Chàng trai trẻ “phải lòng" nghề đóng sách

Hanoimoi| 07/09/2022 07:48

Tự mày mò học nghề đóng sách thủ công truyền thống, chàng trai trẻ Trần Trung Hiếu, 24 tuổi (quận Cầu Giấy), ngày càng say mê và "phải lòng" với nghề này. 5 năm qua, Hiếu đã cho ra đời hơn 200 tác phẩm sách đóng thủ công bằng tay và cộng tác với một số nhà xuất bản lớn ở Hà Nội trong nhiều dự án đặc biệt. Không kể, công việc đóng sách của Hiếu đã lan tỏa khi tìm thêm được những người đồng hành để truyền kinh nghiệm và chia sẻ công việc...

Chàng trai trẻ “phải lòng
Trần Trung Hiếu say mê với nghề đóng sách thủ công truyền thống.

Đem lại sức sống lâu bền cho sách

Tháng 4-2021, Hiếu hoàn thiện việc khâu và bọc lại bìa cho một tập thơ chép tay đã khá cũ kỹ, có từ năm 1980 của một cựu chiến binh lớn tuổi ở Hà Nội. Khi thấy cha mình, chủ nhân của cuốn sổ, giữ gìn trong tiếc nuối những trang sách đang dần bị thời gian tàn phá, con trai ông đã mang chúng đến giao cho người thợ trẻ Trần Trung Hiếu.

Tập thơ lưu giữ những kỷ niệm hào hoa, sôi nổi một thời đã khiến Hiếu thực sự xúc động. Anh chọn cách bọc giản dị mà trang trọng với một nửa là da dê màu đen, một nửa là vải buckram màu xám tro. Tiêu đề sách được mạ bạc ở sau gáy và các đường viền được mạ với nét cong nhỏ. Một số chi tiết bị hư hại cũng đã được dỡ ra và vá lại trước khi khâu toàn bộ các tay sách với 2 đai ruy băng hỗ trợ và được xỏ vào với bìa để có liên kết chắc chắn. “Tôi đã trực tiếp mang tập thơ hoàn thiện trao cho chủ nhân. Ông vui mừng khi gặp lại người bạn quý nay được “sống lại” chắc chắn hơn nên giữ tôi lại trò chuyện. Tôi được ông kể cho nghe nhiều câu chuyện thú vị về Hà Nội xưa, trong đó có nghề in sách”, Hiếu nhớ lại.

Trước đó, tháng 3-2021, anh vinh dự tham gia một dự án đặc biệt của Nhà Xuất bản Nhã Nam khi lần đầu tiên cho ra mắt công chúng ấn bản sử dụng chất liệu da thật, cuốn “Việt Nam sử lược’ của tác giả Trần Trọng Kim. Ấn bản quý đã hơn 100 tuổi này được Hiếu và các cộng sự lựa chọn làm bìa bằng da bò được thuộc thủ công bằng thảo mộc. Điểm độc đáo và thú vị nhất ở ấn bản "Việt Nam sử lược" bìa da thật là cấu trúc bề mặt, các vân da trên bìa mỗi cuốn hoàn toàn khác nhau. Nhờ sự gia công tỉ mỉ và những sáng tạo không giới hạn của những người thợ trẻ như Hiếu, mỗi cuốn sẽ là dấu ấn riêng, mang lại giá trị với người sưu tầm. 5 năm theo nghề, Hiếu đã cho ra đời hơn 200 tác phẩm sách đóng thủ công bằng tay và cộng tác với một số nhà xuất bản lớn ở Hà Nội trong nhiều dự án đặc biệt.

Đam mê học hỏi

Cùng số phận như nhiều nghề truyền thống khác, nghề đóng sách thủ công được du nhập vào nước ta từ châu Âu, nhưng đã dần mai một và biến mất trước những bước tiến của công nghệ. Đóng sách công nghiệp cho năng suất lớn và giá thành rẻ; tuy nhiên, sức sáng tạo, dấu ấn riêng, đặc biệt là độ bền bỉ của cuốn sách vẫn là thách thức mà các sản phẩm làm bằng máy chưa thể tạo ra được. Đó cũng chính là lý do mà ngay từ khi còn là sinh viên năm thứ hai chuyên ngành mỹ thuật tại Hà Nội, Trần Trung Hiếu đã “phải lòng” nghề đóng sách thủ công truyền thống.

Mỗi cuốn sách đóng hoàn chỉnh cần qua 5 công đoạn chính, gồm đánh giá sách, dỡ sách, tạo dựng cấu trúc sách, bọc bìa và trang trí, đòi hỏi thời gian hoàn thiện từ 3 đến 5 ngày, thậm chí kéo dài 1-2 tháng. Tự mày mò học hỏi từ những nghệ nhân đi trước, anh say mê tìm tòi, nghiên cứu và dần hoàn thiện các kỹ thuật đóng sách, trang trí cổ điển, trong đó chú trọng bọc bìa da và mạ vàng các hoạt tiết trên gáy hoặc bìa sách. Khi có nhiều kinh nghiệm hơn, Hiếu cũng thử nghiệm thêm kỹ thuật hiện đại trên chất liệu truyền thống.

“Tôi đã mất khoảng 2-3 năm tìm hiểu những kiến thức cơ bản của nghề đóng sách. Còn kỹ thuật nâng cao thì phải học rất lâu, thậm chí học cả đời. Một trong những động lực khiến tôi luôn muốn cải thiện kỹ năng, đó là được ngắm nhìn những tác phẩm của nghệ nhân thời xưa… Theo nghề mình được sáng tạo, được học hỏi và lao động với nhiều công đoạn đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn và tĩnh lặng tuyệt đối, đó cũng là lựa chọn của riêng tôi”, Trần Trung Hiếu tâm sự.

Nhiều tín hiệu vui đã đến khi trong hành trình theo đuổi đam mê, anh thợ trẻ đã không còn đơn độc. Từ xưởng tại gia đình, nay đã chuyển tới địa điểm rộng hơn, xưởng đóng sách của Hiếu luôn sáng đèn. Sách vẫn được gửi tới từ những người yêu sách trong cả nước, từ các nhà xuất bản với mong muốn duy trì sự sống vĩnh cửu cho báu vật của mình.

Do khối lượng công việc ngày một nhiều, Hiếu đã tìm thêm những người đồng hành để truyền kinh nghiệm và chia sẻ công việc. Xưởng đóng sách thủ công có tên gọi Sao Bắc nằm trong ngõ 300 Nguyễn Xiển giờ là nơi anh được sống, làm nghề và chia sẻ đam mê của mình với khách hàng và những người thợ trẻ học việc. “Mục tiêu của tôi là tạo ra những cuốn sách có chất lượng và giá trị thẩm mỹ cao nhất, đưa nghề đóng sách vốn từ châu Âu về với Việt Nam, nay đưa tên đất nước Việt Nam ra thị trường nước ngoài. Điều này cần rất nhiều thời gian, sự tâm huyết và tiếp thu học hỏi không ngừng”, anh Trần Trung Hiếu tâm niệm.

(0) Bình luận
  • Góp phần xây dựng thành công chuẩn mực con người Thủ đô trong kỷ nguyên mới
    Sáng 13/12, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Cục Văn hoá cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp tổ chức Hội nghị tọa đàm về triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
  • Xây dựng chuẩn mực văn hoá, con người Hà Nội mang tính đại diện vị thế Thủ đô trong thời kỷ nguyên mới
    “Với vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội không chỉ là nơi hội tụ tinh hoa dân tộc mà còn là biểu tượng đại diện cho bản sắc, hình ảnh và sức mạnh mềm của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, xây dựng và phát huy hình ảnh con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, thân thiện, văn minh, hòa bình và sáng tạo đã luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và toàn bộ hệ thống chính trị Thành phố”, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết.
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • [Video] Làng nghề Sơn Đồng: Trung tâm đồ thờ gỗ của Thủ đô và cả nước
    Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đã tạo nên những sản phẩm vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Hà Nội của Việt Nam với những nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử nghìn năm văn hiến.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
Chàng trai trẻ “phải lòng" nghề đóng sách
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO