Câu chuyện tự chủ của Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam: Bài học cho các đơn vị nghệ thuật công lập

HNM| 14/01/2022 11:50

Tự chủ được coi là bài toán rất khó mà các đơn vị nghệ thuật công lập đang loay hoay tìm lời giải. Càng khó hơn trong bối cảnh hoạt động văn hóa nghệ thuật gần như đóng băng do dịch Covid-19 suốt 2 năm qua.

Thế nhưng, vẫn có những đơn vị đang mạnh dạn giải từng câu hỏi khó để trụ vững, trở thành bài học kinh nghiệm quý cho nhiều nơi khác.
Câu chuyện tự chủ của Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam: Bài học cho các đơn vị nghệ thuật công lập
Một chương trình biểu diễn nghệ thuật của Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam.

Bài học về nhân sự

Cuối tuần qua, Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam tổ chức kỷ niệm 70 năm ra đời và phát triển. Trong rất nhiều thành tựu mà Nhà hát đạt được, câu chuyện về bài học tự chủ trong giai đoạn hiện nay thu hút sự quan tâm của những người làm nghề hơn cả.

Bắt đầu từ năm 2009, Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam bước vào quá trình tự chủ từng phần và năm 2015 chính thức tự chủ 100%. Giống như các đơn vị khác, từ chỗ đang được bao cấp, nay phải “tự bơi”, Nhà hát không tránh khỏi khó khăn. Ban Giám đốc lúc đó, đứng đầu là Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Quang Vinh đã nghiêm túc nghiên cứu bài toán nhân lực để thúc đẩy sự nỗ lực của các nghệ sĩ, coi đó là điều kiện tiên quyết để tự chủ thành công.

Nhà hát đã thử nghiệm phân cấp nghệ sĩ, trong đó nghệ sĩ cấp một gồm những người có danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú hoặc người trẻ xuất sắc, có giải thưởng, có khả năng mang đến những màn trình diễn đạt hiệu quả cao; nghệ sĩ cấp hai là những người hoàn thành tốt các nhiệm vụ biểu diễn được giao; nghệ sĩ cấp ba là những người trẻ vừa tốt nghiệp mới về Nhà hát, được kiểm tra năng lực 6 tháng một lần để đảm bảo có đủ khả năng phát triển hay không. Cách phân chia này tỏ ra hữu hiệu khi các nghệ sĩ được cạnh tranh lành mạnh, không còn tình trạng cào bằng. Từ việc củng cố hệ thống nhân sự, Nhà hát đã có một bộ máy đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về trình độ; đội ngũ sáng tạo, thiết kế đến tập thể nghệ sĩ, diễn viên được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu thực hiện các chương trình với nhiều format khác nhau, từ truyền thống cho tới đương đại.

Ông Nguyễn Hải Linh - Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam nhận định: “Sự đoàn kết, đồng lòng của các nghệ sĩ, cán bộ, công nhân viên; đội ngũ diễn viên, nghệ sĩ tài năng và hoạt động theo tiêu chí “Lấy sản phẩm là thước đo công việc” chính là nguyên nhân dẫn đến sự thành công của Nhà hát”.

Linh hoạt thích ứng

Bài học kinh nghiệm quý thứ hai trong tự chủ, theo Phó Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, Nghệ sĩ Ưu tú Xuân Bình, đó là phải xây dựng thành công thương hiệu của Nhà hát, chính là xây dựng được những format chương trình riêng, độc đáo. Có những thời điểm Nhà hát cùng lúc thực hiện từ 5 - 7 chương trình nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng, tạo được dấu ấn riêng...

Ông Nguyễn Hải Linh chia sẻ thêm: “Những chương trình nghệ thuật nghiêm túc thường kén khán giả trong khi xã hội ngày càng phát triển với rất nhiều hình thức giải trí hấp dẫn. Chính vì vậy mà chúng tôi phải tìm hiểu, vượt qua chính mình, xây dựng các chương trình mang tính truyền thống, dân gian, dân tộc nhưng cũng phải gần gũi với giới trẻ, không giữ một format chương trình khô cứng mà luôn sáng tạo để mỗi chương trình đều mới mẻ, mang hơi thở của ngày hôm nay. Tuy nhiên, Nhà hát luôn vững vàng với tôn chỉ, mục đích đã đặt ra”.

Bài học về thích ứng linh hoạt của Nhà hát cũng được vận dụng thành công trong thời gian giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19. Khi hầu hết các chương trình nghệ thuật đều tạm dừng thì Nhà hát vẫn tiếp tục “đỏ đèn” nhưng chuyển sang hình thức trực tuyến. Đặc biệt, 2 chương trình “Cháy lên” và “Tổ quốc trong tim” nhằm tri ân, động viên các y, bác sĩ cùng cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an, tình nguyện viên trên tuyến đầu chống dịch được khán giả đón nhận nhiệt tình.

Với bề dày 70 năm, Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam được khán giả cả nước yêu quý, được đồng nghiệp trân trọng bởi những thành tích đã đạt được. Các chương trình của Nhà hát luôn được đánh giá cao qua các liên hoan, hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc; số lượng người xem, tần suất biểu diễn và doanh thu luôn dẫn đầu các nhà hát trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL). Điều đó khẳng định phương hướng và cách làm của Nhà hát là đúng, năng động, sáng tạo, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội và xứng đáng với danh hiệu cánh chim đầu đàn của ngành nghệ thuật ca múa nhạc chuyên nghiệp nước nhà. Năm 2020, Nhà hát vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng danh hiệu “Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới”.

Theo số liệu thống kê, cả nước hiện có hơn 110 đơn vị nghệ thuật công lập, trong đó có 12 đơn vị trực thuộc Bộ VH-TT&DL. Từ năm 2015, một số đơn vị nghệ thuật như Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, Nhà hát Múa rối Việt Nam, Nhà hát Tuổi trẻ, Liên đoàn Xiếc Việt Nam... được Bộ VHTTDL chọn làm đơn vị thí điểm chuyển đổi mô hình đơn vị sự nghiệp có thu sang tự hạch toán thu chi. Theo lộ trình, năm 2020, tất cả các nhà hát công lập đều phải tự chủ hoạt động 100%. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 kéo dài khiến hầu hết các nhà hát rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng, chưa thể đáp ứng được yêu cầu về tự chủ. Chính vì vậy, những bài học như của Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam về sự thích ứng linh hoạt càng trở nên giá trị.

(0) Bình luận
  • "Người Hà Nội" đã và đang làm tốt sứ mệnh lan tỏa văn hóa Thủ đô ngàn năm văn hiến
    "Người Hà Nội" sẽ mừng "sinh nhật" tuổi 40 vào ngày 8/5/2025. Chặng đường 40 năm xây dựng và phát triển, Người Hà Nội đã có được một “hệ thống” cộng tác viên là văn nghệ sỹ ở nhiều lĩnh vực: văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, điện ảnh, lý luận phê bình;… các nhà báo, nhà nghiên cứu, nhà khoa học hàng đầu Thủ đô và cả nước.
  • PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn: “Người Hà Nội ” luôn giữ được “chất” Hà Nội
    PGS. TS Nguyễn Hữu Sơn là một cộng tác viên có nhiều bài viết chất lượng đăng trên Người Hà Nội, từ những ngày đầu nhà văn Tô Hoài làm Tổng Biên tập báo Người Hà Nội. “Đọc Người Hà Nội, người ta thấy được cái "chất" Hà Nội, thấy được những tâm tư, tình cảm của nhiều cây bút là văn nghệ sỹ tài năng và những câu chuyện, vấn đề của Hà Nội” - PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn, chia sẻ.
  • Nhà văn Lê Phương Liên: "Còn có thể gõ bàn phím thì tôi còn viết về Hà Nội, viết cho Người Hà Nội"
    Nhà văn Lê Phương Liên nổi tiếng trên văn đàn Việt Nam với nhiều tác phẩm văn học thiếu nhi đặc sắc. Ít ai biết, tác giả truyện ngắn “Câu hỏi trẻ thơ” là cộng tác viên gắn bó với Tạp chí Người Hà Nội suốt 40 năm nay. Nhà văn Lê Phương Liên, chia sẻ: “Tên gọi Người Hà Nội luôn nhắc nhở tôi “dù có đi bốn phương trời” thì cũng luôn nhớ về Người Hà Nội để gửi, viết bài”, và viết bài cho “Người Hà Nội” chính là viết cho quê hương mình.
  • Văn học trong thời đại số - Những cơ hội và thách thức
    Vai trò không thể thay thế của văn học trong việc phản ánh đời sống và truyền tải giá trị nhân văn, đặc biệt trong bối cảnh thời đại số.
  • Đổi mới thi ca cũng không được xa lạ với con người
    Cuộc đối thoại của nhà thơ với thời đại trong thơ ca mang lại hy vọng, nâng cao giá trị con người ngay cả trong thời điểm bi tráng nhất của lịch sử hoặc thời khắc đau khổ nhất của mỗi một số phận. Một nhà thơ đích thực phải biết dùng ngôn ngữ của thơ để chạm vào tâm hồn con người. Không chỉ bằng sự phá vỡ sắc cạnh của lý trí, ngôn ngữ đó cần có thêm cảm xúc của trái tim - những cảm xúc được tái hiện từ chất liệu đời thường.
  • Thú vị ngôn từ
    Nhà văn viết truyện ngắn, tiểu thuyết nếu chỉ kỳ công ở việc tạo cốt truyện, kết cấu tác phẩm, xây dựng nhân vật cùng các mối quan hệ, số phận con người mà quên mất trau chuốt ngôn từ thì sẽ giảm đi nhiều phần giá trị tác phẩm. Để thỏa mãn bạn đọc thì rất cần những trang viết hấp dẫn, lôi cuốn bởi ngôn từ, như miêu tả người và cảnh, diễn đạt trữ tình nội tâm…
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
Câu chuyện tự chủ của Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam: Bài học cho các đơn vị nghệ thuật công lập
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO