Tác giả - tác phẩm

“Cố giấu em về phía lặng yên”

Trang Thụy 07:00 10/12/2023

(Đọc "Dốc im lặng", thơ Trần Thắng, Nxb Văn Học, 2023)

nha-tho-tran-thang.jpg
Nhà thơ Trần Thắng.

Cuốn sách "Dốc im lặng" của hoạ sĩ Trần Thắng gồm 55 bài thơ, 32 phụ bản là những cảm xúc được xâu chuỗi kỳ công, sống động và đầy mĩ cảm. Những gì lẩn khuất, thầm lặng bên trong hoạ sĩ Trần Thắng đã lộ diện. Sau những cơn "bĩ cực" của cảm xúc, Trần Thắng đã tới gần hơn với cuộc chơi đầy màu sắc của văn chương.

Nhớ

Nhớ là phản xạ có điều kiện, xảy ra khi chúng ta nảy sinh tình cảm với đất và người ở những nơi đã từng gắn bó. Nơi nào cái nhau, cái rốn theo lá hóa mùn vào đất thì nơi đó sẽ cho chúng ta nỗi nhớ về một tuổi thơ trong veo, nếp làng hồn hậu, cả nỗi rưng rưng mỗi khi nhớ về những mùa giáp hạt: “Con bói cá tung từng vệt xanh đỏ/ đóng dấu chiều nắng oi/ tôi len vào làn nước mát/ đàn cá thầu dầu lượn qua kẽ tay” (Sông chân trời). “Người nông phu già rút rơm nhen lửa/ mắt cay nhòe” (Tháng Mười quê).Làng quê sỏi đá triền miên bão lốc/ người sinh ra như hạt nảy mầm.../ năm lũ quét mùa màng thất bát/ đùm nhau vạt áo diềm bâu” (Đất và quê).

tap-tho-doc-im-lang.jpg

Những ký ức ùa về dào dạt như gió sông thổi vào làng buổi hoàng hôn đẫm nắng. Thời gian nếu một lần trở lại thì những câu thơ sẽ hóa mục dưới gốc chuối mọc hoang ở rìa làng. Ai rồi cũng sẽ phải mồ côi, nỗi mồ côi của Trần Thắng nhẹ như buông mà dằn nén lại, đeo đá vào người: “Lá buông về cội giấc vàng/ Mong manh gió lật trắng tang kiếp người”;Cả đời mẹ hứng liêu xiêu/ Mong con thẳng thớm giữa điều ngả nghiêng”; “Ngủ trong một tiếng lá rơi/ Chợt lìa hai cõi mẹ ơi! Vô thường”. Và thế là: “Từ nay nhòa nhạt nẻo quê/ Từ nay con lớn dãi dề mồ côi” (Buông).

Khi người đàn ông suy sụp vì thiếu hơi ấm của mẹ, “thơ” xuất hiện như một “cái ôm” để chạm tới nơi âm thầm nhất của nỗi nhớ. Nhạc sĩ Trần Tiến gọi mẹ trong khắc khoải: “Mẹ ơi con đã già rồi/ Con ngồi nhớ mẹ khóc như trẻ con” (Mẹ tôi). Còn Trần Thắng thì khôn khuây trong cả giấc mơ: “Sao trong mơ cha mẹ chẳng nói gì/ Con đuổi theo cháy bùng quần áo giấy” (Vu Lan).

Nỗi nhớ ấy cứ lặng lẽ theo ta để nhắc nhớ về những ngày tháng cũ, về những miền đất đã in dấu chân dù chỉ một lần. “Nỗi nhớ em gửi vào ghềnh thác/ Dữ dội sao rất dễ mềm lòng/ Em nghiêng mắt, ta như cài trên sóng/ Sông Lô êm đềm cuồn cuộn lũ trong ta” (Khắc khoải thành Tuyên).

Nhớ được Trần Thắng viết trong trạng thái thành khẩn, tình tự nhất của cảm xúc. Nỗi nhớ ấy của riêng anh và rồi chẳng còn là của riêng ai...

Say

Rượu không phải là tác giả của những bài thơ giàn giụa cảm xúc. Rượu là chất dẫn cho cảm xúc cháy bùng lên, vỡ ra, những câu thơ tuôn ra để bầu bạn, để vắt kiệt cái đầu bạc trắng: “May rủi chỉ là mây gió/ điều muốn nói lây phây ngang mặt/ điều chôn kín bắt tay thành nông nổi/ điều xa xăm bật nhớ bỗng quên/ cười nghiêng ngả rượu cay bay... bay...” (Tri kỷ).

Ai đã gặp đều muốn biết nhiều hơn về Trần Thắng. “Làm bạn với Trần Thắng vừa dễ, vừa khó nhưng khi đã trở thành bạn đúng nghĩa thì Thắng không nề hà, đắn đo hay suy tính. Thắng luôn vì bạn, chiều bạn, hết lòng với bạn”, một người bạn đã nói về Trần Thắng như thế. Và ngay thơ anh cũng đã lý giải tại sao anh lại có nhiều bạn: “Chén này tiền bạc tan thành khói/ Chung này tham vọng hoá thành mây/ Ly này bỗng ta là cát bụi/ Nhớ bạn quay về lối nhân gian” (Bạn nhậu).

Ở cái tuổi “dường như chạm được vào tĩnh lặng/ Giông bão đâu dễ gì cuốn xô” (Vô thường), kẻ "bạc đầu" biết được cái "vô thường" của nhân thế để nắm, để buông; hiểu được cái khổ của "vô minh" để nội tâm thêm vững chãi. Và biết rõ mình là ai, mình cần những gì: “Vĩnh hằng một chốn xa xanh/ Vô thường ngọn gió thổi quanh cõi người/ Thân như cá bể chim trời/ Hồn như mây khói muôn nơi là nhà (Trăng xanh).

Thơ và họa của Trần Thắng mang đậm triết lý nhân sinh của Phật giáo. Mỗi sáng tác đều thể hiện lối chơi, dấu ấn cá nhân và tâm niệm sống của anh.

tap-tho-doc-im-lang...jpg

Thích Nhất Hạnh có câu: “Chẳng biết rong chơi miền tịnh độ, làm người một kiếp cũng như không”. Tiêu hao cảm xúc cho nghệ thuật, tìm kiếm tự do trong tâm hồn, yêu và được yêu chính là cách Trần Thắng rong chơi, giác ngộ và hưởng thụ.

Đau

Văn sĩ thời nào mà chẳng đau đời. Đau đời vì lòng trắc ẩn. Đau đời vì những điều đập vào mắt, va vào tai không thể dửng dưng. “Đất và quê” là một trong những "cơn đau" dài của Trần Thắng trước số phận của đất và người. Đất thì muôn đời vẫn thế, chất phác như cái thuở còn "đoán gió bấc nhẩm ngày đụng lợn" chỉ có con người vì nóng lòng thay đổi mà ngày càng trở nên xa lạ:

Mùi dòng sông cá chết/ mùi đen ngòm nước thải/ mùi đường làng bê tông hập nóng/ mùi thuốc trừ sâu trên mồ hôi trên tóc/ mùi phân trâu thưa thớt cánh đồng/ mùi khói đốt rác lẫn trong ăn ngủ.../ Văng vẳng nhạc chế dỗ con vào giấc/ người mẹ gật gà quên mất lời ru”.

Tôi đồng ý với Aldous Huxley rằng: “Có lẽ đau khổ lại tốt cho con người. Nhà nghệ sĩ có thể làm gì nếu anh ta hạnh phúc? Anh ta liệu có muốn làm bất cứ điều gì không? Nghệ thuật, rốt cuộc chính là chống lại sự khắc nghiệt của cuộc đời”.

Trần Thắng dùng âm thanh để dẫn dắt nỗi đau, tiêu trừ nó bằng cách gửi vào “Hành trình của những nốt nhạc” và có một điều ước: “Bên trời vẫn một vầng trăng/ Người đô thị vẫn dùng dằng hồn quê/ Ngột ngạt nhầy nhụa cơn mê/ Ước ao tìm lại lối về rạ rơm” (Người đô thị).

Cái "lối về rạ rơm" mà Trần Thắng khao khát thật ra vẫn còn chỉ là nếp làng mai một, lối về đó rất có thể sẽ chỉ là một niềm ước ao xa xỉ. Giấc mơ sẽ bị "bê tông hoá" như sự biến mất của cỏ, cào cào và nhái bén trên những cánh đồng tím ngắt cỏ may.

Yêu

Đàn ông dù sắt đá tới đâu thì vẫn là một "kim loại" có linh hồn, họ nhạy cảm như việc dùng thơ để kể với Chúa về mối tình thầm lặng của mình, cầu mong một sự cứu rỗi. Khi một thi sĩ ngừng yêu điều đó có nghĩa anh ta đã làm phẫu thuật để cắt bỏ đi trái tim, thay vào đó là một dụng cụ để co bóp, duy trì sự thở.

Có nỗi yêu nào khốc liệt hơn việc phải thốt lên: “Nhẹ nhàng thôi tim trót đau rồi” (Đoản khúc nhớ). Tình yêu ấy không giống một quả bom đợi kích hoạt, cũng không phải bị em giặt là rồi đem lên phơi phóng... Mà "Em trở về xăm nốt nhạc lên tôi" (Đoản khúc nhớ), trên ngực tôi em đã "xăm" âm thanh của sự sống để rồi giai điệu đó sẽ theo tôi, ám ảnh tôi suốt cả một đời.

Kiệm lời và lý trí nhưng khi chẳng thể kìm nén sẽ bất chấp tất cả để yêu: “Đã yêu cần gì hối hận/ cuối đường chắc gì đã cùng nhau” (Cúc họa mi). Hợp tan trong đời là tùy duyên, đến rồi đi chuyện của vô thường. Phải chăng, khi yêu đừng ai tỉnh táo quá, hãy thử một lần trong đời yêu đến "tẩy xóa" xem rốt cuộc tình yêu có màu gì?

Yêu để rồi thảng thốt gọi em giữa mùa yêu của vạn vật: “Em thoát áo tan vào nắng sớm/ tôi gọi đến rồ dại Giêng Hai” (Giêng Hai), “Gió mùa lỗi nhịp hanh môi/ nước mắt em lem màu ta vẽ/ chơm chớp dìm thời gian chết lịm/ vò võ một đời hủy diệt tái sinh?” (Hóa thân). Em đã ở đâu sau những ngày đằng đẵng. Tháng năm vô hình, mình cho nhau có được gì đâu. Chỉ khói thuốc rơi dài trong đêm vắng, buông tách trà luẩn quẩn, loanh quanh.

“Sao bây giờ mới gặp nhau?” (Khởi nguyên). Hỏi mà như trách con tạo đã can dự vào số phận của tình yêu? Sau những bã bời, cuồng nộ của "Rượu - lửa và em", anh trở về với chiếc ly im lặng. Dốc hết, cạn hết để một mình đối diện với cái hư hao, côi cút của mùa thu: “Lại dừng chân la cà góc phố/ đọt nắng vỡ thềm vàng gió lá/ thời gian đi khoanh tròn khuôn mặt/ hương đắng nhạc đọng đáy ly” (Hương đắng).

Mùa thu giấu mưa ngâu vào thảm lá, anh "cố giấu em về phía lặng yên". Nơi ấy, có thể là một ngôi làng ở núi đá hoang vu hoặc dưới vực sâu của chân tóc. Ngỡ “giấu” em đi thì sẽ bớt trơ trọi, xói lở nhưng không, "âm thầm ngực càng nhức”, rồi càng chà xát nỗi nhớ bằng những truy vấn: “thổn thức từng giọt chậm rơi/ cà phê hay là nước mắt/ sao nỗi nhớ lại đau/ sao xa nhau lại đắng”…

Khi yêu, Trần Thắng rơi vào hai trạng thái: bốc cháy và thu mình về yên lặng. Dù ấm hay lạnh, kín đáo hay cuồng nhiệt thì cái tôi trữ tình, chất men yêu của một thi sĩ luôn sục sôi trong một tâm hồn rất trẻ.

Lời không thể nói ra, lời vận vào thơ thì càng mãnh liệt, thét gào. 18 bài thơ tình là 18 khoảng trời yêu. Để rồi cuối cùng, Trần Thắng chọn cách trở về với khoảng lặng của riêng mình, nơi chưa ai đặt chân tới. "Cố giấu em về phía lặng yên" là cách neo giữ tình yêu đầy ý nhị, tinh tế và nơi ấy cũng chính là nơi âm thầm bùng lên những róng riết, những khát khao.

Nhớ, say, đau, yêu hay bất cứ trạng thái nào của cảm xúc đều sẽ đưa người nghệ sĩ tới với sáng tạo nghệ thuật. Khi cảm xúc được khai phóng, thơ cùng nhiệt huyết sẽ tiếp tục cháy và như Lawrence Ferlinghetti đã nói: "Tôi không biết họa sĩ nào hay nhà văn nào lại nghỉ hưu. Họ giống như những người lính họ chỉ ra đi".

Với những gì đã thể hiện, tôi tin Trần Thắng sẽ tiếp tục “rong chơi”, gặt hái nhiều thành tựu trong nghệ thuật cả về thi ca và hội họa./.

Trần Thắng sinh năm 1971, quê Nam Định. Anh tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp và là họa sĩ của Báo Ảnh Dân tộc Miền Núi (TTXVN). Các tác phẩm của anh đã được xuất bản như: tập thơ “Kẻ Bắc người Nam” (Nxb Thanh Niên, 2005); 2 tập thơ in chung “Thơ Chọn lọc Quán Chiêu Văn” (Nxb Văn học, 2019) và “Ngày qua còn mãi” (Nxb Văn học, 2020); tập thơ “Dốc im lặng” (Nxb Hội Nhà văn, 2023).

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • "Lời từ biệt bầu trời" – Tự sự của một cựu tiếp viên hàng không
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách "Lời từ biệt bầu trời" của tác giả Đinh Lê Hương – cựu tiếp viên Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam. Cuốn tự truyện mang đến những lát cắt chân thực, xúc động về nghề tiếp viên hàng không qua góc nhìn của người trong cuộc.
  • “Gặp tôi trong tương lai”: Khơi dậy ước mơ nghề nghiệp từ trang sách thiếu nhi
    Sáng 29/6/2025, tại Nhà xuất bản Kim Đồng, lễ khai mạc trưng bày “Gặp tôi trong tương lai” đã diễn ra, mở đầu cho chuỗi hoạt động tổng kết chương trình kêu gọi ý tưởng sáng tác sách thiếu nhi. Đây là một sáng kiến được khởi xướng bởi The Initiative of Children’s Book Creative Content (ICBC), phối hợp thực hiện cùng ECUE VGEM và Nhà xuất bản Kim Đồng, với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ chương trình Investing in Women, một sáng kiến của Chính phủ Australia.
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Ra mắt sách tranh song ngữ “Kể chuyện Bác Hồ”
    Nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925 – 6/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách tranh "Kể chuyện Bác Hồ", ấn bản song ngữ Việt – Trung.
  • Chuyện kể về Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam
    Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, các chúa Nguyễn hiện lên như những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, với các quyết sách chiến lược và nghệ thuật bang giao khôn khéo, đặc biệt trong quan hệ với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6/2025, là một công trình giàu tư liệu và cảm hứng góp phần tái hiện sinh động giai đoạn lịch sử đặc biệt ấy.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tăng cường giao lưu hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và Kazakhstan giai đoạn 2025-2027
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định 2267/QÐ-BVHTTDL về việc triển khai “Bản ghi nhớ hợp tác văn hóa giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa và Thông tin Kazakhstan” giai đoạn 2025-2027.
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số”
    Nhằm thực hiện đồng bộ các chủ trương, đường lối của Đảng và nhiệm vụ của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số” để trở thành phong trào “học tập số” thường xuyên, phổ cập, nâng cao kiến thức về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo... trong công chức, viên chức, người lao động của ngành.
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ thiết thực, trang trọng, hiệu quả
    Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, Ngành và các tỉnh, thành phố, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm lo đời sống người có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
  • Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh lên phương án hộ đê do mưa lớn
    Chiều 1/7, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh đề nghị triển khai công tác hộ đê, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.
Đừng bỏ lỡ
“Cố giấu em về phía lặng yên”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO