Chùa Hòe Nhai và pho tượng độc đáo

Hanoimoi| 10/08/2022 10:55

Chùa Hòe Nhai còn có tên chữ là Hồng Phúc tự, tọa lạc tại số 19 phố Hàng Than (phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội). Chùa được khởi dựng từ thời Lý và đã được trùng tu nhiều lần.

Chùa Hòe Nhai và pho tượng độc đáo

Nằm trên mảnh đất có diện tích 3.000m2, chùa nhìn theo hướng Tây, trông ra con phố cùng tên, được thiết kế theo kiểu “nội công, ngoại quốc”. Ngoài cùng là tam quan chạy dài được thiết kế kiểu hoa biểu bốn trụ điển hình của phong cách kiến trúc thời Nguyễn. Qua tam quan là một khoảng sân hẹp, nơi có 3 tòa tháp được xây thẳng hàng. Ngoài 2 tòa tháp ở phía trước Tam bảo còn có tháp Ấn Quang nằm bên phải cổng chùa được xây dựng năm 1963 để tưởng nhớ hòa thượng Thích Quảng Đức, người đã tự thiêu tại Sài Gòn nhằm phản đối chính sách đàn áp Phật giáo và chính quyền Ngô Đình Diệm.

Qua khoảng sân là tòa tiền đường và nhà thiêu hương nối với hậu cung được xây theo hình chữ “Công”. Phía sau chính điện là nhà Tổ và trai phòng. Các công trình đều được lợp ngói ta với góc mái uốn cong, đắp nổi hình linh thú. Tòa tiền đường được thiết kế kiểu 2 tầng 8 mái. Trong thượng điện có những bức chạm nổi hình tứ linh cùng hệ thống hoành phi, cửa võng được sơn son thếp vàng.

Chùa Hòe Nhai hiện còn lưu giữ 68 pho tượng cổ quý hiếm được làm bằng gỗ, đất nện, đồng hun. Rải rác trong khuôn viên chùa là 28 tấm bia đá, trong đó có tấm bia dựng năm 1703 cùng nhiều di vật cổ như chiếc khánh đồng được đúc năm Long Đức thứ 3 (1734) - đời vua Lê Thuần Tông; trống đồng thời vua Tự Đức (1848 - 1883)... Đặc biệt, trong chùa còn có pho tượng độc đáo mang tên “Vua cõng Phật” được tạo tác vào khoảng thế kỷ XVII, đời vua Lê Hy Tông (1662 - 1716). Pho tượng này gắn với câu chuyện nhà vua ban sắc lệnh “Phế bỏ tăng lữ” khiến Phật giáo nước nhà rơi vào giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng. Khi đó, thiền sư Tông Diễn ở chùa Vọng Lão nằm trên núi Yên Tử (Quảng Ninh) đã diện kiến và thuyết phục nhà vua thay đổi quan điểm.

Để bày tỏ sự sám hối, nhà vua đã cho tạo tác bức tượng “Vua cõng Phật” cao hơn 3m, với hình ảnh nhà vua quỳ rạp, cõng trên lưng đức Phật Thích Ca Mâu Ni, thể hiện sự sám hối và quy phục Tam bảo. Mặc dù đường nét chạm trổ khá đơn giản nhưng lại toát lên thần thái và ý nghĩa đặc biệt, chưa từng có pho tượng nào giống như vậy trong hệ thống tượng Phật của Việt Nam. Năm 2006, tượng “Vua cõng Phật” được ghi vào sách kỷ lục Guinness quốc tế trong lĩnh vực Phật giáo.

Với những giá trị đặc sắc về văn hóa, lịch sử, năm 1989, chùa Hòe Nhai đã được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

(0) Bình luận
  • Khôi phục và bảo tồn giống sen Bách Diệp nổi tiếng của Tây Hồ
    Chiều 12/7, Sở NNNT thành phố Hà Nội phối hợp với Viện nghiên cứu rau quả (Bộ NNPTNN), UBND quận Tây Hồ và Hội khoa học phát triển nông thôn Việt Nam tọa đàm, thảo luận về việc bảo tồn và phát triển hoa Sen Việt Nam. Đây là một trong những sự kiện trong khuôn khổ Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024.
  • Rước quạt thờ ở hội làng Canh Hoạch
    Canh Hoạch tên xưa là Cổ Hoạch, tên Nôm là làng Vạc hay làng Vác thuộc xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai.
  • Nghề truyền thống làm diều sáo làng Bá Dương Nội
    Thả diều là thú chơi quanh năm của người làng Bá Dương Nội từ nhiều đời. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, sự tích về hội diều vẫn tồn tại trong lòng mỗi người dân nơi đây như một dấu tích khó thể phai mờ. Ngày 21/2/2024, Hội thả diều làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà (Huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội) được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
  • Ký ức không quên mùa thu năm ấy...
    70 năm đã trôi qua nhưng những ký ức về ngày Giải phóng Thủ đô dường như chưa bao giờ phai nhạt trong tâm trí của những người từng sống trong những ngày thu lịch sử. Mỗi người đều mang trong mình những kỷ niệm riêng, mà khi gợi nhắc, những ký ức ấy lại tô điểm thêm bức tranh toàn cảnh ngày tiếp quản Thủ đô (10/10/1954).
  • Ghi chép của Lê Quý Đôn về một số di tích ở kinh thành Thăng Long - Hà Nội
    Nhà bác học Lê Quý Đôn sinh thành đến nay đã gần tròn 300 năm. Kể từ khi ông còn thơ ấu cho đến hiện tại, người đời vẫn thường dùng nhiều mỹ từ để ca tụng ông như: thần đồng đất Việt, nhà bác học kiệt xuất, “tập đại thành” lớn của dân tộc Việt Nam… Các nghiên cứu về Lê Quý Đôn cũng luôn ghi nhận công lao đóng góp của ông trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là Lê Quý Đôn đã để lại cho đời cả một lâu đài văn hóa và khoa học vô cùng quý báu.
  • Một con phố vẫn thơm mùi thuốc Bắc
    Phố nghề Lãn Ông kéo dài khoảng 180m, nằm trên khu vực từng là đất thôn Hậu Đông, tổng Hậu Túc của huyện Thọ Xương cũ, nay thuộc phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp chiếm đóng Hà Nội và đặt tên cho con phố này là “rue de Fou-Kien” (nghĩa là phố Phúc Kiến) do có nhiều người Hoa Kiều từ tỉnh Phúc Kiến di cư về đây sinh sống. Vào năm 1949, con phố này được đổi tên thành Lãn Ông - lấy theo biệt hiệu của vị danh y Việt Nam là Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Khát vọng người lính trẻ
    Tôi tìm gặp Nho bên bờ sông. Nho đang ngồi xếp bằng, cúi mặt, tay xé mấy cọng lục bình. Nho buồn rười rượi…
  • Cơm cà muối mặn, rưng rưng ngày bão
    Đã hai ngày rồi, cơn bão ghé ngang qua nhà. Mẹ ngồi buồn bã trước thềm. Mưa gió, đàn vịt, đàn gà chẳng đi kiếm ăn được. Chúng nép mình dưới bụi chuối, co ro bởi đôi cánh đã ướt rượt. Đàn gà con nối đuôi nhau, lạc giọng tìm mẹ.
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Phát triển Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” từ chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư
    Kết luận số 80-KL/TƯ gần đây, Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị đã xác định việc xây dựng và phát triển Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là nhiệm vụ trọng tâm. Để hiện thực hóa mục tiêu này, ngoài tinh thần “Hà Nội vì cả nước – Cả nước vì Hà Nội”, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua đã có các chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư, huy động nguồn lực phát triển Thủ đô.
  • Thường Tín: Tập trung thực hiện phương án chống bão YAGI
    Do ảnh hưởng của bão số 3, trong ngày 7/9 trên địa bàn huyện Thường Tín đã có mưa kèm theo gió giật mạnh. Từ chiều đến tối nay là thời điểm bão số 3 tác động mạnh nhất đến Hà Nội.
  • EVN khẳng định không cắt điện ở Hà Nội do bão số 3
    Trước tin đồn về ảnh hưởng bão số 3 đến tình hình cung cấp điện, EVN và các đơn vị thành viên khẳng định nội dung trên là tin thất thiệt. Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội) cũng cho biết, EVN Hà Nội không có lịch cắt điện để phòng chống bão số 3. Chính vì vậy, những thông tin cho rằng EVN Hà Nội cắt điện toàn TP vào tối nay là thông tin thất thiệt.
Đừng bỏ lỡ
Chùa Hòe Nhai và pho tượng độc đáo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO