Mưa xuân trên phố phường Hà Nội

Ngân Hà| 11/02/2023 08:48

Dù là người con của Hà Nội hay chỉ là lữ khách đã từng một lần đến Thủ đô mỗi độ xuân sang cũng không thể nào quên sự ngọt ngào của mưa xuân, sự thanh thoát ngất ngây lòng khi những hạt mưa mơn man trên má.

mua-xuan-hn.jpeg
Mưa xuân trên bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội - Ảnh: VTV.

Lất phất mưa bay trong cái lạnh còn vương

Hà Nội trong những ngày mùa xuân với khói sương lảng bảng quấn quýt vào từng góc phố, quyện cùng cỏ cây hoa lá đang cựa mình thức giấc, mang đến một không gian mướt mát, tràn trề sức sống, xua đi hơi lạnh của cơn gió Bấc mùa đông dần rời xa phố cổ.

Năm xưa, cũng trong một ngày sương khói như vậy, nhà thơ Nguyễn Bính với hồn thơ “chân quê” đã vẽ nên một bức tranh “Mưa xuân” hữu tình. Hình ảnh mưa xuân xuyên suốt toàn bài thơ như một nhân vật trữ tình với bao cung bậc xúc cảm, buồn, vui, đợi chờ, thấp thỏm… Dường như mưa xuân đã đồng cảm với tâm trạng của cô thôn nữ một làng quê cổ miền Bắc lần đầu yêu.

Bữa ấy, mưa xuân phơi phới bay,

Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy.

Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ,

Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay”.

Đã bấy nhiêu năm thi sĩ đã là người thiên cổ, nhưng mỗi độ xuân về, mưa bụi bay… mưa đùa trêu những đôi má hồng của cô thiếu nữ Hà thành lòng ta lại nhớ đến “Mưa xuân”, nhớ thi sĩ chân quê ngày nào.

Không mưa phùn gió bấc lạnh căm như mùa đông, Hà Nội mùa xuân chỉ còn lại cơn mua bụi bay bay với gió nhẹ. Người ta vẫn thường bảo mùa xuân phải có mưa mới là điều tốt lành, thế nên người Hà Nội tự yêu mến cơn mưa bụi với từng giọt nước li ti như sương dần len vào không khí mùa xuân một cách rất tự nhiên.

Cơn mưa phùn lây phây, nhè nhẹ rơi. Dường như Hà Nội đẹp lên nhờ những hạt mưa phùn, “mưa chẳng làm ướt tóc ai nhưng lại làm ướt trái tim khách bộ hành”. Chúng ta hãy thử ngửa lòng bàn tay để cho những hạt bụi mùa xuân thấm đẫm tâm hồn mình. Để ta cũng vội vàng hòa mình vào mưa bụi bay.

mua-xuan-hn.jpg
Mưa đọng trên cành cây đã trút lá ở hồ Gươm - Ảnh: TPO.

Vạn vật đổi thay

"Có phải kia mùa xuân Hà Nội

Lộc biếc hoa cười nở khắp nơi

Để nắng lên ươm màu dịu vợi

Nụ cười xinh bẽn lẽn buông lơi."

Như một phép nhiệm màu, màn mưa xuân làm mọi vật thay đổi. Bầu trời mưa xuân như tấm phông màu xám trắng, sáng nhẹ. Tấm phông đó làm rõ vẻ đẹp của tán bàng đã rụng gần hết lá, ánh lên màu đỏ những phiến lá cuối cùng.

Mưa xuân tiếp sức cho cỏ cây đâm chồi, nảy lộc. Chẳng mấy chốc mà cây đũa thần mưa xuân lại vẽ lên nền trời ấy nét khỏe khoắn của những mầm lộc hừng hực sức xuân.

Những gốc đào được trồng lại, tỉa cắt gọn gàng sau Tết hôm qua còn gợi cho ta cảm giác bùi ngùi tiếc nuối, sau một đêm đã cho một ánh nhìn mới khi được thấm nhuần mưa xuân, hứa hẹn khoe sắc trong mùa đào năm tới.

Thì ra, cái sự “phơi phới” trong thơ của cụ Nguyễn Bính không chỉ ở những hạt mưa xuân với vũ điệu rộn rịp không trung, mà còn cả trong lòng người trước một mùa xuân mới./.

Bài liên quan
  • Phố Cổ Hà Nội và những gánh hàng rong
    Có lẽ chẳng phải hàng rong cần những ngõ phố ở Thủ đô, mà chính mảnh đất này cũng cần đôi quang gánh ấy để giữ lại cho mình chút gì đó thật “Hà Nội”.
(0) Bình luận
  • Hàng nghìn phụ nữ Thủ đô tham gia đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài
    Sáng 5/10, Chương trình đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển” nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 thu hút đông đảo sự quan tâm của nhân dân Thủ đô cùng du khách trong và ngoài nước.
  • Hà Nội rực rỡ sắc màu chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), phố phường Hà Nội được trang trí hàng loạt băng rôn, cụm pano, tranh cổ động đầy ý nghĩa.
  • Trưng bày "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức Trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
  • Những địa danh tại Hà Nội mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh 2/9
    Quảng Trường Ba Đình, Nhà khách Chính Phủ, số 48 Hàng Ngang, Quảng trường Cách mạng tháng Tám… là những địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh mùng 2 tháng 9 tại Thủ đô Hà Nội.
  • Những đường phố mang tên cha và con ở Hà Nội
    Ở nội thành Thủ đô Hà Nội có hàng trăm đường phố được đặt theo tên các danh nhân tiêu biểu của đất nước. Tên tuổi của họ gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc. Trong đó có những vị vua, vị danh nhân có công lớn trong lịch sử dân tộc mà cả cha và con đều được đặt tên cho đường, phố. Đó là: Mạc Thái Tổ - Mạc Thái Tông, Đặng Tất - Đặng Dung, Phan Huy Ích - Phan Huy Chú, Lương Văn Can - Lương Ngọc Quyến, Hoàng Đạo Thành - Hoàng Đạo Thúy...
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Thảo luận bàn tròn về Chủng ngừa ở người lớn và Dự phòng bệnh Zona
    Ngày 21/11, tại Hà Nội, Tổng Hội Y học Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam (GSK Việt Nam) và các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực Thận học, Hô hấp, Nội tiết, Cơ Xương Khớp đã có phiên thảo luận về chủng ngừa ở người lớn và dự phòng bệnh zona.
  • Khởi động chiến dịch "JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết"
    Ngày 21/11, Fumakilla Việt Nam đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Đống Đa tổ chức chiến dịch “JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết” trong việc tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô.
Đừng bỏ lỡ
Mưa xuân trên phố phường Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO