Chuyện một góc phố Hàng Khay

Thu Hằng/Nhịp sống Hà Nội| 29/07/2019 16:34

Không gian văn hóa hồ Hoàn Kiếm (hay còn gọi là Hồ Gươm) tiêu biểu cho văn hóa ngàn năm Thăng Long - Hà Nội. Suốt chiều dài lịch sử, khu vực hồ Hoàn Kiếm vẫn là vùng địa linh của kinh đô Thăng Long xưa cũng như Thủ đô Hà Nội nay.

Trong một bài tản văn về Hà Nội, nhà báo Tạ Việt Anh đã viết: “Hà Nội, có những nơi chốn đi vào lòng người, dù nó đã không còn hiện hữu, ví như dãy ki ốt bán hoa tạo nét duyên dáng góc Hồ Gươm, đầu phố Hàng Khay, tạo thành một vòng cung duyên dáng cùng bồn phun nước nhỏ rất đẹp ở phía sau. Giờ thì chỗ đó được thay bằng một chiếc đồng hồ hoa, cũng công phu nhưng không mấy ấn tượng”.
Chuyện một góc phố Hàng Khay
Dãy ki ốt bán hoa này bị phá bỏ vào thập niên 80 của thế kỷ trước - Ảnh tư liệu

Cuối thế kỷ XIX, khi người Pháp quy hoạch hồ Hoàn Kiếm, họ quy định không được phép xây nhà phía hồ, bởi vậy những con phố xung quanh hồ Hoàn Kiếm chỉ có nhà một bên số, lẻ hoặc chẵn.

Lần giở lại những tấm ảnh tư liệu từ khoảng 100 năm trước, thấy góc ngã tư Đinh Tiên Hoàng – Hàng Khay có xây một trụ đài phun nước. Ở đây, có các bà các cô chít khăn mỏ quạ ngồi thành dãy bán hoa gói bằng lá, hoa bó...

Chuyện một góc phố Hàng Khay
Chuyện một góc phố Hàng Khay
Chuyện một góc phố Hàng Khay
Ảnh tư liệu

Những tấm ảnh này giúp ta hình dung chợ bày bán hoa có lúc ra sát vỉa hè khiến nhà chức trách nảy sinh ý tưởng xây dãy ki ốt bán hoa hình vòng cung. Việc các hàng hoa ngồi nhiều hơn ở mặt phía Hàng Khay cũng được đáp ứng khi xây quầy bán hoa đoạn nằm trên phố Hàng Khay dài hơn đoạn nằm trên phố Đinh Tiên Hoàng.

Chuyện một góc phố Hàng Khay
Ảnh tư liệu

Kiến trúc của các ki ốt bán hoa tươi này tuy đơn giản nhưng rất đẹp, cong cong mềm mại, như một nét điểm xuyến cho góc hồ phía Nam và cân đối với nhà hàng Thủy Tạ ở góc Tây Bắc.

Sau năm 1954, những ki ốt này là dãy hàng hoa của Hợp tác xã hoa Ngọc Hà và quầy bán hoa quả của mậu dịch. Nhiều người còn nhớ rõ những quầy bán hoa này bán chủ yếu là lay ơn, hoa huệ, hoa cúc, thược dược, violet, mào gà…

Chuyện một góc phố Hàng Khay
Đầu phố Hàng Khay sáng 10-10-1954. Những bộ đội Cụ Hồ trong đoàn quân tiếp quản Thủ đô đang đi qua những ki ốt bán hoa - Ảnh tư liệu

Hiện nay, những ki ốt bán hoa, cả cái bồn phun nước đã không còn dấu tích. Với lý do che khuất tầm nhìn ra hồ Hoàn Kiếm, khoảng thập niên 80 của thế kỷ trước, dãy ki ốt này bị phá dỡ. Nơi đây trở thành vườn trồng hoa hình tròn.

Đến tháng 9-2010, chuẩn bị cho Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, nơi đây xuất hiện chiếc đồng hồ bằng thủy tinh trong suốt. Đây là quà của người dân Thủ đô Berne và thành phố Geneva (Thụy Sĩ) tặng người dân Hà Nội mừng Đại lễ. 

Chuyện một góc phố Hàng Khay
Chiếc đồng hồ bằng thủy tinh, quà của người dân Thụy Sĩ tặng người dân Hà Nội năm 2010 - Ảnh tư liệu

Trải qua biến thiên thời gian, giờ đây, góc phố mát xanh bóng lá này vẫn là một trong những góc phố đẹp nhất của Hà Nội.

Vào những ngày cuối tuần, giữa không gian thoáng đãng, không còn khói bụi hay tiếng còi xe của phố đi bộ, dường như ai qua đây cũng đi thật chậm để tận hưởng cảm giác yên bình và để nghe các bản nhạc du dương. Một Hà Nội như đã xưa lắm rồi, hiện về rất rõ nét qua những quầy bán tò he, mặt nạ giấy bồi, đèn ông sao hay đơn giản chỉ là một vài gánh hàng rong chất đầy bánh nếp, bánh tẻ....

Nơi yên bình người ta tìm đến những giá trị truyền thống có lẽ cũng là nơi họ sống với nhau thân thiện hơn, chân thành hơn...

(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Cùng Việt Nam” – Biểu tượng thi ca về tình đoàn kết và khát vọng hòa bình
    Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu đến bạn đọc Việt Nam tuyển tập thơ “Cùng Việt Nam”, một tác phẩm đặc biệt từng bị cấm xuất bản tại Tây Ban Nha trong nhiều thập kỷ. Lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, cuốn sách không chỉ mang ý nghĩa văn học mà còn là biểu tượng sống động của tình hữu nghị và tinh thần phản chiến trong thi ca quốc tế.
  • Khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
    Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 23/4 tại Hà Nội Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì, phối hợp với Vụ Văn hóa - Văn nghệ (Ban Tuyên giáo Trung ương), Ban Dân vận Trung ương, Hội Mỹ thuật Việt Nam cùng các cơ quan, đơn vị tổ chức Triển lãm Mỹ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước. Đây là hoạt động nghệ thuật có ý nghĩa chính trị - văn hóa sâu sắc, góp phần khẳng định tầm vóc vĩ đại của Đại thắng mùa Xuân năm 1975, một mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
  • Nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung ra mắt ca khúc "Đất ơi nở hoa" mừng ngày thống nhất non sông
    Nhân dịp 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung giới thiệu ca khúc mới "Đất ơi nở hoa". Tác phẩm mang âm hưởng dân ca, là lời tri ân sâu sắc gửi đến quê hương, đất nước và mẹ trong những ngày tháng Tư lịch sử.
  • Chương trình Nghệ thuật đặc biệt: “Sáng mãi tên Người - Hồ Chí Minh”
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu (19/5/1890 – 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam phối hợp tổ chức xây dựng và biểu diễn Chương trình Nghệ thuật đặc biệt với chủ đề: “Sáng mãi tên Người - Hồ Chí Minh”.
  • Mở kênh phản ánh trên iHanoi để xử lý vi phạm đất đai khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính
    Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa có Công điện tới lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các quận, huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND Thành phố về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai, ao hồ, đồng ruộng trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính.
Đừng bỏ lỡ
Chuyện một góc phố Hàng Khay
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO