Gói hoa cúng Hà Nội xưa – níu miền ký ức

Ngân Hà| 12/02/2023 10:28

Gói hoa cúng thơm ngào ngạt, tinh khiết đặc sản riêng không nơi nào có của những người con phố cổ Hà Nội. Đây là nét đẹp tao nhã, đời thường của người Hà Nội xưa được lưu truyền đến nay.

goi-hoa-cung-02.jpg

Nói về hoa cúng, bất cứ người Hà Nội gốc nào cũng nhớ đến câu thơ của nhà thơ Vân Long:

“Ngày rằm đi chợ mua hoa

Phải chờ đến gánh Ngọc Hà mới mua” .

Người Hà Nội xưa thường dùng hoa bày trên đĩa để thắp hương vào những ngày rằm, mùng 1, lễ, tết... Những bông hoa tươi thắm, thơm ngát từ vườn nhà được bày trên đĩa, trên mẹt hay gói giản dị trong những tấm lá chuối xanh mát. Mùa nào hoa đó, những loại hoa đẹp cả hương và sắc được chọn để dâng lên tổ tiên. Hoa theo mùa thường có 5-7 loại, chỉ cắt ngắn lấy đầu bông, được gói khẽ khàng trong chiếc lá dong bồ tát, buộc cọng lạt hình chữ thập rồi lại xỏ một vòng nữa tết thành cái quai để xách.

goi-hoa-cung-01.jpg

Trong cuốn “Thú ăn chơi của người Hà Nội” nhà văn Băng Sơn viết: "Đĩa hoa cúng thường có nhiều loại hoa, những bông hoa rời đặt lên cái đĩa nhỏ, khô, sạch. Có thể là bông huệ trắng muốt thơm ngát, một bông ngọc lan thơm nồng, một nhánh hoàng lan mềm mại, hương phảng phất. Cũng có khi có nhánh hoa sói, một bông cúc bán khai, một đóa hoa thược dược, một nhánh cúc bách nhật khô cứng, đôi khi vào mùa ít hoa, còn thấy có cả một bông hoa mào gà nữa…”.

goi-hoa-cung-03.jpg

Cuộc sống hiện đại, vội vã tưởng chừng như đã làm mai một đi những gói hoa, đĩa hoa truyền thống, nhưng ngày nay, vẫn có những người miệt mài gìn giữ nét tao nhã ngày xưa. Những gói hoa, đĩa hoa, mẹt hoa ngày nay được thiết kế đẹp mắt, hiện đại và tinh tế, gợi cảm giác lạ mà quen, quen mà lạ với những người yêu hoa.

Những mẹt hoa, gói hoa thời hiện đại đang trở thành xu hướng lựa chọn của nhiều gia đình, giúp thế hệ trẻ hiểu thêm về một nét văn hóa chơi hoa độc đáo của cha ông./.

Bài liên quan
  • Phố Cổ Hà Nội và những gánh hàng rong
    Có lẽ chẳng phải hàng rong cần những ngõ phố ở Thủ đô, mà chính mảnh đất này cũng cần đôi quang gánh ấy để giữ lại cho mình chút gì đó thật “Hà Nội”.
(0) Bình luận
  • Hà Nội sáng nay như mùa thu gõ cửa
    Hà Nội bừng tỉnh giấc sau cơn mưa đêm hè! Sớm nay, Hà Nội đẹp dịu dàng với nước hồ Gươm đúng như tên gọi “Lục Thủy”, đẹp dịu dàng với những vòm lá xanh mát, đẹp dịu dàng với những góc phố hiền hòa rợp bóng cây. Thu như đang gõ cửa Hà Nội những ngày đầu hè...
  • Áo dài Việt trên tuyến du lịch Hoàng thành Thăng Long - Phố cổ
    Đây là sự kiện nhằm tôn vinh giá trị của áo dài trong đời sống, văn hóa, xã hội; đồng thời khơi dậy tình yêu, niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn, phát huy giá trị di sản áo dài và quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng đến gần gũi hơn với đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế.
  • Cả làng háo hức xin lửa "lấy đỏ" đầu năm
    Đã thành thông lệ, cứ đễn tối 11 tháng Giêng Âm lịch hàng năm người dân làng An Định, Hà Nội lại tham dự lễ hội "lấy đỏ" bằng cách xin lửa ở đình về nhà để lấy may trong năm mới, đặc biệt không xảy ra tình trạng tranh giành, cướp lộc như nhiều lễ hội.
  • Tuyến xe điện Hoàn Kiếm - Hoàng thành Thăng Long bắt đầu hoạt động vào dịp Tết Nguyên đán
    Sáng 5/2 tại Hoàng thành Thăng Long, tuyến xe điện Hoàn Kiếm - Hoàng Thành Thăng Long sẽ chính thức khai trương nhằm phục vụ nhu cầu tham quan của người dân và du khách khám phá các di sản Hà Nội.
  • Ẩm thực làng cổ Đường Lâm nhận giải thưởng Sản phẩm Du lịch bền vững ASEAN
    Tại lễ trao Giải thưởng Du lịch ASEAN 2024, Việt Nam vinh dự có 25 địa phương, khách sạn, đơn vị được tôn vinh ở nhiều hạng mục giải thưởng. Trải nghiệm ẩm thực Đường Lâm được vinh danh ở hạng mục Giải thưởng sản phẩm du lịch bền vững.
  • Những món ăn vặt bình dân ở Hà Nội khi mùa đông đến
    Tiết trời Hà Nội đã sang đông, se lạnh đang dần len lỏi trên khắp các con phố. Đây là thời điểm mà nhiều tín đồ ăn vặt thích nhất bởi với không khí lạnh này, thưởng thức những món ăn vặt mùa đông ở Hà Nội thì còn gì bằng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
  • Phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Sáng nay 9/5, Sở VH&TT Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Hội thảo Văn hóa năm 2024 khơi nguồn lực, tạo động lực phát triển thiết chế văn hóa
    Thông tin từ Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, ngày 12/5 tại tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
  • Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31
    Sáng 9/5, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31 – VIETNAM MEDI-PHARM 2024 đã chính thức khai mạc tại Cung Văn hoá Hữu nghị (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
Gói hoa cúng Hà Nội xưa – níu miền ký ức
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO