Chiếc khăn hoa

Mẫu Đơn| 24/10/2019 08:50

Trên đường về, mẹ dừng lại mấy lần vì không thấy con đâu. Mắt mẹ ươn ướt, dinh dính. Trong một góc nào đó của bệnh viện mẹ ngồi buồn, mắt nhắm mở nhiều lần. Mỗi lần con nhìn vào mắt, mẹ lại xua tay, mắt mẹ là mắt bệnh mà con. Xe mẹ chạy nổ máy rất chậm, lạch cạch, rớt cả chống chân đã buộc dây vải xuống đất kêu lẹt xẹt.

Chiếc khăn hoa

Trên đường về, mẹ dừng lại mấy lần vì không thấy con đâu. Mắt mẹ ươn ướt, dinh dính. Trong một góc nào đó của bệnh viện mẹ ngồi buồn, mắt nhắm mở nhiều lần. Mỗi lần con nhìn vào mắt, mẹ lại xua tay, mắt mẹ là mắt bệnh mà con. Xe mẹ chạy nổ máy rất chậm, lạch cạch, rớt cả chống chân đã buộc dây vải xuống đất kêu lẹt xẹt.

Nhưng con chỉ đi sau mẹ một chút thôi. Bằng chiếc xe chạy tốt hơn xe mẹ. Những khoảng con chùng chình, rằng rẽ lên hay rẽ xuống, đi về hướng nào đây chỉ để thỏa lòng yêu thích khám phá của con mà thôi. Khi chán, con quay xe lên và đi sau mẹ, khá xa. Mẹ đứng đợi con, quay lại với chiếc khăn hoa mà mẹ may để làm khẩu trang, che luôn cả phần mặt và cổ. Đường khói bụi, đường mịt mù. Đi trên quê nhà thân thuộc, mẹ dừng lại nhìn con. Xe chạy lên trước và đi sau. Khi con chạy lên gần mẹ, mẹ như nói gì đó, mà con không nghe rõ. Khi mẹ chạy đằng sau con.

Tiếng xe nổ chộn rộn, thấy mẹ quay đầu lại chỉ chỉ gì đó. Không biết mẹ muốn nói gì. Lệch nhau, chạy lên chạy xuống một hồi mới nghe tiếng mẹ, con có nhớ chỗ này không. Tay mẹ chỉ về trường tiểu học, à thì ra thế. Trường học của con. Chỉ là trường học của con thôi mà, lúc nãy có thoáng qua. Nhưng ngày xưa mẹ chở con trên chiếc xe đạp và ngày ấy con còn bé, mẹ còn trẻ. Còn bây giờ. Khi con thoáng qua trường cũng chỉ là chút kỉ niệm, nhưng với mẹ đó là tuổi trẻ. Và con giờ cũng đã lớn rồi. Chiếc khăn hoa của mẹ in sâu trong lòng con. Đi xe mà chập chùng trong lòng, nghĩ, làm sao mẹ phải đợi con như vậy, mẹ cứ nhìn hoài chi đứa con đã lớn.

Tự nhiên nhớ bài hát rất cũ, chiếc khăn tay mẹ may cho em, trên cành hoa có thêu con chim, em sướng vui có chiếc khăn xinh đẹp. Con ngồi như bay trên chiếc võng. Tuổi nhỏ thích chơi đùa. Thích bay nhảy. Mẹ ở đâu trong những giờ phút ấy. Chắc đâu đó trong một bài hát khác Cơm con ăn là tay mẹ nấu, nước con uống là tay mẹ đun… 

Đường xá chùng chình gì đây. Chút mủi lòng vì nghĩ ta vẫn chưa qua được chữ lớn. Chiếc khăn hoa bay dọc theo chiều lúa, đường xá xa lạ và gần gũi. Mẹ nói với từ sau, chỉ tay, đi đường này nè con. Đường nào hả mẹ ơi, con đã biết con đường chính, con đường tắt, con đi nhanh nhưng sợ mẹ đi một mình buồn nên đi chậm lại mà thôi. Nắng chiều gắt sau lưng, nổi lên chiếc khăn hoa mẹ mới lấy ra dùng ngày Tết. Con đường đó dù mẹ đi trước, đã đến trước, con đi sau, đến sau, nhưng khi cùng về chung một đường, mẹ vẫn gọi mà chỉ đường. Chẳng biết phải làm sao. Vì đó là mẹ của con, mà thôi.

Sau vài tháng, mẹ nhắn đang xây nhà. Lấy ra mấy chiếc khăn hoa. Để dành con về, mẹ bảo giặt lại mà mang, vải tốt. Con về, thấy mẹ đang cắt vải trong một căn nhà khuyết, vì chẳng còn ba, chẳng có con. Trong đêm nằm bên mẹ, bên căn nhà đang xây còn chưa kịp lắp cổng, chưa sơn, chưa lát gạch, lòng thầm nghĩ, một mình mẹ mà thêm nhà thêm cửa làm chi mẹ ơi. Chiều ấy mẹ dẫn con đi lòng vòng quanh nhà, chỗ này để dành cho thằng bé lấy vợ, chỗ này để mấy đứa cháu Tết năm sau về chơi, có chỗ chạy nhảy; chỗ này để cúng ba, cúng ông, không phải ra ngoài gốc xoài ngồi chi cho nắng.

Đêm trập trùng, mẹ con nằm cùng nhau trong một phòng thôi, nghe tiếng thở của mẹ, nhìn lên bàn thờ ba. Nhiều năm đã trôi qua như vậy rồi sao. Chị hai Tết ra mộ đã nói, con đi nghe ba. Con về kể mẹ nghe. Mẹ mới bảo ừ chứ sao, ngày ba mất các con còn chút chút, đứng kề nhau, giờ đã lập gia đình. Trưởng thành hết rồi chứ sao nữa con. Những tháng ngày hạnh phúc của con vì có mẹ, những tháng ngày gian khó của mẹ không có chúng con. Tuổi còn thơ ngây chưa biết được gì nhiều. Kí ức ấy, như một câu chuyện kể, hồi đấy mẹ đi làm về, thấy đứa thì khóc, đứa thì rượt đuổi, lấm lem lấm luốc… Chuyện sao mà dài mà gập ghềnh như đường đi, nhưng với mẹ, đi là sẽ đến, mà không chỉ vậy, mẹ  sẽ luôn dừng lại để chờ con, nếu con có đi nhầm đường, phải không, con trai yêu dấu của mẹ.
(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Chiếc khăn hoa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO