36 phố phường

Bún dọc mùng Hà Nội – “món ăn dân dã” gây thương nhớ trên đất Thủ đô

Ngân Hà (t/h) 16:12 17/08/2023

Ẩm thực Hà Nội nổi tiếng với sự đa dạng, lưu giữ dấu chân của nhiều tín đồ ăn uống, với vô vàn những món ăn thơm ngon nổi tiếng với du khách trong và ngoài nước. Một trong số những món ăn nằm trong danh sách này phải kể đến là bún dọc mùng Hà Nội – món ngon dân dã của vùng đất Thủ đô.

bundocmunghn.jpg
Bún dọc mùng của người Hà Nội.

Với những người con của thủ đô Hà Nội, chắc có lẽ đã quá quen thuộc với món bún dọc mùng này, hương vị chua chua thanh thanh, hội tụ đủ cả rau lẫn thịt, tất cả làm cho món ăn trở nên bắt mắt và thơm ngon hơn rất nhiều. Điểm đặc biệt của món bún này ở chỗ có mọc, có giò, khiến cho món ăn trở nên thơm ngon hơn bao giờ hết.

Món bún có vị chua chua nên khi ăn nhiều người sẽ cảm nhận vị khá giống với món canh chua miền Tây. Bún dọc mùng Hà Nội, càng ăn càng thấy được sự thanh mát, giòn sần sật của dọc mùng, có chút ngọt của mọc, thịt tươi sống hay những lát chân giò hòa quyện cùng bát bún với nước dùng đậm vị tạo nên sức hấp dẫn cho món ăn này.

Bún dọc mùng Hà Nội có cách chế biến tuy đơn giản, không quá cầu kỳ, nhưng đòi hỏi phải có sự tỉ mỉ với những thành phần chính làm nên bát bún như nước dùng, dọc mùng thịt, mọc, móng giò,… Điều đầu tiên phải kể đến là nước dùng ninh xương. Xương đun sôi thì mở vung giảm lửa, đun liu riu, hớt bỏ váng bọt để nước dùng có độ trong hơn. Có thể cho thêm hành khô đã nướng sém vỏ và sườn non vào nồi nước dùng để tăng thêm độ ngọt cho nước dùng.

bundocmung2.jpg
Nước dùng ninh xương bún dọc mùng.

Mọc bao gồm thịt nạc băm trộn, giò sống, thêm nấm hương cùng mộc nhĩ băm nhỏ, rồi nêm gia vị, hạt tiêu, vo tròn thành từng viên vừa ăn, thả vào nước dùng đang sôi, đợi mọc nổi lên và chín thì sẽ vớt ra. Thịt chân giò thường chọn là phần bắp giòn, sau đó cuộn lại, buộc chặt bằng dây hoặc lạt rồi đem luộc nhỏ lửa cho chín kỹ, vớt ra để nguội sau đó thái mỏng thành hình bản tròn. Nhiều quán ăn còn đem chân giò nhuộm vàng bằng nước nghệ tươi, để giúp món ăn thêm đẹp mắt và hương vị lại càng thơm ngon hơn. Điều quan trọng của món bún dọc mùng chính là phần móng giò cần được luộc vừa chín mềm nhưng vẫn giữ được độ giòn của gân và bì.

Đến công đoạn cuối là múc bún vào bát. Bún được trụng ngay trước khi ăn để đảm bảo bún sẽ nóng hổi không làm nước dùng bị nguội khi chan vào. Bún vớt ra bát, rồi cho thêm thịt, mọc, dọc mùng và hành lá thái nhỏ, chan nước dùng có lẫn cà chua vào để các thành phần đều được nước dùng làm nóng. Tất cả hòa quyện vào nhau khiến món ăn trở nên có sức hút khó cưỡng.

bun-doc-mung-ivivu.jpg
Bún dọc mùng có hương vị thanh mát.

Người dân Hà Nội thường ăn món này vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, cho dù sáng hay tối. Khi vào mùa hè oi ả, món bún dọc mùng là món ăn giải nhiệt rất hiệu quả nhờ hương vị thanh mát, còn khi mùa đông lạnh giá ùa về một bát bún nóng hổi, thơm phức lại khiến cho người ăn phải xuýt xoa mãi không thôi.

Với món ăn này, bạn có thể tìm thấy chúng ở bất cứ nơi nào khi đến Hà Nội, những quán bún thường xuất hiện khắp các vỉa hè nhưng hương vị của chúng lại vô cùng thơm ngon, không kém những nhà hàng 5 sao nổi tiếng./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • "Gia đình, bạn bè và đất nước" - Hồi ký sinh động về cuộc đời bà Nguyễn Thị Bình
    Nhằm tái hiện chân thực cuộc đời của bà Nguyễn Thị Bình - một nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia và chứng kiến những biến cố, thăng trầm của dân tộc trong thế kỷ XX - từ thời thơ ấu, quá trình tham gia hoạt động cách mạng đến những dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, và cả những năm tháng sau khi nghỉ hưu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản lần thứ hai cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước”.
  • Nhiều chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước
    Chuỗi chương trình nghệ thuật mừng 50 năm ngày đất nước thống nhất không chỉ là hoạt động kỷ niệm, mà còn là dịp để văn hóa nghệ thuật khơi dậy niềm tự hào dân tộc, hun đúc tinh thần yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam hôm nay và mai sau. Đây là sự tri ân sâu sắc đối với quá khứ, là niềm tin vào hiện tại, và là khát vọng vươn tới tương lai của một dân tộc bất khuất, kiêu hùng.
  • Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025: "Mỗi trang sách – Một niềm tự hào"
    Với chủ đề "Mỗi trang sách – Một niềm tự hào", Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 19/4/2025 với nhiều hoạt động hấp dẫn.
  • Quận Hà Đông: Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
    Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng và ý nghĩa.
  • [Podcast] Bún đậu mắm tôm – Món ăn dân dã của người Hà Nội
    Hà Nội có rất nhiều món ăn ngon được thực khách ưa thích gắn với “bún” như: bún chả, bún cá, bún ốc nguội… Trong số đó các món ăn đó không thể thiếu bún đậu mắm tôm Hà Nội - món ngon làm "xiêu lòng" các tín đồ ẩm thực. Không chỉ là một món ăn, bún đậu còn mang đậm nét văn hóa, gắn liền với lối sống và phong cách ẩm thực rất đỗi bình dị của người Việt nói chung, Hà Nội nói riêng.
Đừng bỏ lỡ
  • Huyện Đông Anh: Phát huy truyền thống quê hương trong kháng chiến chống Mỹ
    Ngày 15/4, huyện Đông Anh đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975-30/04/2025) và gặp mặt, tri ân cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu công an nhân dân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ.
  • Triển lãm “Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975”: Khơi dậy niềm tự hào dân tộc
    Thông tin từ Sở Văn hóa – Thể thao TP. Hồ Chí Minh cho biết, chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 15/4 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ khai mạc triển lãm “Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975”.
  • Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia dệt Dèng A Lưới
    Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề dệt Dèng của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới (TP Huế) đang được bảo tồn và phát huy giá trị với các sản phẩm văn hóa kết hợp hiện đại phục vụ du lịch, trải nghiệm, trình diễn thời trang.
  • Tạo sức bật phát triển du lịch làng nghề Thủ đô
    Hà Nội đã xây dựng và tiến tới ban hành Nghị quyết phát triển khu thương mại và văn hóa. Dự thảo Nghị quyết này đang được Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân, tạo hành lang pháp lý quan trọng, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển thương mại - văn hóa - du lịch, nhất là du lịch làng nghề Thủ đô có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 thu hút trên 3 vạn lượt khách
    Với nhiều hoạt động phong phú và đặc sắc tôn vinh những giá trị di sản văn hóa của Thủ đô, Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 chủ đề “Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới” đã thu hút trên 3 vạn lượt khách tham quan.
  • Triển lãm "Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh"
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), từ ngày 12/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Triển lãm “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh”.
  • Ra mắt hai tập thơ và truyện ký về kháng chiến của nhà thơ Nguyễn Văn Á
    Ngày 12/4, tại Hà Nội, nhà thơ Nguyễn Văn Á ra mắt tập thơ “Giọt sương bên cửa sổ” (Nhà Xuất bản Hội Nhà văn) và tập truyện ký “Phía Nam sông Bến Hải” (Nhà Xuất bản Văn học) nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam khai mạc trại sáng tác tại Hà Nam
    Trại sáng tác diễn ra từ ngày 11 - 17/4, với sự tham gia của 26 tác giả trong lĩnh vực văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng gồm: Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam và tác giả thuộc hội chuyên ngành Trung ương.
Bún dọc mùng Hà Nội – “món ăn dân dã” gây thương nhớ trên đất Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO