Các đơn vị của Hà Nội đã làm thế nào để thực hiện tốt 'mục tiêu kép'?

KTĐT| 28/12/2020 22:26

Ngày 28/12, bên lề Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương để triển khai Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, tại điểm cầu Hà Nội, đại diện lãnh đạo TP, các sở ngành, quận huyện của TP đã chia sẻ những kinh nghiệm, nỗ lực vượt qua những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2020 đã đề ra.

Phó Giám đốc Sở Công thương Trần Thị Phương Lan: Tăng cường xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu hàng hóa
Trước tình hình đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế trong nước cũng như Thế giới, ngành công thương đã tập trung suy nghĩ và đưa ra những giải pháp có tính chất đột phá để thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế cho TP Hà Nội. Trong lĩnh vực của công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu, ngành công thương là đơn vị đầu tiên tham mưu cho TP xây dựng kế hoạch kích cầu và triển khai nhiều chương trình kết nối cung cầu và chương trình khuyến mại tập trung để nhằm thu hút các doanh nghiệp tham gia đẩy mạnh sản xuất và giảm lượng tồn kho cho doanh nghiệp; tổ chức rất nhiều những hoạt động xúc tiến thương mại với các tỉnh thành phố để cân đồi cung cầu trên địa bàn TP.
Bên cạnh đó, ngành Công thương cũng quan tâm tăng trưởng thúc đẩy phát triển thương mại điện tử để phù hợp với tình hình mua sắm của người dân trong dịch Covid-19, thúc đẩy việc không sử dụng tiền mặt, tăng cường đầu tư hạ tầng công nghiệp. Năm nay, TP đã thành lập 25 cụm công nghiệp trên địa bàn, đưa tổng số cụm công nghiệp thành lập lên 43 cụm và đồng thời tập trung tháo gỡ rất nhiều khó khăn trong doanh nghiệp. Đặc biệt là trong công tác cải cách thủ tục hành chính, Sở đã đề xuất giảm thu phí lệ phí từ 30-50% cho các doanh nghiệp cũng như hỗ trợ các thủ tục hành chính trong thời điểm phải cách ly xã hội…
Kết quả các chỉ tiêu phát triển công nghiệp năm nay tăng 4,7%. Tổng mức bán ra và doanh thu dịch vụ tăng 7,7%. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng 2,7%. Chỉ số giá tiêu dùng của TP được kiểm soát. Phải nói rằng đấy là những cố gắng nỗ lực của ngành công thương cùng với các doanh nghiệp và các cấp các ngành vào cuộc để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của TP lên cao hơn so với bình quân chung bình cả nước.
Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long: Tập trung nguồn lực để đầu tư hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang đô thị
Cần nhấn mạnh rằng, trong cơ cấu kinh tế xã hội của quận Hoàn Kiếm thì tỷ trọng thương mại dịch vụ đã chiếm 98,5%. Riêng năm 2020, quận Hoàn Kiếm bị ảnh hưởng rất nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Trong thời gian giãn cách xã hội, các hoạt động du lịch dịch vụ trên địa bàn quận giảm mạnh. Điều đó dẫn đến việc nhiều khả năng quận Hoàn Kiếm không hoàn thành được các chỉ tiêu TP giao, nhất là chỉ tiêu thu ngân sách trên địa bàn. Tính đến tháng 7/2020, tổng thu NSNN trên địa bàn quận mới đạt xấp xỉ 40%, trong đó tỷ trọng về du lịch giảm đến 80% tại thời điểm đó; trong khi chỉ tiêu thu ngân sách năm 2020 mà TP giao là hơn 10 nghìn tỷ đồng, là một số thu rất lớn đối với quận Hoàn Kiếm.
Trước tình hình như vậy, ngay sau hội nghị giao ban công tác quý III/2020 do Thường trực Thành ủy chủ trì, quận Hoàn Kiếm đã tập trung triển khai các nhiệm vụ cụ thể, rà soát nguồn thu, triển khai các nhiệm vụ thu để đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch TP giao.
Với việc triển khai các giải pháp nhiệm vụ cụ thể, đến nay, các chỉ tiêu KTXH của quận Hoàn Kiếm đều hoàn thành và có những chỉ tiêu đạt và vượt so với TP giao. Riêng chỉ tiêu thu ngân sách hiện nay khoảng 10.221 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 102% kế hoạch TP giao. Bên cạnh đó, quận Hoàn Kiếm cũng đã tập trung làm tốt nhiệm vụ kép, tập trung các giải pháp rà soát nguồn thu và đặc biệt là ứng dụng công nghệ trong quản lý thuế. Đến nay đã có 5.200 DN trên địa bàn nộp thuế điện tử, đạt tỷ lệ 100%; tiếp tục triển khai nộp thuế điện tử đến 11.200 hộ kinh doanh cá thể. Ngoài ra, có rất nhiều dịch vụ thu phí công ích khác được triển khai bằng hóa đơn điện tử như thu tiền điện, tiền nước, tiền Internet…
Trong thời gian giãn cách xã hội, lượng khách du lịch trên địa bàn quận giảm, quận đã chuyển hướng dành nguồn lực để tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang đô thị, cũng như củng cố lại các cơ sở vật chất phục vụ cho ngành du lịch trên địa bàn quận. Điển hình là dịp 10/10 vừa qua, quận đã hoàn thành dự án cải tạo kỹ thuật và chỉnh trang khu vực Hồ Hoàn Kiếm. Đến đầu năm 2021, quận Hoàn Kiếm sẽ hoàn thành tất cả hạ ngầm hệ thống đường dây điện trong khu vực phố cổ, cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại phố ẩm thực Tống Duy Tân và Cấm Chỉ, đồng thời củng cố lại các hoạt động của các khu phố này đúng nghĩa là tuyến phố ẩm thực và công nghệ của Hà Nội. Vào ngày 31/12/2020 sắp tới, quận Hoàn Kiếm sẽ chính thức khai trương mở rộng không gian phố đi bộ trong khu vực phố cổ, gắn kết giữa khu phố đi bộ phía Bắc với khu phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, tạo không gian để thu hút khách du lịch.
Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy Bùi Tuấn Anh: Chuẩn bị các dự án đầu tư ngay từ đầu năm  
Năm 2020 là một năm rất vất vả, không chỉ đối với quận Cầu Giấy mà đối với toàn TP Hà Nội và cả nước nói chung. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy, UBND TP, các đơn vị sở ngành, quận Cầu Giấy cùng các quận huyện khác cố gắng hết sức để hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2020. Trong đó, quận Cầu Giấy đã hoàn thành được 100% chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước.
Trong lúc dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, quận Cầu Giấy đã thực hiện nghiêm mọi chỉ đạo của TP về huy động sức dân để cùng với nhà nước hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn, những người lao động mất việc làm…với tổng số tiền hơn 1,7 tỷ đồng và 270 tấn gạo. Về định hướng trong năm tới, quận Cầu Giấy chuẩn bị tất cả các dự án đầu tư ngay từ đầu năm cũng như tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp.
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tìm kiếm kịch bản điện ảnh kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng
    Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2030), Cục Điện ảnh triển khai chương trình đầu tư chiều sâu nhằm tạo nguồn kịch bản phim truyện điện ảnh.
  • Khám phá hành trình nghệ thuật của họa sĩ Huỳnh Phương Đông
    Sáng ngày 11/4/2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Hành trình Huỳnh Phương Đông”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam và gia đình họa sĩ tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 100 năm ngày sinh chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông (22/4/1925 – 22/4/2025), .
  • Đặc sắc phim tài liệu “Vượt sóng: Câu chuyện về thành phố 50 năm mùa hoa nở”
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh vừa ra mắt, giới thiệu đến khán giả series phim tài liệu “Vượt sóng: Câu chuyện về thành phố 50 năm mùa hoa nở”.
  • [Podcast] Chùa Non Nước – Nơi hội tụ giá trị tâm linh, lịch sử của Thủ đô Hà Nội
    Hà Nội không chỉ nổi tiếng với những công trình cổ kính nơi phố thị mà còn ẩn chứa những ngôi chùa linh thiêng giữa núi rừng xanh ngát. Một trong những ngôi chùa mang đậm dấu ấn tâm linh, gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng và lịch sử dân tộc chính là Chùa Non Nước – một danh thắng tọa lạc trên núi Sóc, huyện Sóc Sơn. Chùa Non Nước được hình thành từ thời Đinh, sư trụ trì chùa đầu tiên là Khuông Việt Đại sư Ngô Chân Lưu (933 - 1011) - hậu duệ của Ngô Quyền và là vị Quốc sư được triều đình nhà Đinh, Tiền Lê và Hậu Lý kính trọng.
  • Hai bệnh viện lớn nhất Việt Nam ký kết hợp tác y tế giai đoạn 2025 - 2030
    Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký kết hợp tác hướng đến nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị bệnh nhân và phát triển vươn tầm khu vực, quốc tế.
Đừng bỏ lỡ
Các đơn vị của Hà Nội đã làm thế nào để thực hiện tốt 'mục tiêu kép'?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO