Chè sen hồ Tây, món quà từ trăm năm

Văn Ngọc Thủy/hanoimoi| 08/07/2017 21:38

Mùa sen hồ Tây bắt đầu từ tháng 6 kéo dài đến cuối tháng 8 hằng năm. Đây cũng là mùa duy nhất để các nghệ nhân hai phường Quảng An, Nhật Tân quận Tây Hồ thực hiện ướp chè sen. Thương hiệu Chè sen Quảng An đã được du khách trong và ngoài nước biết đến, nhưng để quảng bá hơn nữa đặc sản ẩm thực cũng là thú chơi tao nhã của đất và người Hà thành từ trăm năm qua thì còn không ít việc phải làm. Nhất là từ năm 2016, nguồn nguyên liệu sụt giảm trầm trọng do dịch bệnh và nguồn nước ô nhiễm, sen đang héo mòn dần trê

Tinh hoa đất trời trong chén trà

Từ tờ mờ sáng, khi trời đất còn nồng vị sương, người làm chè sen đã chèo con thuyền nhỏ ra giữa hồ thu lượm những đóa sen hàm tiếu chúm chím ủ hương suốt đêm. Nắng lên, con thuyền đầy ắp hương thơm và sắc hồng rực rỡ trở về, hứa hẹn một mẻ chè ngậm hương sen nồng đượm. 
Chè sen hồ Tây, món quà từ trăm năm
Sen đầm Trị xanh tốt vì được “cách ly” với nguồn nước hồ Tây.

Sen hồ Tây còn được gọi là sen Bách Diệp hay Bách Cánh vì mỗi bông có đến cả trăm cánh. Hoa sen ở các vùng khác chỉ có một lớp cánh mỏng bên ngoài, hương không thơm, màu không tươi và chỉ để lấy hạt trong khi sen Tây Hồ có đến hai lớp cánh ken vào nhau. Theo những người làm chè lâu năm thì sen hồ Tây hiện nay vốn là loại sen ở đầm Trị. Đó là giống hoa bông nhẹ, to, thơm ngát, gạo mẩy, tròn. 

“Trong một bông sen thì tinh hoa của đất trời đều hội tụ vào nhị, cho nên nhị hoa quý nhất. Lúc hoa vừa chúm chím nở cũng là khi mùi hương đượm nhất và sáng sớm khi mặt trời chưa lên, hoa còn ngậm sương là thời điểm đẹp nhất để hái làm trà” - ông Vũ Hoa Thảo, Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp kinh doanh dịch vụ tổng hợp Quảng An, người sống trong gia đình có ông bà, bố mẹ và đến giờ bản thân vẫn đeo đuổi nghề hái sen làm trà chia sẻ với chúng tôi.

Ông Thảo cũng không nhớ rõ nghề hái sen ướp chè của làng mình có từ khi nào. Chỉ biết rằng, ban đầu, người dân trong làng làm với số lượng ít, chủ yếu là biếu tặng những dịp đặc biệt, số ít bán cho những người giàu có. Về sau lượng tăng dần, nhưng vẫn là hàng quý hiếm. Từ khi Tây Hồ lên quận, trên địa bàn phường Quảng An, nơi tập trung nhiều hộ ướp chè, nhất là khu vực làng Quảng Bá. Nghệ thuật ướp trà sen là niềm tự hào của người dân Quảng An. Tháng 7-2012, trà ướp sen hồ Tây bằng phương pháp thủ công từ hàng trăm năm mang thương hiệu Chè sen Quảng An đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho Hợp tác xã Nông nghiệp - Dịch vụ tổng hợp Quảng An.

Ướp chè sen đúng chuẩn người Hà Nội vô cùng công phu. Quan trọng là phải chọn được nguyên liệu là chè ngon Tân Cương, Thái Nguyên. Đầu tiên, người thợ ướp trà với những cánh hoa sen nhỏ trong 2 ngày. Sau đó tách trà khỏi cánh sen, đem sấy các công đoạn lặp đi lặp lại đến bảy lần mới xong. Ướp được 1kg chè thành phẩm cần đến 1.000 bông hoa. Bởi thế không có gì đáng ngạc nhiên khi cân chè sen Quảng An có giá chục triệu đồng.

Dẫu vậy, người Quảng An làm ra bao nhiêu cũng không đủ bán. Những người có điều kiện kinh tế và yêu Hà Nội thường mua chè sen tiếp khách quý, làm quà phương xa. Chè sen Quảng An vì vậy luôn có một góc xứng đáng trong hành lý của những người Việt xa quê...

Nguy cơ mai một...

Trước kia, hồ Tây mênh mông với diện tích trồng sen rất lớn, thì nay các đầm sen đã bị thu hẹp đáng kể. Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Đình Khuyến - Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho biết, Đề án Phát triển trồng sen quận Tây Hồ năm 2013 đã xác định hai khu vực chính trồng sen là phường Quảng An 16ha; phường Nhật Tân 10ha. Hiện diện tích trồng sen vẫn duy trì đủ theo quy hoạch, trong đó Quảng An có 4 đầm gồm: Đầm Trị, hồ Thủy Sứ, hồ Đầu Đồng và Ao Chùa do Hợp tác xã Nông nghiệp kinh doanh dịch vụ tổng hợp Quảng An quản lý, khai thác. 

Để gắn kết du lịch cảnh quan hồ Tây, tạo một không gian văn hóa cho những người yêu chè sen cũng như quảng bá văn hóa uống chè sen hồ Tây, năm 2017 quận Tây Hồ đã xây dựng Đề án trồng sen, giới thiệu sản phẩm sen Tây Hồ tại hồ Thủy Sứ, phường Quảng An. Hồ sen Thủy Sứ có diện tích 4ha mặt nước trồng sen Bách Cánh, loại sen có giá trị rất lớn về kinh tế và chất lượng trong việc ướp chè, là điểm nhấn cảnh quan hồ Tây nhưng chưa được khai thác đúng hướng...

Nhưng điều đáng buồn là hồ sen Thủy Sứ hôm nay không còn rực sắc hồng như nhiều năm trước dù đang chính vụ. Nấm và nguồn nước ô nhiễm đã khiến sen chết quá nửa, nửa còn lại thì gãy ngang thân, búp hay lá non vừa lên đã cháy đen. Dẫn chúng tôi ra hồ Thủy Sứ, ông Vũ Hoa Thảo thẫn thờ: “Năm ngoái, cũng vì dịch bệnh, nguồn nguyên liệu từ sen để ướp chè chỉ còn một nửa, năm nay chắc chỉ còn 30%. Hằng năm vào chính vụ, mỗi buổi sáng hồ Thủy Sứ thường xuyên có 8 đến 10 người chèo thuyền hái sen, mỗi ngày thu đến 3.000 bông, nay thì cây cũng chẳng còn. Hồ Đầu Đồng cũng cảnh tương tự. 

Nguyên nhân là hai hồ này chỉ cách hồ Tây một con đập mỏng, nước hồ chưa qua xử lý thường xuyên rò rỉ vào, không cách nào ngăn được. Trong khi đó đầm Trị cách hồ Tây con đường lớn, ống cống duy nhất thông với hồ đã lấp kín, chủ yếu dùng nước mưa, nước giếng khoan nên vụ sen năm nay vẫn cho thu hoạch tốt. Những hồ, đầm khác ở địa bàn phường Nhật Tân cũng phải dùng cách này sen mới sống được”. Ông Thảo cũng cho biết, ông đang trồng thêm 7ha sen tại Đỗ Xá, Phú Xuyên để “cứu” nguyên liệu cho vụ chè sen năm nay. 

Lo lắng của ông Thảo không phải không có căn cứ khi hằng ngày chứng kiến sen trong hồ Thủy Sứ, Đầu Đồng dần tàn. Ông Nguyễn Đình Khuyến cho biết, quận đã mời các chuyên gia Trung tâm Công nghệ tài nguyên nước - Bộ Tài nguyên Môi trường về lấy mẫu nước kiểm định, nhận thấy nồng độ pH tại các hồ này vượt ngưỡng an toàn để sen có thể sinh trưởng. Hiện quận đang phối hợp với Trung tâm lên phương án xử lý nước để tìm mọi cách cứu giống sen quý lâu đời... 

Hiện nay, diện tích trồng sen Tây Hồ khó có thể mở rộng, cây sen sinh trưởng trong điều kiện khó khăn nên nguy cơ mai một hình ảnh đẹp của sen hồ Tây là khó tránh khỏi. Mặt khác, mới chỉ có thương hiệu “Chè sen Quảng An” được đăng ký, trong khi Nhật Tân cũng có cả chục héc ta nằm trong quy hoạch trồng sen, ướp chè khiến nhiều người không khỏi băn khoăn. Để có những thương hiệu xứng tầm cho chè sen hồ Tây, cũng như có biện pháp hiệu quả để lưu giữ giống sen Bách Cánh, đòi hỏi chính quyền địa phương cần xây dựng phương án bảo vệ nét văn hóa ẩm thực vô cùng đặc sắc này của Thủ đô.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • Thông báo Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
    Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc sáng 18/5.
  • Người phục vụ già nhớ mãi những lời dạy của Bác Hồ
    Ông Lê Bá Cải (sinh năm 1933, quê tại Đông Sơn, Thanh Hóa) từng là một trong những thanh niên trẻ tuổi được tuyển chọn điều lên chiến khu Việt Bắc, bổ sung vào Đội Xây dựng thuộc Ban kiểm tra 12 – Bí danh của Chủ tịch Phủ - Thủ tướng Phủ tại An toàn khu (ATK) Sơn Dương, Tuyên Quang. Sau quá trình dài được phục vụ Bác Hồ, cho đến nay, mặc dù đã ngoài 90 tuổi, người phục vụ già vẫn nhớ rất rõ những tháng ngày khó khăn bên Bác và những bài học mà Người đã dạy.
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • Lấp khoảng trống phát sinh, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam
    Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật được các chuyên gia đánh giá rất cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội. Quá trình xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ VH-TT&DL cũng đã chỉ ra một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung mới trong Luật, nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.
  • Trưng bày, giới thiệu hơn 300 ảnh du lịch “Bình Định – Thừa Thiên Huế - Nghệ An”
    Để tăng cường hoạt động hợp tác và liên kết phát triển du lịch, Sở Du lịch tỉnh Bình Định, Thừa Thiên Huế và Nghệ An tổ chức trưng bày, giới thiệu hơn 300 hình ảnh về các giá trị văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh…
  • “Tình sen” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Bích Vân
    Gần 70 tác phẩm với chủ đề “Tình sen” vừa được NSNA Hoàng Bích Vân giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm Giám định và triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh (29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm cá nhân đầu tiên này là một dấu ấn quan trọng và cũng là một minh chứng cho tình yêu với sen, với nghệ thuật (mỹ thuật và nhiếp ảnh) của nữ nghệ sĩ.
  • Vở xiếc "Giấc mơ tuổi thần tiên" ra mắt phục vụ khán giả nhí dịp 1/6
    Vở diễn “Giấc mơ tuổi thần tiên” do Nghệ sỹ Nhân dân Tống Toàn Thắng chỉ đạo nghệ thuật, Nghệ sỹ Ưu tú Trương Thị Mai đạo diễn, cùng sự tham gia của các diễn viên, nghệ sỹ xiếc của Liên đoàn Xiếc Việt Nam.
  • Thừa Thiên Huế vinh dự, tự hào có hệ thống di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), tỉnh Thừa Thiên Huế dâng hoa và triển lãm “Điện Biên Phủ - Quyết chiến, Quyết thắng” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.
  • "Bảy chuyện kể Gothic" mang đến cho độc giả Việt Nam thể loại văn chương hết sức mới lạ
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa trình làng cuốn sách “Bảy chuyện kể Gothic” của tác giả Isal Dinesen. Với thể loại văn chương hết sức mới lạ, tác phẩm mang đến cho độc giả Việt Nam những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn.
  • Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam
    Ngày 17/5, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam” với sự tham gia của đông đảo các hội viên trong hội.
  • Tọa đàm “Hoạt động giáo dục bảo tàng - kết nối cộng đồng”
    Sáng 17/5, Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức tọa đàm với chủ đề “Hoạt động giáo dục bảo tàng - kết nối cộng đồng” nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế bảo tàng 18/5/2024.
  • Liên hoan Tiếng hát làng Sen năm 2024
    Liên hoan tiếng hát Làng Sen 2024 là bản hòa tấu ngân vang được cất lên bằng những lời ca, điệu múa ca ngợi công ơn trời biển của Bác Hồ, những thành tựu đổi mới của quê hương, đất nước. Lễ trao giải sẽ diễn ra vào tối nay 17/5 tại Quảng trường Hồ Chí Minh.
Chè sen hồ Tây, món quà từ trăm năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO