Trà đá vỉa hè: Vẻ đẹp bình yên của người Hà Nội

Ngân Hà| 07/02/2023 08:20

Trà đá vỉa hè như một thói quen ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của con người tại thủ đô nhộn nhịp. Đằng sau tất cả những ồn ào và xô bồ thì trà đá vỉa hè là một nét văn hóa đậm chất riêng của người Hà Nội.

tra-da-via-he-ha-noi.jpg
Trà đá vỉa hè - thức uống dung dị của người Hà Nội.

Ở Hà Nội, thứ dễ mua nhất có lẽ là trà đá. Giá rẻ, chỉ 3 - 5 nghìn đồng và quán trà thì mọc lên khắp nơi: trên đường lớn, sâu trong ngõ hẻm, trước cổng cơ quan hay lọt thỏm giữa khu chợ đông đúc. Đã vậy, lúc ngồi ở quán ăn, từ bình dân đến cao cấp, bạn vẫn thấy ly trà đá len lỏi ở đó.

Người Hà Nội vốn cầu kỳ trong nhiều thứ, nhất là về khoản ẩm thực nhưng với trà đá, họ lại chẳng đề ra yêu cầu nào khắt khe. Quán trà sơ sài, hợp lại từ dăm ba chiếc ghế nhựa thấp, hộp xốp đựng hướng dương, cốc chén và một phích nước nóng. Quán nào "sang" hơn sẽ bán thêm cả kẹo bánh, đồ uống đóng chai.

quan-tra-da-o-pho-hang-dieu-chi-can-phich-nuoc-mot-binh-tra-lo-keo-chiec-dieu-cay-cung-vai-chai-nuoc-ngot.jpg
Quán trà đá ở phố Hàng Điếu chỉ cần phích nước, một bình trà, lọ kẹo, chiếc điếu cày cùng vài chai nước ngọt - ảnh: Vietnamnet.

Trà thường có vị đắng chát, nên để cân bằng lại được vị giác, người ta thường ăn kèm theo một chiếc kẹo lạc ngọt bùi. Từ đó, trà đá - kẹo lạc được ví như đôi bạn cùng tiến chẳng thể tách rời và luôn đi cùng với nhau. Cốc trà đá bình dân mà vơi đi cả cơn khát cùng sự khó chịu trong ngày hè nóng nực, cái oi nồng của nắng hạ còn kéo sang cả tiết trời đầu thu.

Từ nhân viên văn phòng cho đến bác lao công, từ người trẻ cho đến những ông cụ, bà lão tóc bạc phơ. Đi uống trà đá, người ta có thể ăn mặc đủ kiểu, thậm chí là mặc quần đùi, áo cộc, chân đi dép tổ ong, mồ hôi nhễ nhại vẫn có thể ra quán, ung dung gọi một ly trà đá.

mot-quan-tra-o-pho-hang-giay-.jpg
Một quán trà đá ở phố Hàng Giầy - ảnh: Vietnamnet.

Dường như trà đá vỉa hè đã trở thành chốn nghỉ chân của tâm hồn, để người ta tạm quên đi những gánh nặng cơm áo gạo tiền, quên đi những chuyện buồn nhỏ nhen vặt vãnh, để thấy lòng mình rộng hơn, vị tha hơn.

Hà Nội vội vã nhưng bên ly trà đá, nhịp sống thoáng chốc chậm lại. Đang bận việc nhưng vì mệt quá, khát quá, người ta vẫn có thể tấp xe vào vỉa hè, ngồi xuống, uống cạn một ly trà đá. Nếu rảnh hơn hoặc lúc chờ đợi ai đó, trà đá là sự lựa chọn lý tưởng. Bên ly trà đá, người ta kể về đủ chuyện của cuộc đời. Đôi khi nó lại là nơi ngồi lặng ngoái nhìn lại cuộc đời để thấy những biến cố thăng trầm suốt những năm tháng dài đã qua, và hướng về tương lai với những hy vọng tươi sáng còn đang ấp ủ. Quán trà nhỏ nhưng quán nào quán ấy như đều gánh đủ hỉ nộ, ái ố của bao nhiêu con người.

quan-tra-da-nuoc-mkisa-tren-goc-pho-hang-vai.jpg
Quán trà đá, nước mía trên góc phố Hàng Vải - Nguồn ảnh: Vietnamnet.

Giản dị vậy thôi nhưng thói quen trà đá vỉa hè lại là nỗi nhớ, niềm thương của những người con xa Hà Nội và là sự tò mò thôi thúc khám phá với những du khách khi đến với mảnh đất ngàn năm văn hiến này. Giữa chốn phồn hoa đô thị, nơi mà nhiều thú vui khác du nhập vào, quán trà đá vỉa hè vẫn là một nơi bình yên mà sâu lắng, là thứ gì đó tao nhã, bình dị đến mức thân quen./.

Bài liên quan
  • Phong vị Hà thành
    Kể từ khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư, Ninh Bình về Thăng Long cho đến nay đã hơn 1000 năm. Trong suốt chiều dài lịch sử ấy Thăng Long - Hà Nội đã thu hút nhân tài, thợ thuyền bách nghệ và thương nhân từ khắp bốn phương để rồi chắt lọc, hun đúc lại, tạo nên nét tinh hoa của đất kinh kỳ. Trong những nét tinh hoa ấy, không thể không nhắc tới ẩm thực Hà thành.
(0) Bình luận
  • Hàng nghìn phụ nữ Thủ đô tham gia đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài
    Sáng 5/10, Chương trình đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển” nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 thu hút đông đảo sự quan tâm của nhân dân Thủ đô cùng du khách trong và ngoài nước.
  • Hà Nội rực rỡ sắc màu chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), phố phường Hà Nội được trang trí hàng loạt băng rôn, cụm pano, tranh cổ động đầy ý nghĩa.
  • Trưng bày "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức Trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
  • Những địa danh tại Hà Nội mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh 2/9
    Quảng Trường Ba Đình, Nhà khách Chính Phủ, số 48 Hàng Ngang, Quảng trường Cách mạng tháng Tám… là những địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh mùng 2 tháng 9 tại Thủ đô Hà Nội.
  • Những đường phố mang tên cha và con ở Hà Nội
    Ở nội thành Thủ đô Hà Nội có hàng trăm đường phố được đặt theo tên các danh nhân tiêu biểu của đất nước. Tên tuổi của họ gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc. Trong đó có những vị vua, vị danh nhân có công lớn trong lịch sử dân tộc mà cả cha và con đều được đặt tên cho đường, phố. Đó là: Mạc Thái Tổ - Mạc Thái Tông, Đặng Tất - Đặng Dung, Phan Huy Ích - Phan Huy Chú, Lương Văn Can - Lương Ngọc Quyến, Hoàng Đạo Thành - Hoàng Đạo Thúy...
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • [Video] Làng nghề Sơn Đồng: Trung tâm đồ thờ gỗ của Thủ đô và cả nước
    Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đã tạo nên những sản phẩm vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Hà Nội của Việt Nam với những nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử nghìn năm văn hiến.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
Trà đá vỉa hè: Vẻ đẹp bình yên của người Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO