Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Góp phần xây dựng thành công chuẩn mực con người Thủ đô trong kỷ nguyên mới

Anh Anh 13/12/2024 15:53

Sáng 13/12, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Cục Văn hoá cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp tổ chức Hội nghị tọa đàm về triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Hội nghị nhằm thúc đẩy triển khai đồng bộ, đề xuất cơ chế và giải pháp để xây dựng và triển khai các chuẩn mực, tiêu chí về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới thực sự phù hợp, hiệu quả từ cấp Thành phố đến cơ sở; đảm bảo tính thống nhất và lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư Thủ đô.

Tham dự Hội nghị có các đồng chí: Lương Đức Thắng, Phó Cục trưởng Cục Văn hoá cơ sở (Bộ VHTT&DL); Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội; Trần Thị Vân Anh, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội.

z6125384987742_a602f4c3a0ade3ad547a63352c99a1e8.jpg
Quang cảnh Hội nghị.

Cùng tham dự có đại biểu vùng Đồng bằng Sông Hồng, vùng Thủ đô và vùng Đồng bằng Bắc bộ (Đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Dương, Nam Định, Hoà Bình, Hưng Yên, Phú Thọ, Thái Bình, Hà Nam; Đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, Thành phố: Ninh Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng. Các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa, Hà Nội học...

Chú trọng xây dựng con người Hà Nội "Hào hoa, thanh lịch, văn minh và nghĩa tình"

Hội nghị toạ đàm nhằm cụ thể hoá việc thực hiện Kế hoạch số 2074/KH-BVHTTDL ngày 17/5/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; Văn bản số 11313/VP-KGVX ngày 17/9/2024 của UBND Thành phố về việc tổ chức các Hội nghị triển khai hệ giá trị Việt Nam, xây dựng môi trường văn hóa; Kế hoạch số 820/KH-SVHTT ngày 21/11/2024 của Sở Văn hóa và Thể thao về triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới.

z6125384968636_d83fb066c8b9d3ddcb3305dd7d8a507a.jpg
Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng phát biểu khai mạc.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng khẳng định, bám sát chỉ đạo của Trung ương và Thành phố trong lĩnh vực phát triển văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã tham mưu, đồng thời triển khai nghiêm túc, tích cực và hiệu quả các Chương trình, kế hoạch, nghị quyết, chỉ thị... của Trung ương nói chung và Thành phố nói riêng về các nội dung liên quan; từ đó góp phần quan trọng vào việc phát triển văn hoá; chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh của Thủ đô hiện nay.

Cụ thể, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã tham mưu Thành phố triển khai Chương trình số 06 -CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”; Nghị quyết số 09-NQ/TU về "Phát triển công nghiệp văn hoá trên địa bàn Thủ đô
giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045"
. Đặc biệt, mới đây, Sở đã tham mưu Thành uỷ ban hành Chỉ thị 30-CT/TU của Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.

Xây dựng hệ giá trị, chuẩn mực con người Thủ đô trước hết phải mang tính đại diện tiêu biểu cho con người Việt Nam; hướng tới phát triển toàn diện, vừa kế thừa truyền thống thanh lịch và vừa mang nét văn minh, hiện đại, thể hiện được cốt cách "Hào hoa, thanh lịch, văn minh và nghĩa tình" của người Hà Nội trong thời kỳ mới là nhiệm vụ quan trọng để góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của Thủ đô.

Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng nhấn mạnh

z6125384889287_2032f36e54b40ce04e149e1790ca8c69.jpg
Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh phát biểu đề dẫn.

Phát biểu đề dẫn Hội nghị, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết, các mục tiêu chính tại Hội nghị hướng tới nhằm: Đánh giá thực trạng, nhận diện rõ những ưu điểm và hạn chế trong việc xây dựng hình ảnh người Hà Nội hiện nay. Đề xuất tiêu chí cụ thể, thảo luận và thống nhất các chuẩn mực và tiêu chí mang tính thực tiễn cao, có thể đo lường, đánh giá được, và phù hợp với vị thế của Thủ đô. Tạo nền tảng cho các quyết sách xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn để giúp Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu cho Thành phố tiếp tục ban hành các cơ chế chính sách phù hợp, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đề ra…

Quán triệt sâu sắc, toàn diện nội dung hệ giá trị Việt Nam được đúc kết theo các văn kiện của Đảng, Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 và kết quả Hội thảo quốc gia “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới” năm 2022, gồm: Hệ giá trị văn hóa (Dân tộc, dân chủ, nhân văn, khoa học); Hệ giá trị gia đình (Ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh); Hệ giá trị con người Việt Nam (Yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo).

z6125290792823_94b8c0f68c0819de913a5b2a3a5bc1c3.jpg
PGS.TS Lương Đình Hải phát biểu tại Hội nghị.

Theo PGS.TS Lương Đình Hải, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu con người, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, các giá trị và hệ giá trị Việt vừa mang trong mình các đặc điểm kế thừa – kết tụ, vừa có tính chất “chế định”, và cả tính vượt trước. Kế thừa – kết tụ bởi chúng là sự chắt lọc truyền thống, kết tinh các phẩm chất, tinh hoa, là kết quả của sự phát triển quốc gia, văn hóa, các cộng đồng, gia đình, con người Việt từ ngàn xưa tới nay. Chế định bởi chúng luôn là “khuôn mẫu”, “hành lang”, “thể chế” tích cực và tiến bộ cho hoạt động nhận thức và thực tiễn của các chủ thể.

02 phương án xây dựng người Hà Nội trong thời kỳ mới

Để hướng tới ban hành bộ tiêu chí xây dựng người Hà Nội phù hợp với bối cảnh mới với phương châm cụ thể, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện. Tại Hội nghị, Ban Tổ chức đã dự thảo các phương án, lượng hóa chuẩn mực đề xuất để xây dựng Người Hà Nội “hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh” thành các tiêu chí cụ thể.

Các tiêu chí cụ thể ở phương án 1 phản ánh 10 chuẩn mực của con người Hà Nội. Đó là: Thanh lịch trong phong thái, Văn minh trong hành xử công cộng, Sáng tạo trong tư duy và hành động, Hiện đại trong lối sống, Hội nhập quốc tế trong giao tiếp và nhận thức, Truyền thống trong tinh thần và cốt cách, Dân tộc trong bản sắc và lòng tự hào, Trách nhiệm trong cộng đồng, Tinh thần học hỏi và cầu tiến, Sâu sắc trong tình người và tình quê hương.

Các tiêu chí này giúp chuyển hóa các chuẩn mực thành những chỉ số đo lường cụ thể, hỗ trợ công tác giám sát, đánh giá và triển khai các giá trị văn hóa của người Hà Nội trong bối cảnh mới. Chúng cũng khẳng định vị thế đặc biệt của Thủ đô trong việc vừa giữ gìn truyền thống, vừa tiên phong trong hội nhập và phát triển. Các chuẩn mực trên không chỉ thể hiện sự kết nối nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và quốc tế mà còn khẳng định vị thế Thủ đô là trung tâm văn hóa, chính trị và hội nhập quốc tế của cả nước. Chúng tạo nên hình ảnh con người Hà Nội: thanh lịch, văn minh nhưng luôn sáng tạo và hiện đại, góp phần định hình "sức mạnh mềm" của Thủ đô Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

Trong khi ở phương án 2 nhấn mạnh vai trò đại diện của Thủ đô qua các hành động, giá trị và tinh thần của con người Hà Nội, đồng thời đặt họ vào vị trí dẫn dắt trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Chuẩn mực Người Hà Nội “Hào hoa - Thanh lịch - Nghĩa tình - Văn minh” bao gồm: Ý thức tự hào và đại diện của Thủ đô, Tinh thần trách nhiệm với vai trò trung tâm chính trị - văn hóa, Văn hóa giao tiếp chuẩn mực, Tinh thần hội nhập quốc tế sâu rộng, Phát huy giá trị di sản Thăng Long, Ý thức xây dựng đô thị hiện đại - thông minh, Tinh thần sáng tạo dẫn đầu, Ý thức đoàn kết và hợp tác, Tư duy lãnh đạo và dẫn dắt, Tinh thần văn hóa hiếu khách.

Các giải pháp, nhiệm vụ

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, Hà Nội đứng trước nhiều thời cơ nhưng cũng đối diện với không ít thách thức. Sự giao thoa giữa các giá trị truyền thống và hiện đại, giữa bản sắc dân tộc và ảnh hưởng quốc tế đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc xây dựng một hệ giá trị con người phù hợp với thời đại, đồng thời khẳng định tính đại diện của Thủ đô đối với cả nước. Trong đó, Hà Nội xác định xây dựng Người Hà Nội thanh lịch, văn minh là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ, tiến hành thường xuyên.

z6125603188363_d0b2ed43ff9c1014b207315683b7b2e4.jpg
PGS.TS Bùi Xuân Đính chia sẻ ý kiến tại Hội nghị.

Tham luận tại Hội nghị, PGS.TS Bùi Xuân Đính nhận xét rằng, việc xây dựng “Người Hà Nội thanh lịch, văn minh” được đặt ra từ lâu và Hà Nội chúng ta đã, đang nỗ lực phấn đấu cho mục tiêu đó. Tuy nhiên, theo PGS.TS Bùi Xuân Đính, kết quả vẫn không được như mong muốn.

PGS.TS Bùi Xuân Đính cho rằng, để xây dựng “Người Hà Nội thanh lịch, văn minh” cần có giải pháp tổng thể, đồng bộ về các mặt, song các giải pháp cần ưu tiên, cần coi trọng trước hết là xây dựng được ý thức, tác phong sống và làm việc theo pháp luật cho mọi công dân. Vì đây là tiêu chí đầu tiên, cốt yếu của con người trong một xã hội văn minh, vì pháp luật là tiêu chí chung nhất để đánh giá các hành vi của mỗi người. Coi trọng giáo dục gia đình và đề cao trách nhiệm của gia đình trong giáo dục con cái theo các khuôn mẫu. Coi trọng công tác tuyên truyền về những biểu hiện cụ thể của “Người Hà Nội thanh lịch, văn minh” bằng nhiều hình thức, ở nhiều môi trường khác nhau, để mỗi công dân Thủ đô biết được, hiểu được và tự hào với những giá trị đó, để noi gương, rèn luyện và nhắc nhở mọi người trong cộng đồng giữ gìn các giá trị bản sắc đó.

z6125384967475_cba7e344880816e82116973eda59bd4b.jpg
Phó Cục trưởng Cục Văn hoá cơ sở (Bộ VHTT&DL) Lương Đức Thắng phát biểu tại Hội nghị

Phó Cục trưởng Cục Văn hoá cơ sở (Bộ VHTT&DL) Lương Đức Thắng cho rằng, để xây dựng thành công hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá con người Việt Nam nói chung và hệ giá trị văn hoá, con người Thủ đô nói riêng cần tăng cường phối hợp đồng bộ, chặt chẽ; sự vào cuộc tích cực, mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến các địa phương; các cấp, các sở, ban ngành; các tổ chức chính trị, đoàn thể - xã hội và mọi tầng lớp nhân dân.

"Thủ đô ngàn năm văn hiến, anh hùng, hoà bình, sáng tạo, Hà Nội càng phải phát huy vai trò gương mẫu, đi đầu các địa phương ở nhiều lĩnh vực, trong đó có nhiệm vụ xây dựng hệ giá trị văn hoá, chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Phấn đấu xây dựng thành công hệ giá trị văn hoá, con người Hà Nội xứng tầm với vị thế là Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người".

Cũng theo đồng chí Lương Đức Thắng, để bộ tiêu chí sau khi hoàn thiện và ban hành được lan toả sâu rộng, đi sâu vào trong đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, các địa phương và Hà Nội cần tăng cường công tác tuyên truyền các tiêu chí trên hệ thống báo chí của Trung ương và địa phương.

z6125650640021_0410324a5f198e74480ef24c10de7e97.jpg
Tổng Biên tập tạp chí Người Hà Nội Vương Minh Huệ chia sẻ ý kiến tại Hội nghị.

Chia sẻ về vai trò của báo chí trong triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh, Tổng Biên tập tạp chí Người Hà Nội Vương Minh Huệ cho rằng, báo chí đã và đang góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền phát triển văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh trên địa bàn Thủ đô.

Với vai trò tờ tạp chí chuyên ngành văn hoá, văn học nghệ thuật của Thủ đô, tạp chí Người Hà Nội đã góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch văn hoá bằng những hành động rất cụ thể, thiết thực như: Nhiều năm liền tổ chức các chuyên trang, chuyên mục: "Thăng Long - Hà Nội", "Người Hà Nội thanh lịch, văn minh"... trên cả tạp chí in và tạp chí điện tử; Tích cực xây dựng các tuyến tin bài, nhằm đề cao giá trị cốt cách của người Hà Nội thanh lịch, văn minh thể hiện trong lối sống, sinh hoạt gia đình và cộng đồng, trong giao tiếp ứng xử, trong văn hóa ẩm thực của người Hà Nội...

Đặc biệt, thời gian qua, Tạp chí đã số hoá toàn bộ các di tích danh thắng trên địa bàn Thủ đô trên tạp chí điện tử. Ban Biên tập Tạp chí Người Hà Nội đã chủ động đa dạng hóa phương thức tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh thông qua nhiều sản phẩm truyền thông đa phương tiện như: Podcast, Video, Inforaphic, Longform... hướng đến tuyên truyền định hướng phát triển văn hóa, giáo dục trên địa bàn Thủ đô; góp phần tiếp tục xây dựng con người mới, người Hà Nội thanh lịch, văn minh theo Nghị quyết của Đảng bộ thành phố Hà Nội.

Tổng Biên tập tạp chí Người Hà Nội Vương Minh Huệ

Tại Hội nghị tọa đàm lần này, các đại biểu đã tham góp nhiều ý kiến, kinh nghiệm, giải pháp hay, thiết thực, từ đó giúp cơ quan tham mưu tổng hợp, báo cáo, trình Thành phố xây dựng bộ tiêu chí, chuẩn mực con người Thủ đô phù hợp với hệ giá trị văn hóa con người Việt Nam thời kỳ mới, vừa đảm bảo phát huy giá trị hồn cốt của kinh đô ngàn năm văn hiến./.

Bài liên quan
  • Góp phần xây dựng TP Hà Nội tiêu biểu về lối sống và phong cách ứng xử.
    Sáng ngày 26/11, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) tổ chức chương trình khảo sát, trao đổi kinh nghiệm tại thành phố Hải Phòng. Đây là hoạt động nhằm triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; Tăng cường thực hiện nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
(0) Bình luận
  • Xây dựng chuẩn mực văn hoá, con người Hà Nội mang tính đại diện vị thế Thủ đô trong thời kỷ nguyên mới
    “Với vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội không chỉ là nơi hội tụ tinh hoa dân tộc mà còn là biểu tượng đại diện cho bản sắc, hình ảnh và sức mạnh mềm của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, xây dựng và phát huy hình ảnh con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, thân thiện, văn minh, hòa bình và sáng tạo đã luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và toàn bộ hệ thống chính trị Thành phố”, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết.
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
  • Góp phần xây dựng TP Hà Nội tiêu biểu về lối sống và phong cách ứng xử.
    Sáng ngày 26/11, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) tổ chức chương trình khảo sát, trao đổi kinh nghiệm tại thành phố Hải Phòng. Đây là hoạt động nhằm triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; Tăng cường thực hiện nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • Nhà văn hoá Nguyễn Đình Thi - người nghệ sĩ tài hoa của Thủ đô và đất nước
    Chiều 12/12/2024, Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Báo Nhân Dân và các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà văn hóa lớn, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 – 20/12/2024). Hội thảo là dịp để nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.
  • [Video] Làng nghề Sơn Đồng: Trung tâm đồ thờ gỗ của Thủ đô và cả nước
    Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đã tạo nên những sản phẩm vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Hà Nội của Việt Nam với những nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử nghìn năm văn hiến.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
Góp phần xây dựng thành công chuẩn mực con người Thủ đô trong kỷ nguyên mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO