Bất chợt dã quỳ

HNMCT| 29/11/2020 16:35

Khi nắng đã nhạt màu, dã quỳ bắt đầu bung nở. Như nắng giữa mùa đông, như mặt trời khoe sáng. Lần đầu tôi bắt gặp dã quỳ không phải trên những sườn đồi, vạt núi. Chỉ là hàng dã quỳ nơi góc vườn một sớm, sao vẫn thấy lòng xao xuyến. Bông dã quỳ dịu dàng trong nắng, xinh tươi và nhỏ nhắn.

Bất chợt dã quỳ
Minh họa: Nguyễn Đăng Phú.

Dã quỳ họ nhà cúc. Không nhỏ như hoàng cúc, chẳng lớn như hướng dương, dã quỳ vàng màu của nắng cuối chiều, màu vàng vừa quen, vừa lạ, vừa ấm nồng lại mong manh. Không biết sự tích hoa dã quỳ có tự bao giờ mà sắc màu huyền hoặc làm kẻ hậu thế bâng khuâng, ngơ ngẩn. Hay bởi những câu chuyện tình yêu luôn làm người ta khắc khoải, bận lòng, để rồi lặng ngắm sắc hoa như nhìn thấy ánh mắt, nỗi lòng của chàng trai cô gái thuở nào bên rừng thông, bờ suối.

Không phải là hoa để cắm chơi trong bình, lâu nay dã quỳ an nhiên trong không gian của riêng mình, lặng lẽ trong xôn xao gió nắng như những loài hoa dại đơn sơ khác. Giữa lòng trời thăm thẳm, màu vàng dã quỳ nổi bật trên nền lá thẫm xanh, đẹp đến nao lòng. Dã quỳ thường hiện diện trên vùng đất cao nguyên nhiều nắng gió. Nhưng cũng có khi không cần phải là đất đỏ mặn mồ hôi, không cần là mênh mang đại ngàn tít tắp, vẫn đôi bông dã quỳ nép mình bên bờ giậu, hàng hiên, lắng nghe tiếng đời thở than, xoa xuýt. Không có hương nên chẳng dụ bướm ong tíu tít, sao dã quỳ vẫn ngời nên nét duyên thầm khó cưỡng. Phải chăng ẩn sâu trong sự đơn sơ là nét riêng đằm thắm, là cái mặn mà không kiểu cách, phô trương.

Xưa chưa từng biết đến màu hoa dã quỳ, mà chỉ “gặp” qua văn thơ sách báo nên thật háo hức, mong chờ được ngắm nhìn hoa. Để rồi sau này yêu hoa dã quỳ, chỉ thoáng thấy gam màu thân thương mắt đã sáng lên như gặp tri âm. Ôi những cung đường phố núi mùa thu, những chặng dài bãi bờ trùng điệp, một góc đồi khuất gió, nhiều mây... đượm màu dã quỳ lan man và hoang hoải. Mỗi bông như chắt lọc nắng gió, như nhắn nhủ điều gì. Muốn ôm hết, muốn cất hết trong lòng để giữ lại hơi ấm cho mùa đông không lạnh. Hình như không phải chỉ là yêu một loài hoa mà là yêu nguồn năng lượng giấu trong tận cùng đáy cánh. Như là nhắn nhủ đừng đánh mất những điều đã ấp ủ, đừng đánh mất mặt trời ở lòng mình dù ngoài kia giá rét vây quanh.

Mùa đông rồi sẽ qua, những chia ly hay cách trở cũng sẽ trôi đi giống như sự tuần hoàn của cỏ cây, đất trời. Chẳng có nỗi buồn nào ngự trị mãi, chẳng có niềm vui nào vĩnh cửu. Hãy bình tâm mà đón nhận, như những bông hoa thản nhiên cùng mưa nắng, cứ đến mùa lại rực rỡ sắc vàng. Có ai tặng ai đâu loài hoa ấy, chỉ là mùa và những khoảnh khắc, cơ duyên đọng lại bên nhau để san sẻ những mơ hồ đơn độc.

Chiều nay đầy gió, lòng chùng xuống khi thấy những cánh dã quỳ vương trên cỏ. Dã quỳ rực rỡ nhưng chóng tàn. Giữa cơn gió bung biêng, xao xác, sắc vàng dường như hiu hắt báo hiệu mùa dã quỳ sắp hết. Ai nâng đỡ cho lòng mình đây khi chỉ thấy bụi đường bám đỏ, gió làm cay mắt, se môi. Ơi dã quỳ, không hẹn mà gặp, không định mà yêu, chẳng đợi mà tàn. Giữ giùm nhé chút nắng cuối cùng dù sắc lá xanh đã kiệt và cánh hoa cuối cùng đã buông.

Biết mùa sau sẽ còn trở lại.

(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn”
    Nhà phê bình văn học Phạm Phú Phong cùng các cộng sự giới thiệu và ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn” tại TP Huế.
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • 6 nhiệm vụ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2025
    Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã ký ban hành Kế hoạch 320/KH-UBND về thực hiện đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2025. Đề án đặt ra 6 nhiệm vụ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2025.
  • [Inforgraphic] 5 định hướng trọng tâm về cải cách hành chính
    Kết luận Hội nghị giao ban Ban chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024. Ban chỉ đạo Thành phố Hà Nội đã nhấn mạnh 5 định hướng về cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 thời gian tới.
Đừng bỏ lỡ
Bất chợt dã quỳ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO