36 phố phường

Bún thang dưới bàn tay tài hoa của người phụ nữ Hà thành

Ngân Hà 08/02/2023 06:00

Người phụ nữ Hà Nội từ xưa đến nay vẫn nổi tiếng với sự khéo léo, cầu kỳ, tinh tế trong các món ăn. Đặc biệt, sự tài hoa ấy được thể hiện rất rõ trong cách chế biến món bún thang mỗi dịp Tết.

97de78-120230131012442.jpg

Ngày nay có nhiều quán bún thang được ra đời và bán quanh năm nhưng có lẽ, món bún do người phụ nữ gốc Hà Nội nấu, mà phải vào đúng sau mấy ngày Tết thì người ta mới cảm nhận được hết sự thơm ngon, tinh túy của món ăn này.

Có người bảo tại cách phối chế của nó gồm nhiều nguyên liệu và gia vị giống thang thuốc nên gọi bún thang. Người thì bảo bún thang là gọi theo món ăn Trung Hoa, “thang” nghĩa là “canh”. Bún thang qua thời gian cũng có một số thay đổi về phụ liệu, hương liệu nhưng cơ bản vẫn giữ được hồn cốt cũ.Dù chẳng thể nói rõ bún thang có từ khi nào nhưng theo như các cụ kể lại thì bún thang là phát minh tuyệt vời của những người phụ nữ tần tảo, chịu thương chịu khó nhằm biến những thực phẩm còn dưtừ mâm cỗ Tết, đặc biệt là thịt gà và giò thành món ăn hấp dẫn. Các bà, các mẹ đã khéo léo sáng tạo, thêm thắt để món ăn thừa trở thành món ăn vạn người mê.

Để làm một bát bún thang cần đến rất nhiều loại nguyên liệu, nào gà, nào giò, tôm nõn, củ cải khô, trứng tráng, nấm, hành, rau răm và tất nhiên không thể thiếu được chút mắm tôm. Vì là món ăn xuất phát từ cỗ thừa nên các bà nội trợ xưa chọn cách thái chỉ các nguyên liệu để tạo sự đồng đều, ngon mắt. Hơn cả, việc thái nhỏ đồ ăn còn khiến người ta đỡ có cảm giác ngao ngán như khi nhìn những món ăn trên mâm cao, cỗ đầy.

Bún trong bát thang là bún rối, loại sợi nhỏ và săn. Trứng phải tráng thật mỏng và thái thật nhỏ, như chỉ tơ vậy. Tôm trong bún thang là tôm he khô, được ninh vào nước dùng và giã thành ruốc tôm bông. Rau răm được thái nhỏ.

74bd34-120230131012434.jpg

Linh hồn của bún thang nằm ở nồi nước dùng. Nước dùng bún thang được rất chế biến công phu. Người phụ nữ xứ kinh kỳ cẩn thận ninh kỹ xương gà, xương lợn, tôm he hoặc sá sùng. Thêm nữa, khi ninh phải thật nhỏ lửa, đồng thời phải hớt bọt liên tục để nước dùng tuy trong veo nhưng nếm thử thì vừa thơm, vừa ngọt thanh.

Cầu kỳ nhất, đậm chất Hà Nội nhất trong món bún thang, đó chính là kỹ nghệ tráng trứng và thái trứng gà. Trứng gà đập bỏ vỏ, đánh thật kỹ với chút muối trắng và rượu trắng, nước sạch cho đến khi nổi bọt và tan loãng. Bắc một chiếc chảo đáy phẳng trên bếp lửa nhỏ. Đợi cho chảo khô, lấy một miếng mỡ phần lợn kẹp vào đầu đũa di đều khắp lòng chảo rồi múc một muôi nhỏ trứng lắc chảo thật nhanh sao cho trứng dàn đều kín hết đáy chảo mà vẫn mỏng tang. Khi trứng vàng một mặt, dù lửa vẫn nhỏ liu riu, lấy tay bóc nhẹ miếng trứng thật nhanh, bỏ ra xếp từng lớp chồng lên nhau như xếp bánh cuốn. Sau đó, dùng dao sắc và thớt phẳng thái chỉ ra những sợi trứng nhỏ như tơ như tóc.

Bát bún thang thường không làm đầy mà sẽ nhẹ nhàng, thanh cảnh với lượng vừa phải. Khi ăn, hương vị của món bún này lại càng làm người ta bất ngờ, sự quen thuộc nước dùng gà, thịt gà, giò trở nên thật lạ khi có cái giòn của củ cải khô, chút bùi của trứng, vị cay dịu của rau răm và thơm thoang thoảng của tôm nõn.

Có lẽ bởi sự cầu kỳ, tỉ mỉ dưới bàn tay tài hoa tinh tế của người phụ nữ Hà Nội mà người ta vẫn thường nói rằng: bún thang là món ăn bình dân trong lớp vỏ quý tộc./.

Bài liên quan
  • Gói hoa cúng Hà Nội xưa – níu miền ký ức
    Gói hoa cúng thơm ngào ngạt, tinh khiết đặc sản riêng không nơi nào có của những người con phố cổ Hà Nội. Đây là nét đẹp tao nhã, đời thường của người Hà Nội xưa được lưu truyền đến nay.
(0) Bình luận
  • Top 7 món quà chiều "nghĩ là thèm" khi tiết trời vào đông
    Hà Nội không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử mà còn thu hút du khách bởi nền ẩm thực phong phú và đa dạng. Đặc biệt, những thức quà chiều luôn mang đến cho thực khách những trải nghiệm ẩm thực khó quên.
  • Hàng nghìn phụ nữ Thủ đô tham gia đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài
    Sáng 5/10, Chương trình đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển” nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 thu hút đông đảo sự quan tâm của nhân dân Thủ đô cùng du khách trong và ngoài nước.
  • Hà Nội rực rỡ sắc màu chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), phố phường Hà Nội được trang trí hàng loạt băng rôn, cụm pano, tranh cổ động đầy ý nghĩa.
  • Trưng bày "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức Trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
  • Những địa danh tại Hà Nội mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh 2/9
    Quảng Trường Ba Đình, Nhà khách Chính Phủ, số 48 Hàng Ngang, Quảng trường Cách mạng tháng Tám… là những địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh mùng 2 tháng 9 tại Thủ đô Hà Nội.
  • Những đường phố mang tên cha và con ở Hà Nội
    Ở nội thành Thủ đô Hà Nội có hàng trăm đường phố được đặt theo tên các danh nhân tiêu biểu của đất nước. Tên tuổi của họ gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc. Trong đó có những vị vua, vị danh nhân có công lớn trong lịch sử dân tộc mà cả cha và con đều được đặt tên cho đường, phố. Đó là: Mạc Thái Tổ - Mạc Thái Tông, Đặng Tất - Đặng Dung, Phan Huy Ích - Phan Huy Chú, Lương Văn Can - Lương Ngọc Quyến, Hoàng Đạo Thành - Hoàng Đạo Thúy...
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Bún thang dưới bàn tay tài hoa của người phụ nữ Hà thành
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO