Ở Hà Nội, cứ mỗi dịp vào thu, cốm lại nổi lên như một món quà đặc sản không thể không thử. Cốm có thể ăn tươi, hoặc được chế biến thành một số món khác như chè cốm, chè ngô cốm, bánh cốm, chả cốm hay xôi cốm...
Bia cốm ra đời là kết quả của cả một quá trình nghiên cứu và thử nghiệm. Bia là một thứ đồ uống có cồn, thường được tạo ra bởi sự kết hợp chính giữa gạo và lúa mạch, được nấu lên men. Bia thông thường có vị hơi đắng, là thứ đồ uống giải khát được nhiều người ưa chuộng. Còn cốm là món ăn được làm từ lúa nếp. Lúa nếp được rang trong lửa nhỏ, sau đó mang đi giã và làm sạch bằng cách sàng sẩy cho hết vỏ trấu và loại bỏ hết tạp chất để cho ra thành quả cuối cùng.
Theo các nghệ nhân bia được làm theo phương pháp làm thủ công với quá trình lên men và thanh trùng tự nhiên nên thời gian bảo quản ngắn. Nhưng đổi lại bia sẽ giữ được sự tươi ngon và ít ảnh hưởng đến sức khỏe người uống
Thành phẩm cuối cùng là bia với vị đắng nhẹ, ngọt bùi và thanh mát của cốm. Màu đặc trưng của cốm vẫn giữ nguyên khi chuyển sang bia. Nếu lo sợ tên gọi bia làm bạn dễ say thì đừng lo. Vì nồng độ cồn chỉ từ 4,5 – 5 độ, một mức độ nhẹ phù hợp cho cả nam và nữ uống. Theo các nghệ nhân bia được làm theo phương pháp làm thủ công với quá trình lên men và thanh trùng tự nhiên nên thời gian bảo quản ngắn. Nhưng đổi lại bia sẽ giữ được sự tươi ngon và ít ảnh hưởng đến sức khỏe người uống.
Do làm bia thủ công cần nhiều thời gian hơn bia công nghiệp nên người thợ thường cần khoảng một tháng để cho ra đời một mẻ bia cốm, tương đương khoảng 200 lít bia.
Ngoài là sự tiếp nối truyền thống và hiện đại, kết nối cảm xúc và văn hóa, bia cốm còn là món quà giao mùa gửi tới người thưởng thức hương vị nhẹ nhàng, thanh mát nhưng lại ngọt ngào như mùa thu Hà Nội.
Năm 2016, bia cốm lần đầu được xuất hiện ở Việt Nam. Được biết, loại bia này được ra đời và phát triển bởi chính người Việt là anh Đỗ Giang Vinh, nhà đồng sáng lập của một thương hiệu bia tự nấu. | |