, “Tự thức”, “Qua miền sáng tối”, “Gọi nắng” (được xuất bản từ năm 2017 đến 2022), đến “Nâu trầm”, Dương Văn Lượng đã chứng tỏ là một người viết đều, viết khoẻ, đã ít nhiều để lại dấu ấn trong thơ theo cách của mình.

Trong “Đêm thơ Hoàng Thành”, Dương Văn Lượng có hai câu kết:

Khi câu thơ tạc vào lịch sử
Mảnh gốm nghìn năm cũng thi ca

Đó là ao ước, sự hướng tới của một đời thơ, cũng là sự tôn vinh thơ đến tận cùng và hết lòng từ trong sâu thẳm./.

Bài liên quan
  • Tái bản nhiều ấn phẩm đặc sắc về Hà Nội
    Nhân dịp kỉ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), NXB Kim Đồng tái bản nhiều ấn phẩm đặc sắc về Hà Nội. Những cuốn sách cho thấy bề dày lịch sử, bề sâu văn hóa, truyền thống hào hoa, thanh lịch nhưng cũng rất dũng cảm kiên cường của Người Hà Nội. Và không chỉ gợi nhớ những ký ức đẹp đẽ về Hà Nội xưa, những cuốn sách mang âm hưởng của Hà Nội ngày hôm nay cho độc giả thêm tự hào về Thủ đô mến yêu.
(0) Bình luận
  • Tái bản bộ sử đương đại về lịch sử quân sự Việt Nam
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tái bản lần thứ 3 bộ sách “Lịch sử quân sự Việt Nam” của Viện Lịch sử quân sự. Bộ sách được xem như “tập đại thành” dựng lại toàn bộ hoạt động quân sự của dân tộc trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, kể cả từ thời Hùng Vương – An Dương Vương cho đến ngày nay.
  • Tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh ra mắt tiểu thuyết "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi"
    "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi" là tiểu thuyết thứ 2 của tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh, sau bộ tiểu thuyết thành công "Tìm em giữa ngàn sao lấp lánh" phát hành năm 2021.
  • Từ trong ta một tiếng người...
    Trong môn chạy bộ đường dài Marathon, vận động viên không chỉ cần có sức bền tốc độ và phải có các bước bứt phá, mới hy vọng trở thành người thắng cuộc. Có sức bền tốc độ, đã khó. Có các bước bứt phá tiếp theo, xem ra còn khó khăn hơn nhiều. Không đáp ứng cùng lúc hai đòi hỏi trên, vận động viên không thể giành được thứ hạng cao. Trong văn chương nói chung và thi ca nói riêng, cũng vậy!
  • Nhà văn trẻ Cao Việt Quỳnh mắt bộ tiểu thuyết kì ảo “Lục địa rồng”
    “Lục địa rồng” bộ tiểu thuyết dài 5 tập của tác giả Cao Việt Quỳnh vừa được NXB Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc. Bộ sách được hoàn thiện vào năm 2023 khi tác giả 15 tuổi, không chỉ thể hiện bước trưởng thành trong sáng tác của Cao Việt Quỳnh mà còn cho thấy tín hiệu đáng mừng từ dòng truyện fantasy thuần chất Việt.
  • Hà Nội trong mắt nhìn “người núi”
    Tiến sĩ, nhà thơ Lê Tuấn Lộc, quê Thanh Hóa, nhưng gắn bó với nghề tìm quặng và làm mỏ chủ yếu ở Tuyên Quang và miền núi phía Bắc. Sau này về định cư Hà Nội, thành công dân Thủ đô, nhưng cái cốt cách của “người núi” đã ăn sâu vào cách nghĩ, cách nhìn, cách nói và cách thể hiện của Lê Tuấn Lộc.
  • Lưu Quang Vũ và các chân dung nghệ sĩ
    Lưu Quang Vũ là một nhà thơ, một kịch tác gia lớn của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại, nhiều người đã biết. Nhưng giữa hai chặng làm nên hiện tượng Lưu Quang Vũ còn có một “lối nhỏ” thu hút cảm xúc và bút lực của ông.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Đền Đồng Cổ - Di tích gắn liền với hội thề “Trung hiếu” độc đáo của Thăng Long - Hà Nội
    Đền Đồng Cổ được xây dựng từ thời nhà Lý vào năm 1028. Đền ở Thôn Nam, phường Yên Thái, huyện Quảng Đức, thành Thăng Long, nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, đây cũng là dấu tích còn sót lại của 1 trong 8 cảnh đẹp quanh Hồ Tây được nhắc tới trong Thăng Long bát cảnh. Ngày nay, lễ hội đền Đồng Cổ ở Hà Nội được tổ chức vào ngày 4 tháng 4 Âm lịch, đã mô phỏng lại hội thề lịch sử năm xưa...
  • [Podcast] Truyện ngắn: Cây hoa lạ ở góc vườn
    Bây giờ thì Hoán đã đứng trước ngôi nhà ấy. Nhà cấp bốn, ba gian, tường xây lợp ngói như bao ngôi nhà ở nông thôn Bắc Bộ, trông sạch sẽ và sáng sủa. Trước ngõ có một cái cổng tre đỡ cho cây hoa giấy ngũ sắc leo lên. Trước nhà là mảnh vườn có bờ dậu bao quanh, bên trong trồng khá nhiều hoa...
  • Tái bản bộ sử đương đại về lịch sử quân sự Việt Nam
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tái bản lần thứ 3 bộ sách “Lịch sử quân sự Việt Nam” của Viện Lịch sử quân sự. Bộ sách được xem như “tập đại thành” dựng lại toàn bộ hoạt động quân sự của dân tộc trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, kể cả từ thời Hùng Vương – An Dương Vương cho đến ngày nay.
  • Khai mạc giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội
    Sáng 3/11, lễ khai mạc giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - Cúp Báo An ninh Thủ đô lần thứ XXIII năm 2024 được diễn ra trên sân vận động Trung tâm TDTT Tây Hồ.
  • Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tạm đóng cửa 3 ngày
    Sau 2 ngày mở cửa, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam sẽ tạm dừng đón khách tham quan từ ngày 3/11 đến hết ngày 5/11.
Đừng bỏ lỡ
  • Liên hoan Ban nhạc toàn quốc 2024: Một luồng gió mới cho âm nhạc Việt Nam
    Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, tối 2/11, Hội Nhạc sỹ Việt Nam, UBND Thị xã Sơn Tây và Hội Âm nhạc Hà Nội tổ chức Lễ trao giải Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 tại không gian đi bộ Thành cổ Sơn Tây (Thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội).
  • Quận Tây Hồ: Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Mãi mãi là bộ đội cụ Hồ"
    Nhằm thiết thực kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam, tối 2/11, tại không gian văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, UBND quận Tây Hồ tổ chức chương trình nghệ thuật "Mãi mãi là bộ đội cụ Hồ".
  • Ban nhạc Ngũ Cung mang di sản thiên nhiên, văn hóa Việt Nam vào album mới
    “Album III - Di sản ” đánh dấu sự quay trở lại của Ngũ Cung với đội hình nhiều thành viên mới. Đây là đứa con tinh thần mà ban nhạc đã ấp ủ 10 năm với những tác phẩm mang hơi thở của di sản dân gian vào dòng nhạc Rock.
  • Hà Nội: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024
    UBND thành phố yêu cầu gắn việc hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam với tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành và triển khai mô hình 5 “Phiên tòa giả định” cho các đối tượng học sinh THCS và THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội...
  • Khai mạc Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng năm 2024
    Tối 1/11, Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng năm 2024 do Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức đã khai mạc tại Rạp Công nhân, Hà Nội. Liên hoan là hoạt động văn hóa nghệ thuật quy mô nhân dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô.
  • Chung khảo liên hoan nghệ thuật quần chúng “Hà Nội - Niềm tin và hy vọng” năm 2024
    Tối 1/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức chung khảo liên hoan nghệ thuật quần chúng “Hà Nội - Niềm tin và hy vọng” năm 2024. Liên hoan là hoạt động ý nghĩa giáo dục lịch sử truyền thống nghìn năm văn hiến và anh hùng của Thăng Long - Hà Nội.
  • Đoàn kết một lòng, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh
    Ngày 1/11, Đảng uỷ Khối doanh nghiệp quận Tây Hồ đã tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Đảng bộ Khối doanh nghiệp quận Tây Hồ (3/11/2014 – 3/11/2024).
  • Báo chí Thủ đô tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng thông tin
    Chiều 1/11, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác báo chí Thành phố tháng 11/2024. Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Huy Cường chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
  • Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến giáo dục Luật Thủ đô
    Đây là một trong những nội dung, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương thông tin về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục Luật Thủ đô năm 2024, diễn ra chiều 1/11, tại Hội nghị cung cấp thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ công tác báo chí Thành phố tháng 11 năm 2024 do Ban Tuyên giáo Thành uỷ tổ chức.
  • Bánh tôm Hồ Tây
    Bánh tôm Hồ Tây là một trong những đặc sản của ẩm thực Hà thành. Dù không phải là món ăn cao lương, mỹ vị nhưng bánh tôm Hồ Tây đã đi vào tiềm thức của Người Hà Nội và du khách thập phương.
Có một nâu trầm âm thầm dẫn lối...
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO