Văn hóa – Di sản

Chuyên gia kiểm tra và đánh giá hiện trạng “Ngai vua triều Nguyễn” bị phá hoại

Hà Oai 19:18 02/06/2025

Các chuyên gia kiểm tra và đánh giá hiện trạng “Ngai vua triều Nguyễn” sau khi bị xâm hại ngày 24/5 để phục hồi, bảo vệ nguyên trạng Bảo vật Quốc gia.

e1e7b63c8052340c6d43.jpg
Hội đồng đánh giá tình trạng và đề xuất phương án bảo quản, phục chế “Ngai vua Triều Nguyễn”.

Trước đó, vào ngày 1/6 Hội đồng đánh giá tình trạng và đề xuất phương án bảo quản, phục chế “Ngai vua Triều Nguyễn” đã tiến hành kiểm tra thực tế và họp đánh giá hiện trạng hiện vật sau vụ xâm hại xảy ra ngày 24/5 tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế nhằm phục hồi, bảo vệ nguyên trạng Bảo vật Quốc gia.

Theo Quyết định số 1566/QĐ-UBND của UBND TP Huế về việc thành lập Hội đồng đánh giá tình trạng và đề xuất phương án bảo quản, phục chế Bảo vật Quốc gia “Ngai vua triều Nguyễn” gồm có 13 thành viên là các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực di sản, bảo tàng, bảo quản, phục chế hiện vật và quản lý văn hóa. Theo đó, Hội đồng có nhiệm vụ đánh giá tình trạng “Ngai vua triều Nguyễn” và đề xuất phương án bảo quản, phục chế Bảo vật Quốc gia “Ngai vua triều Nguyễn” giúp Chủ tịch UBND TP Huế xem xét quyết định phương án bảo quản, phục chế “Ngai vua triều Nguyễn".

Chủ tịch Hội đồng là ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Huế, Phó Chủ tịch là ông Phạm Định Phong - Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) và ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP Huế. Ngoài ra còn có các chuyên gia như ông Phạm Quốc Quân - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, ông Nguyễn Xuân Hoa - Nguyên Giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin Thừa Thiên Huế cũ, ông Phan Tiến Dũng - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử TP Huế, bà Nguyễn Thị Hương Thơm - Trưởng phòng Bảo quản, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Nghệ nhân phục chế Nguyễn Thị Thu Hiền, ông Hồ Hữu Hành - Giám đốc Công ty CP Tu bổ di tích Huế, ông Ngô Văn Minh - Giám đốc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế cùng các chuyên gia bảo quản hiện vật khác.

Buổi làm việc, các thành viên hội đồng trực tiếp kiểm tra hiện trạng “Ngai vua Triều Nguyễn” sau vụ việc bị xâm hại ngày 24/5. Sau đó, Hội đồng đã họp để thống nhất đề xuất giải pháp phục hồi hiện vật, đảm bảo giữ được giá trị gốc và phù hợp với các nguyên tắc bảo tồn di sản văn hóa.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Huế nhấn mạnh, “Việc phục hồi nguyên trạng ngai vua là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, vừa thể hiện sự trân trọng đối với di sản văn hóa, vừa góp phần làm sống lại những giá trị lịch sử quý báu của Thành phố Huế. Chúng ta phải triển khai công tác với tinh thần khẩn trương nhưng không được phép vội vàng bởi việc phục hồi di tích, hiện vật đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình khoa học”.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Huế, mỗi bước đi trong quá trình phục hồi phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, dựa trên cơ sở pháp lý rõ ràng và sự thẩm định chặt chẽ từ các chuyên gia nhằm bảo đảm không làm mất đi giá trị nguyên bản của ngai vua. Thành phố Huế rất mong muốn ngai vua sau khi được phục hồi sẽ tiếp tục trở thành hiện vật trưng bày tiêu biểu, góp phần nâng cao công tác giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ trẻ, đồng thời thúc đẩy phát triển văn hóa du lịch của địa phương.

Sau khi hoàn thiện báo cáo, Hội đồng sẽ trình UBND Thành phố Huế để tiếp tục phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa ra phương án phục hồi cuối cùng.

z6664186501893_d2aeae9924e8c7de01a97671a610f3e4.jpg
Hình ảnh đối tượng Tâm vào điện Thái Hòa làm hư hỏng "Ngai vua triều Nguyễn' ngày 24/5.

Liên quan đến vụ việc “Ngai vua triều Nguyễn” bị đối tượng Hồ Văn Phương Tâm (SN 1983, trú ở Khu vực 4, phường Hương Long, quận Phú Xuân, Thành phố Huế) làm hư hỏng ngày 24/5. Ngày 29/5, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cũng đã kỷ luật khiển trách Tổ trưởng cùng Tổ phó Tổ bảo vệ điện Thái Hòa, Tạ Hữu Vu, điện Kiến Trung và 2 nhân viên bảo vệ tại điện Thái Hòa ngày 24/5 bị kỷ luật cho thôi việc.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Chiêm ngưỡng tháp Chăm cổ nằm dưới mực nước biển
    Khi được phát hiện, tháp Mỹ Khánh (xã Phú Vinh, TP Huế) nằm sâu trong lòng đất cát dưới mực nước biển và đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.
  • Những kiêng kị trong lễ hội Cổ Loa
    Lễ hội Cổ Loa là một trong những lễ hội truyền thống tiêu biểu của vùng đồng bằng Bắc Bộ, diễn ra tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.
  • Xây dựng môi trường văn hóa nhìn từ phong tục và hương ước
    Xây dựng môi trường văn hóa không phải là vấn đề mới đặt ra trong thời hiện đại mà đã được người Việt quan tâm từ rất sớm. Từ thời xa xưa, người Việt đã hình thành nên phong tục, tập quán vừa như luật lệ, vừa như đạo lý để điều chỉnh hành vi cộng đồng. Trên nền tảng đó, các làng xã dần hình thành hương ước - bước phát triển cao hơn, có tính chế tài và tổ chức rõ ràng. Cả phong tục lẫn hương ước, qua nhiều thế hệ đã góp phần định hình môi trường văn hóa truyền thống: kỷ cương, hài hòa, đậm đà bản sắc.
  • Lưu trữ mộc bản triều Nguyễn bằng công nghệ AI
    Nhờ ứng dụng công nghệ AI, mộc bản Triều Nguyễn đã được Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV lưu trữ một cách khoa học, giúp cho du khách, công chúng dễ dàng tiếp cận.
  • Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì được vinh danh là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
    Bộ VH-TT-DL đưa Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì (Hà Nội) vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình Tri thức dân gian, Nghề thủ công truyền thống.
  • Đức Thánh Đầm và tục kiêng kỵ ở làng Mễ Trì
    Xưa kia, vùng đất Anh Sơn (sau là Mễ Trì, nay thuộc quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) chỉ là một làng nhỏ. Trong làng có ông lão chuyên nghề chài lưới, sống đơn độc, không có con cái.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Sân khấu Việt hòa vào dòng chảy sáng tạo đương đại
    Trong kỷ nguyên hội nhập mạnh mẽ về văn hóa, nghệ thuật sân khấu Việt Nam đang chứng minh sức sống mãnh liệt khi vững vàng bảo tồn di sản, tôn vinh giá trị cội nguồn, đồng thời không ngừng khám phá những hướng đi mới nhằm mở rộng tầm vóc nghệ thuật và chinh phục trái tim khán giả.
  • Nữ liệt sĩ, chiến sĩ biệt động người làng Đông Ngạc
    Sinh ra trong gia đình giàu truyền thống yêu nước tại làng Đông Ngạc (nay thuộc quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), bà Phạm Thị Chinh (tức Phạm Thị Phan Chính) là một trong những nữ chiến sĩ biệt động đầu tiên hoạt động trong nội thành Sài Gòn. Cuộc đời bà là hành trình cống hiến âm thầm nhưng vô cùng quả cảm cho cách mạng, kết tinh những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong kháng chiến.
  • Cha tôi – người tuyệt vời nhất
    Với tôi, cha là người tuyệt vời nhất, là số một. Nếu có kiếp sau, tôi vẫn mong được làm con gái của cha – một người cha mà suốt cuộc đời tôi luôn ngưỡng mộ, yêu thương và biết ơn.
  • Phường Yên Nghĩa tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ UBND lần thứ Nhất
    Ngày 22/7, Đảng bộ UBND phường Yên Nghĩa (TP. Hà Nội) đã tổ chức Đại hội lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2025 – 2030 với tinh thần “Đoàn kết – Dân chủ – Kỷ cương – Đổi mới – Phát triển”. Đại hội Đảng bộ UBND phường Yên Nghĩa lần thứ Nhất đã thành công tốt đẹp, khẳng định tổ chức chính quyền địa phương hai cấp của phường từ 1/7 đã được vận hành thông suốt, hiệu lực, hiệu quả.
  • “Chuyến bay màu xanh”: Vietnam Airlines cùng Bộ Công an lan tỏa thông điệp yêu thương
    Tiếp nối các hành trình mang thông điệp nhân văn trong những năm qua, “Chuyến bay màu xanh – Vì bình yên cuộc sống” được Vietnam Airlines phối hợp cùng Bộ Công an tổ chức nhằm lan tỏa tinh thần tri ân và sẻ chia
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Mộc mạc hương vị bánh gio Liên Hồng
    Nhắc tới vùng đất xứ Đoài - huyện Đan Phượng trước đây, chúng ta thường nghĩ ngay đến mảnh đất có bề dày lịch sử, văn hóa. Xưa kia Đan Phượng chính là kinh đô của nước Vạn Xuân dưới triều Hậu vua Lý Nam Đế. Không những vậy, Đan Phượng trước đây sở hữu những món ăn đã nổi tiếng khắp Thủ đô, như nem Phùng, rượu đậu Hồng Hà, cháo se Hạ Mỗ... và không thể không nhắc đến bánh gio Liên Hồng, nay thuộc xã Ô Diên - Thành phố Hà Nội.
  • Lắp rào kính cường lực trong điện Thái Hòa bảo vệ Ngai vua triều Nguyễn
    Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã lắp đặt hệ thống hàng rào bằng kính cường lực để bảo vệ các bảo vật, hiện vật trưng bày ở điện Thái Hòa (Đại Nội Huế).
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Thiện
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu chùm thơ của tác giả Nguyễn Thiện - chùm thơ là một nhắc nhớ về sự hy sinh mất mát của biết bao thế hệ vì độc lập tự do của dân tộc nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
  • Hà Nội tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch để ứng phó với bão số 3
    Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hà Nội yêu cầu các địa phương chủ động triển khai phương án bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quản lý; tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch trong thời gian có cảnh báo lũ...
  • Phiên trù bị Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Phúc Thọ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030
    Chiều 21/7, Đảng bộ xã Phúc Thọ trọng thể tổ chức phiên thứ Nhất (phiên trù bị), Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Phúc Thọ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 với sự tham dự của 220 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 3.400 đảng viên trong toàn Đảng bộ xã.
  • Phú Thượng: Lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ phường lần thứ I
    Chiều 21/7, tại trụ sở Đảng ủy phường Phú Thượng, Ban Thường vụ Đảng ủy phường tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ phường lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030.
  • “Những ngày phim Việt Nam” tri ân các anh hùng, liệt sĩ
    Từ ngày 21 đến 23/7, Viện Phim Việt Nam tổ chức “Những ngày phim Việt Nam” nhằm tưởng nhớ và tri ân các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Sự kiện diễn ra tại rạp Ngọc Khánh, số 523 Kim Mã, Hà Nội.
  • Nhận diện thách thức - hành động đồng bộ
    Trong tiến trình xây dựng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại, việc tạo lập và phát triển môi trường văn hóa là yêu cầu xuyên suốt, gắn với các chủ trương lớn của Đảng và định hướng phát triển của Thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai thời gian qua cũng cho thấy nhiều vướng mắc, đòi hỏi những giải pháp hiệu quả, đồng bộ hơn trong giai đoạn tới.
  • Phường Sơn Tây tổ chức hoạt động tri ân các gia đình người có công dịp 27/7
    Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/ 2025), sáng ngày 21/7, Đảng ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ phường Sơn Tây (TP. Hà Nội) đã tổ chức 3 đoàn đi thăm, tặng quà 16 gia đình chính sách, người có công tiêu biểu trên địa bàn.
  • Hà Nội chủ động, tập trung ứng phó bão số 3
    Ngày 20/7, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ban hành Công điện số 08 /CĐ-UBND gửi Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường, xã về việc chủ động, tập trung ứng phó bão số 3 năm 2025 trên địa bàn Thành phố.
Chuyên gia kiểm tra và đánh giá hiện trạng “Ngai vua triều Nguyễn” bị phá hoại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO