Ca sĩ Phi Nhung trút hơi thở cuối cùng trưa nay tại Bệnh viện Chợ Rẫy

tuoitre| 28/09/2021 12:59

Sau thời gian chống chọi với COVID-19, và được sự nỗ lực điều trị của y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy nhưng ca sĩ Phi Nhung đã không qua khỏi, cô trút hơi thở cuối cùng vào lúc 11h57 trưa nay. Bệnh viện Chợ Rẫy xác nhận với Tuổi Trẻ Online.

Ca sĩ Phi Nhung trút hơi thở cuối cùng trưa nay tại Bệnh viện Chợ Rẫy - Ảnh 1.

Ca sĩ Phi Nhung - Ảnh: GIA TIẾN

Trước khi mất, ca sĩ Phi Nhung được chẩn đoán bị biến chứng nặng của COVID-19, đông đặc phổi và hoại tử một phần phổi; kèm cơn bão Cytokine, suy đa cơ quan. 

Bệnh nhân được chạy ECMO (tim phổi nhân tạo), lọc máu liên tục. 

“Tất cả các loại thuốc cao cấp nhất đã được bệnh viện sử dụng để điều trị cho ca sĩ Phi Nhung. Tất cả y bác sĩ đã nỗ lực hết mình nhưng đã không thể cứu sống được ca sĩ và rất đáng tiếc trước sự ra đi này” - nguồn tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ.

Phi Nhung nhập viện tại Bệnh viện Gia An 115 từ ngày 15-8, nhưng tình trạng chuyển nặng nên được chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 26-8 và tới nay là tròn 1 tháng 2 ngày cô điều trị tại đây.

Trong suốt hơn 2 thập niên hoạt động nghệ thuật, Phi Nhung ít khi vướng phải ồn ào đời tư. Những năm gần đây, Phi Nhung nhận nuôi nhiều trẻ mồ côi, cơ nhỡ. Cô từng tâm sự muốn ở một mình để lo cho các con vì không muốn bất hạnh riêng của mình lặp lại với những đứa trẻ khó khăn này.

Theo thông tin từ phía êkip của Phi Nhung, vào tháng 7-2021, cô dự tính về Mỹ đoàn tụ với con gái, nhưng cuối cùng ca sĩ chọn ở lại TP.HCM vì: "Thành phố đang tổn thương như thế này, nhiều người còn khổ vì dịch, mình ở lại có khi lại có ích. Khi mọi thứ ổn hơn, mình đi đâu cũng không áy náy".

Phi Nhung quyết định ở lại và tiếp tục hành trình thiện nguyện của mình như đóng góp cho quỹ vắc xin, kêu gọi mua máy thở, gửi gạo tới người nghèo, tham gia nấu ăn cho bếp ăn tình thương cho người vô gia cư... từ giữa tháng 6 đến ngày 5-8.

Ca sĩ cũng cẩn thận chăm sóc sức khỏe của mình, xét nghiệm COVID-19 hằng tuần nhưng không may chị đã bị nhiễm bệnh mà không rõ nguồn lây.

Hội chứng “cơn bão Cytokine” là hiện tượng hệ miễn dịch cơ thể phản ứng quá mức, giải phóng ồ ạt cytokine gây viêm, khiến các cơ quan nội tạng suy kiệt, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các phủ tạng.

Trước đó bệnh nhân phi công người Anh, từng mắc COVID-19 điều trị tại 2 bệnh viện lớn ở TP.HCM, gồm Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM và Bệnh viện Chợ Rẫy cũng mắc hội chứng “bão cytokine”.

Bệnh nhân này được đánh giá là nặng nhất Việt Nam lúc bấy giờ (năm 2020); phổi đông đặc hơn 90%, sống phụ thuộc hệ thống ECMO - tuần hoàn oxy ngoài cơ thể (tim phổi nhân tạo)...

Nam phi công Anh phải trải qua 115 ngày điều trị và may mắn hồi sinh nhờ vào sự nỗ lực của cả hệ thống y tế Việt Nam. Tuy nhiên, dù cũng được điều trị ECMO và với sự hết sức nỗ lực của các y bác sĩ, nhưng Phi Nhung không vượt qua được "cơn bão' này.

(0) Bình luận
  • Nguyễn Chính và những trăn trở “nắng đã qua thu”
    “Nắng đã qua thu” là tập thơ thứ 10 của nhà thơ Nguyễn Chính - hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, được Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành đầu năm 2025, với lời giới thiệu trang trọng, hấp dẫn của nhà thơ Đặng Huy Giang.
  • Tình đất đai xứ sở ngả bóng trong văn chương
    Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève được ký kết, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền và 21 năm sau (năm 1975) mới tái thống nhất. Tình cảm ấy ngả bóng vào văn chương tạo nên một không gian cảm xúc trùng điệp nỗi nhớ thương đất đai sông núi, chưa từng có trong tiến trình văn chương nước nhà, cả văn xuôi lẫn thơ.
  • Thế hệ nhà văn 1975 trong không gian văn học đương đại
    Lớp nhà văn sinh từ 1975, chúng tôi gọi là “Thế hệ 1975”, một lực lượng đông đảo (sinh ra trong vòng 20 năm, sau giải phóng miền Nam), các tác giả là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hoặc những cây bút nhiều triển vọng.
  • Thơ ca giải phóng miền Nam: Một hình thái đặc thù trên tiến trình văn học 1954 - 1975
    Trong bức tranh toàn cảnh thơ ca giai đoạn 1954 - 1975 không thể không kể đến thơ ca giải phóng miền Nam, một bộ phận thơ ở tuyến đầu chống Mỹ ngụy, với một đội ngũ nhà thơ triệt để và đầy bản lĩnh trong quan niệm nghệ thuật: lấy thơ ca làm vũ khí chiến đấu “Thơ là súng là gươm” (Lê Anh Xuân). Có thể nói, đây là quan niệm chung chi phối cảm hứng và tư thế diễn ngôn của văn nghệ sĩ trong văn học giai đoạn chiến tranh và cách mạng.
  • Văn học thiếu nhi Việt Nam: Những bước chuyển mình sau ngày đất nước thống nhất
    Sau 21 năm bị chia cắt, hai miền Nam - Bắc Việt Nam được nối liền một dải nhờ chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975. Hòa chung niềm vui lớn của đất nước là niềm vui của sách văn học thiếu nhi khi được phát hành suốt từ Bắc tới Nam.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Ca sĩ Phi Nhung trút hơi thở cuối cùng trưa nay tại Bệnh viện Chợ Rẫy
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO