Chúa sơn lâm trong hội làng Hà Nội

PGS.TS Bùi Xuân Đính| 04/02/2022 22:17

Hổ là loài vật được coi là “chúa sơn lâm”, có sức mạnh vô biên so với các loài vật sống trên rừng; là con vật có trong 12 con giáp theo lịch âm dương của người Việt. Hổ đã in dấu ấn tương đối đậm nét trong văn hóa Việt, thể hiện trong ngữ văn, hội họa, tín ngưỡng dân gian... Trong hội của nhiều làng các vùng miền trong cả nước, hổ cũng để lại nhiều dấu ấn.

Chúa sơn lâm trong hội làng Hà Nội
Biểu diễn trò múa hổ Ải Lao trong hội Gióng làng Phù Đổng.
Những hội vây hổ và đánh hổ 

Làng La Cả (nay thuộc phường Dương Nội, quận Hà Đông) mở hội từ ngày mồng 7 đến 14 tháng Giêng. Khâu trung tâm của hội là đêm giã đám vào tối ngày 14, có trò đánh biệt, hay đánh bệt, diễn lại cảnh dân làng vào thời Hùng Duệ Vương đã theo Thành hoàng là Đương Cảnh Công vây, giết hổ dữ. Buổi chiều tối, sau chầu tế giã, một cánh rừng giả được dựng lên dưới gầm ban thờ ở hậu cung gian giữa để hổ dữ nấp. Người đóng vai hổ là người nghèo khổ, sống đơn độc, được làng trả công bằng một tạ thóc. Trong “rừng” còn có 4 người đóng vai các loại chim, thú kêu, làm cho khu rừng càng trở nên thâm u, vang vọng như thực. Trước “cửa rừng” ở gian giữa, các quan viên mặc quần áo đen, thắt lưng xanh, cầm côn múa để nhử hổ. Tiếp giáp gian giữa với hai gian bên có hai người cầm cờ đuôi nheo chỉ huy đoàn thợ săn. Sát “cửa rừng” về cả hai phía, có hai người dẫn xướng, đại diện cho các tốp đi săn. Trước cửa gian giữa là nơi dành cho các nhà trò múa hát. Đội trống nhạc ở gian đầu bên trái đại bái. 

Trò đánh biệt mở đầu bằng các bài ca chúc thánh, các điệu múa của phường hát và múa côn của quan viên trước cửa rừng. Khi đèn nến trong đình tắt, từ trong rừng vang lên những tiếng gà gáy, chim kêu, chó sủa, vượn hú, đưa mọi người trở về chốn thâm sơn đại ngàn. Sau lời xướng của bên nam, đoàn săn với đuốc, gậy… từ đại bái chạy ra cổng đình rẽ trái, vòng quanh đình ngược chiều kim đồng hồ rồi lại trở vào đại bái chờ lệnh. Cứ thế, đôi bên nam nữ cùng nhau xướng họa theo màn biểu diễn của đoàn săn.

Cuối cùng là lời xướng: “Bên chú đánh nhất cấp, bên cháu đánh nhất cấp, bên trường đánh nhất cấp”, hổ dữ từ trong “rừng” bò ra. Các quan viên làm động tác võ thuật đánh hổ. Hổ dữ bị trọng thương, vọt khỏi cung ra ngoài. Đoàn săn đuổi theo. Tiếng hò reo vang dậy. Hổ chạy vừa lui vừa chống trả, đến “cống đá cửa đình” thì gục xuống. Người đóng vai hổ vứt bỏ lốt rồi chạy một mạch về nhà. Trong khi đó, mọi người dự hội xô vào giằng xé lốt hổ để biểu thị sự trừng phạt và lấy được một mảnh lốt để làm khước.

Sau hàng giờ diễn ra cảnh đánh biệt hấp dẫn, đèn nến trong đình sáng trở lại. Đoàn thợ săn trở vào dọn sạch cảnh rừng, kết thúc lớp trò chính của đêm giã hội bằng các lời ca chúc thánh, múa bông mừng thắng lợi. Sau đó là đám rước thần về quán. Sau chầu tế an vị, lại rước kiệu không từ quán, đến 4 giờ sáng, mới về tới đình, kết thúc kỳ hội độc đáo. 

Hội làng Đống Tranh (xã Minh Cường, huyện Thường Tín) mở vào ngày 12 tháng Giêng (chính hội) có trò diễn đánh hổ, rước lốt hổ, để ghi công của Đức Bà và hai mẹ con nhà nghèo cùng dân làng vây bắt hổ dữ từ thuở các vua Hùng. Trước gian thờ Thành hoàng ở đình, có một trùm trò mặc lốt hổ bị trói. Trai đinh trong làng nắm thắt lưng nhau, một tay cầm gậy buộc thừng, đi luồn qua các cửa đình, qua ba lần mới ra sân đình đón bắt hổ. Khi trùm hát gõ một hồi trống, hổ từ trong đình bò ra cửa. Tiếng hò reo vang dậy, trai đinh múa gậy diễu võ đánh hổ. Bất chợt xuất hiện hai mẹ con kẻ khó (do con hát đóng) dắt một con chó ra chặn hổ. Hai người dùng thanh kiếm gỗ cậy đất ném vào hổ, chém vào lưng hổ. Hổ vừa chạy vừa chống đỡ. Một người chạy nhanh vào cõng hổ theo đường làng đến đền Ông Nghè, các trai đinh đuổi theo, vít đầu hổ xuống, không cho ngoảnh về làng. Từ đền, lại cõng hổ quay trở lại cửa đình, đưa xuống thuyền và đẩy thuyền về phía đồng Đầm - nơi có mộ Đức Bà. Người trên bờ lấy đất ném theo. Đến đây, người mặc lốt hổ trút bỏ lốt hổ, rồi nhanh chóng đi tắm rửa. Lốt hổ được rước đến trước mộ Đức Bà rồi vứt xuống. Dân làng xô vào giằng xé, lấy một mảnh làm khước. 

Chúa sơn lâm trong hội làng Hà Nội
Hội vây hổ, đánh hổ của hai làng La Cả và Đống Tranh phản ánh quá trình tụ cư lập làng đầy gian truân của các cộng đồng cư dân thời các vua Hùng dựng nước, phải đấu tranh sinh tồn với các loại thú dữ, trong đó có loài hổ. Song, ở đó, cũng thể hiện sức mạnh của con người, tính cộng đồng, hiệp lực của cư dân để xây đắp cuộc sống. Hổ là chúa sơn lâm, nhưng đã phải chịu thua trước sức mạnh và trí tuệ của con người.


Trò ải lao làng Hội Xá với hội Gióng

Tại hội Gióng ở Phù Đổng (huyện Gia Lâm), vào đầu chiều ngày mồng 9 tháng tư, diễn lại trận đánh lớn của Thánh Gióng. Sau chầu tế trọng thể tại đền, toàn bộ quân, tướng của các làng trong trang phục của những người lính chiến sẵn sàng đợi lệnh. Khi đội quân “thám báo” đến đền báo tin giặc đang đến gần và hạ trại ở làng Đổng Viên, quân tướng bừng bừng khí thế chiến đấu. Một con hổ - hiện thân của sức mạnh xuất hiện, dẫn đầu đoàn quân đến quy phục và một đoàn người trình diễn các bài hát. Đó là trò Ải lao của làng Hội Xá (phường Phúc Đồng, quận Long Biên). Trò này được giải thích bằng nhiều thuyết, trong đó có thuyết gắn với sự tích vào thời vua Hùng thứ 6, ông Hoàng Hổ và một đám trẻ trâu làng Hội Xá thấy ông Gióng đi đánh giặc Ân qua làng, bèn buộc trâu bò để đi theo Gióng. Đánh tan giặc, ông Gióng bay về Sóc Sơn. Mẹ Gióng buồn quá nên đám trẻ trâu làng Hội Xá được lệnh nhà vua đến bên mẹ Gióng hát múa cho bà vơi đi nỗi buồn. Từ đó có phường hát múa Ải Lao (ải lao nghĩa là “buộc trâu bò”). Nhà vua giao cho Hội Xá được quyền hát ải lao trong hội Gióng. Xưa, làng có 4 giáp, mỗi năm cử một giáp với 20 trai đinh tham gia đội Ải Lao, gồm một trùm trưởng, một người hóa trang làm hổ, một người chủ trò mang súng gỗ và các thành viên khác cầm trống cơm, chiêng nhỏ, sênh tre.

Đội Ải Lao sang hội Gióng từ ngày mồng 6 đến 13 tháng tư, ở tại một góc chùa Kiến Sơ. Suốt thời gian hội Gióng, phường Ải Lao có các nhiệm vụ: hổ xin quỵ phục và nhảy múa trước chính điện khi có chầu đại tế; khám đường (kiểm tra đường, bãi đánh trận) trước lúc đoàn quân đánh giặc Ân của các làng xung trận; hát múa sau khi trận thắng của ông Gióng kết thúc; trong các đám rước, phường Ải Lao luôn đi đầu và ông Hoàng Hổ là người dẫn đường, biểu diễn 12 bài hát tại các vị trí, với các nội dung, kiểu cách hát, múa khác nhau, trong đó có hát săn hổ... Lời ca của Ải Lao không chỉ thể hiện sự tôn kính và cảm tạ đức Thánh Gióng, mà còn tạo nên không khí vui tươi trong một hội lớn với nhiều nghi lễ. Vai trò quan trọng của hát múa Ải Lao trong hội Gióng được dân gian đúc kết “Phi Ải Lao bất thành hội Gióng”. 

Tại đình làng Hội Xá, có một đầu hổ làm bằng bia bồi vải. Thủ từ đình phải hương khói cúng hổ theo thể thức cúng một vị thần. Hằng năm, vào ngày rằm tháng ba, giáp đăng cai phải nhận đầu hổ, mua vải, nhuộm vàng và vẽ các chấm đốm, rồi may một tấm da hổ cho người đóng vai hổ. Tan hội, giáp làm lễ cúng tạ ở đình, rồi đốt tấm da hổ, còn đầu hổ được thủ từ cất trong điện thờ. 
(0) Bình luận
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa
    Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • Nhà văn hoá Nguyễn Đình Thi - người nghệ sĩ tài hoa của Thủ đô và đất nước
    Chiều 12/12/2024, Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Báo Nhân Dân và các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà văn hóa lớn, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 – 20/12/2024). Hội thảo là dịp để nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.
  • Từ đêm nay, Thủ đô Hà Nội rét đậm
    Hôm nay 13/12 do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời tiếp tục rét, vùng núi Bắc Bộ rét đậm, có nơi rét hại. Riêng Thủ đô Hà Nội từ đêm nay trời rét đậm.
  • Chương trình Xuân quê hương 2025 sẽ diễn ra tại Hà Nội
    Đây là sự kiện thường niên ý nghĩa dành cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần gắn kết đồng bào xa quê với Tổ quốc. Chương trình có sự tham dự của các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Bộ Ngoại giao và các ban, bộ, ngành, địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Chúa sơn lâm trong hội làng Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO