Văn hóa – Di sản

“Bão Thánh Gióng hái cà” ở làng Bẽ

Giang Văn Hồi 06:44 07/07/2024

Nói đến sự tích Thánh Gióng, mọi người đều nhớ chuyện cậu bé làng Gióng ở huyện Gia Lâm. Sau ba năm từ lúc sinh ra, cậu nằm trên chõng tre im lặng, chẳng biết nói cười. Đến một ngày nghe tiếng loa của sứ giả vua Hùng gọi tìm người tài, cậu vươn vai đứng dậy tình nguyện đi đánh giặc Ân.

nghi-le-ruoc-bat-huong-duc-thanh-phu-dong-thien-vuong-ve-ha-ma-mo-hoi-den-tam-tong-cua-thon-phu-ma-xa-phu-linh-huyen-soc-son-ha-noi.jpg
Nghi lễ rước bát hương Đức Thánh Phù Đổng Thiên Vương về Hạ Mã mở hội đền Tam Tổng của thôn Phù Mã, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Từ lúc đó, cậu lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã chật. Dân chúng tứ xứ cùng nhau góp của, góp công đáp ứng mọi yêu cầu của cậu. Bữa ăn hằng ngày của cậu là:

Ba nong cơm bảy nong cà,
Uống một hớp nước cạn đà khúc sông.

Cơm nấu từ gạo của muôn dân bách tính, còn cà nhiều vậy thì lấy ở đâu ra?

Từ xa xưa, làng Bẽ ở huyện Đông Ngàn (tên cũ của huyện Đông Anh) có nghề trồng cà. Nghe tin ông Gióng ăn khỏe, ăn nhiều cà nên dân làng mang đến để ông dùng.

Làng Bẽ ban đầu gọi là Vùng Lầm, nằm ở bờ Nam sông Nguyệt Đức, sau đổi thành làng Xuân Non (mùa xuân non trẻ) và dần biến âm là Xuân Nộn. Làng Xuân Nộn nay thuộc xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội.

img_3515.jpg

Mặc dù tên làng đã thay đổi nhiều lần nhưng quả cà ở nơi đây vẫn luôn gọi là cà Bẽ. Cà làng Bẽ là loại cà bát, quả chọn làm giống to bằng cái bát ăn cơm, gồm ba loại: cà trắng, cà tím, cà da ếch. Cà Bẽ được trồng vào đầu tháng Hai và thu hoạch vào đầu tháng Tư âm lịch hằng năm. Ca dao có câu:

Tháng Chạp là tháng trồng khoai,
Tháng Giêng trồng đậu, tháng Hai trồng cà.

Lại nói, sau khi đánh tan giặc Ân và trở thành Thiên thần, được người dân thờ cúng và mở hội tưởng niệm, ngài vẫn nhớ món cà ghém của làng Bẽ mà ngài đã ăn. Vì thế mà hằng năm, hồn thiêng của ngài về quê giáng hội Phù Đổng, rồi ngài lại cưỡi mây lướt gió băng qua cánh đồng làng Bẽ vào tối ngày 8 tháng Tư. Kỳ lạ thay, đêm ngày mồng 8 tháng Tư năm nào cũng có giông bão. Năm nào ngài bay từ quê nhà lên Từ Sơn qua làng Bẽ về đền Sóc thì năm ấy bão nhẹ. Năm nào ngài bay theo ven sông Hồng lên làng Bẽ qua đất Chèm, huyện Từ Liêm, gặp vua Chèm (tức Lý Ông Trọng), hai thánh (Thánh Đổng vua Chèm) gặp nhau thì màn chào hỏi trở thành bão tố nghiêng cây, trốc nhà. Trận giông bão đêm mồng 8 tháng Tư đến nay vẫn còn diễn ra, dân gian gọi là trận bão “Thánh Gióng hái cà”.
Truyền đời, từ rất xa xưa, dân làng Bẽ trồng cà vào đầu tháng Hai. Dân làng dành 5 sào ruộng tốt ngay trước cửa đình làng để giao cho các giáp trong làng thay phiên trồng cà tiến. Ruộng cà tiến được chăm sóc cẩn thận, không có sâu bệnh, cây lá tốt tươi, hoa sai, quả đẹp.

Để tiến cà, người làng Bẽ lại đan thúng riêng để đựng gọi là thúng Bẽ. Thúng bình thường đựng khoảng 16kg thóc thì thúng Bẽ đựng cà khoảng 20kg, miệng thúng rộng hơn để cà khỏi lăn ra ngoài.
Sau trận “bão hái cà” mồng 8, sáng mồng 9 tháng Tư là ngày khai hội Phù Đổng hằng năm ở huyện Gia Lâm thì dân làng Bẽ sẽ đồng loạt đi nhặt và hái cà. Cà hái ở ruộng cà tiến đem rửa sạch, xếp lại cho đầy các thúng rồi các chị các cô gánh về sân đình để làm lễ trình Thành hoàng làng. Sau đó cà được gánh lên đền Sọ Tam tổng tiến lễ. Kể từ giờ phút đó về sau, cà làng Bẽ mới được thu hái và đem bán ở các chợ trong vùng.

Cũng kỳ lạ thay, từ đây cà Bẽ ăn mới ngọt, chứ trước ngày mồng 8 tháng Tư, cà Bẽ ăn còn chát.

Cà tiến lễ đền Sọ, làm lễ trình Thánh xong, được đưa về hai làng: Sọ Đông (Phù Lỗ Đông) và Sọ Đoài (Phù Lỗ Đoài) để các bà các cô làm cà ghém.

Để có quả cà ghém không mặn, không chua, giòn và có vị ngọt, người ta dùng dao thái quả cà theo chiều từ cuống xuống rốn, sâu độ ba phần tư quả cà, thái một quả làm 4 hoặc 6 miếng nhưng vẫn gắn với nhau. Sau đó, rắc muối lên cuống của quả cà sao cho đầy cả ngọn mà muối không vãi xuống. Người ta đặt nhẹ nhàng từng quả vào vại thành từng lớp, các lớp chồng lên nhau rồi nén lại.

Để có quả cà ghém còn nguyên màu trắng, tím hoặc da ếch, không bị đen hoặc có mùi lạ, thì không được nén cà bằng đá. Nếu nén bằng đá, một vài quả sẽ bị nổi, cà nổi là bị đen; và cả vại cà sẽ có mùi đá ngâm, không ăn được. Vì vậy vại nén cà phải là vại sành, cái trong chồng vừa khít vào cái ngoài. Loại vại này làm ở lò gốm Thổ Hà hoặc Hương Canh, ngày nay vẫn còn bán ở nhiều nơi. Khi đã xếp cà đầy vại, người ta đặt vại nhỏ vào trong và đổ đầy nước để tạo sức nén. Và như thế, toàn bộ cà được ngâm trong nước cà, vô cùng sạch sẽ, cà không đổi màu, khi chín lấy cà ở vại để sắp lễ, mỗi quả cà thành 4 miếng hoặc 6 miếng xòe nở như những cánh hoa. Khi thụ lộc, cà ăn giòn, ngọt và thơm.

Cà ghém được để nguyên tám tháng từ tháng Tư năm trước đến tháng Hai năm sau. Đến lễ hội tháng Hai của đền Sọ Tam tổng, những quả cà này được đem ra lễ thần vào ngày giã hội. Đó là tiệc khao quân của các làng khi kết thúc hội rước đền Sọ Tam tổng, với ba món chính là cơm nắm, muối vừng và cà ghém làng Bẽ.

Từ xa xưa, lễ hội Tam tổng đền Sọ được tổ chức quy mô. Đám rước của ba tổng: tổng Sọ, tổng Xuân Nộn, tổng Phù Xá gồm 16 xã. Mỗi xã rước 2 kiệu: kiệu bát cống, kiệu hậu bành, tổng cộng là 32 kiệu. Đoàn rước rất đông người, cờ hoa, đồ tế khí rực rỡ náo động một vùng rộng dài mấy cây số. Đoàn rước xuất phát từ các làng, rước lên đền Sọ trình Thánh, rồi từ đền Sọ, đoàn rước hàng tổng lên đền Mã, từ đền Mã vào đền Sóc, và sau đó lại rước về đền Sọ theo chiều ngược lại.

Trước đây, hội đền Sọ Tam tổng diễn ra suốt 12 ngày, từ ngày 8 đến 20 tháng Hai hằng năm, đến khi Pháp và Mặt trận Việt Minh đấu tranh vào hồi quyết liệt, từ năm 1944 trở đi, suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp, rồi 21 năm chống Mỹ cho đến ngày 30/4/1975 không còn hội hè đình đám nữa. Sau năm 1975, đất nước thống nhất, lễ hội ở các làng quê, trong đó có đền Sọ được mở lại, nhưng lễ vật và các nghi lễ đơn giản hơn trước rất nhiều.

Ngày nay, trong quá trình hiện đại hóa, đô thị hóa, cánh đồng làng Bẽ rộng bạt ngàn năm xưa đã thành khu công nghiệp với các nhà máy lớn: nhà máy bi, nhà máy khóa, nhà máy xích líp, xí nghiệp thịt bò Úc, trường Việt - Hàn... Ruộng hết, cà Bẽ không còn, kéo theo lễ tiến cà đền Sọ cũng không còn nữa, nhưng hằng năm, vào ngày 8 tháng Tư vẫn có “bão hái cà”... Quý thay tấm lòng cao cả của Đức Thánh, những người đã giúp ngài thuở hàn vi, ngài chẳng bao giờ quên!

Bài liên quan
  • Một con phố vẫn thơm mùi thuốc Bắc
    Phố nghề Lãn Ông kéo dài khoảng 180m, nằm trên khu vực từng là đất thôn Hậu Đông, tổng Hậu Túc của huyện Thọ Xương cũ, nay thuộc phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp chiếm đóng Hà Nội và đặt tên cho con phố này là “rue de Fou-Kien” (nghĩa là phố Phúc Kiến) do có nhiều người Hoa Kiều từ tỉnh Phúc Kiến di cư về đây sinh sống. Vào năm 1949, con phố này được đổi tên thành Lãn Ông - lấy theo biệt hiệu của vị danh y Việt Nam là Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
(0) Bình luận
  • Huế đề nghị công nhận 4 hiện vật quý thời Nguyễn là Bảo vật Quốc gia
    Chuông Ngọ Môn, Ngai hoàng đế Duy Tân, Phù điêu bằng đá thời Minh Mạng và Tượng rồng thời Thiệu Trị đã được lập hồ sơ trình cơ quan chuyên môn thẩm định để công nhận bảo vật Quốc gia.
  • 45 cây trăm tuổi vừa được công nhận cây di sản Việt Nam
    Hội đồng Cây di sản Việt Nam (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam) vừa tổ chức họp và xét duyệt 45 cây lâu năm của 6 tỉnh, thành phố đủ điều kiện được công nhận là cây di sản Việt Nam.
  • Giới thiệu gần 200 hình ảnh, tài liệu lưu trữ gốc về tiếp quản Thủ đô
    Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), sáng 24/9 tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tổ chức sự kiện “Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia và Tiếp quản Thủ đô”. Đây là minh chứng góp phần tái hiện những thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc và Thủ đô từ khi Hiệp định Geneva năm 1954 được ký kết.
  • Từ ngôi đình làng Vạn Phúc
    Họa sĩ Nguyễn Nghiêm thật có lý, khi chọn tấm ảnh đình làng Vạn Phúc, như một biểu tượng, để trình bày bìa cuốn “Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Vạn Phúc”. Xưởng in Viện Điều tra - Quy hoạch rừng, với máy ốp - sét hiện đại đã thể hiện được gần như trọn vẹn, đường nét và màu sắc, hơn thế nữa, tôn lên vẻ đẹp vốn có của ngôi đình, từ búp bàng non đến lớp rêu phong cổ kính...
  • Nghệ thuật trang trí, chạm khắc ở bảo vật Quốc gia “Thần Oai Vô địch Thượng tướng quân”
    “Cửu vị thần công” được đúc bằng đồng tại Kinh đô Phú Xuân (TP Huế ngày nay) dưới thời vua Gia Long (1762 - 1820) với nghệ thuật trang trí và chạm khắc đỉnh cao thời Nguyễn.
  • Làng gốm cổ Kim Lan - điểm du lịch mới của Thủ đô
    Đầu tháng 8 vừa qua, UBND Thành phố Hà Nội có quyết định về việc công nhận điểm du lịch xã Kim Lan, huyện Gia Lâm. Đây là bước cộng hưởng tuyệt vời trong nỗ lực không mệt mỏi của người dân, nghệ nhân làng nghề gốm cổ, các nhà khoa học, chính quyền địa phương với mục tiêu phát triển bền vững làng nghề nhờ tài nguyên văn hóa độc đáo ở Kim Lan.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hàng nghìn phụ nữ Thủ đô tham gia đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài
    Sáng 5/10, Chương trình đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển” nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 thu hút đông đảo sự quan tâm của nhân dân Thủ đô cùng du khách trong và ngoài nước.
  • 22 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi ảnh nghệ thuật Hà Nội lần thứ 54
    Sáng ngày 5/10/2024, tại Phố Sách Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc và trao giải Cuộc thi ảnh nghệ thuật Hà Nội lần thứ 54. Triển lãm là một hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).
  • Lan tỏa giá trị truyền thống qua Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2024
    Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), tối 4/10, Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Hà Nội - Tinh hoa áo dài” đã khai mạc tại sân khấu Quảng trường Đoan Môn - Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long.
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
    Kỳ thi vào lớp 10 năm tới có thể gồm toán, văn và một môn được bốc thăm ngẫu nhiên, theo dự kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến cho dự thảo Thông tư về Quy chế tuyển sinh THCS và THPT mới.
  • Trưng bày 70 tranh cổ động tấm lớn tại thị xã Sơn Tây
    Triển lãm tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô trưng bày, giới thiệu 70 tác phẩm tranh cổ động của các họa sĩ chuyên và không chuyên trên toàn quốc, được tuyển chọn từ Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
  • [Video] Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội: tái hiện hình ảnh Thủ đô 70 năm lịch sử
    Nằm trong chuỗi các hoạt động cao điểm chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), tối 4/10 tại Trung tâm Di sản văn hóa Thế thế giới Hoàng thành Thăng Long, Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 chủ đề “Hà Nội - Tinh hoa áo dài”. Chương trình nghệ thuật đem đến cho các đại biểu, người dân và du khách quốc tế các tiết mục nghệ thuật được dàn dựng công phu, tái hiện hình ảnh Thủ đô 70 năm lịch sử.
  • Những hình ảnh ấn tượng trong buổi tổng duyệt "Ngày hội văn hoá vì hoà bình"
    Để chuẩn bị cho "Ngày hội văn hoá vì hoà bình" trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), các đơn vị tham gia chương trình đã có buổi tổng duyệt vào chiều 4/10.
  • Tây Hồ gắn biển 2 công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Ngày 5/10, UBND quận Tây Hồ đã tổ chức gắn biển 2 công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô gồm: Dự án cải tạo, nâng cấp trường Tiểu học Xuân La; Dự án cải tạo, nâng cấp Trung tâm GDNN - GDTX quận Tây Hồ (cơ sở 2).
  • Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình - Kỷ Niệm 70 năm Giải Phóng Thủ Đô và 25 năm danh hiệu Thành phố vì hòa bình
    Chương trình sẽ diễn ra từ 7h00 – 10h00 sáng ngày 6/10/2024 tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm, mở đầu với nghi lễ dâng hương tại Tượng đài vua Lý Thái Tổ, tưởng nhớ công lao các bậc tiền nhân đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng và xây dựng Thủ đô...
  • "Bay qua Hồ Gươm": Khắc họa Hà Nội qua những vần thơ
    Tập thơ “Bay qua Hồ Gươm” của tác giả Huỳnh Mai Liên ra mắt ngày 4/10, tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, giống như bức “ký họa” về Hà Nội xưa và nay ở nhiều sắc độ, phong vị.
  • Ký ức phía sau bức ảnh “Phố Hàng Đào trong ngày tiếp quản”
    Thời khắc các cánh quân của Đại đoàn quân tiên phong từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô năm 1954 mãi mãi đi vào lịch sử và in đậm trong ký ức của bao người Hà Nội. Đã có nhiều tác phẩm nhiếp ảnh ghi dấu thời khắc hào hùng “đoàn quân kéo về mùa thu ấy/ nhịp trống rung ba mươi sáu phố phường” ấy trong đó có tác phẩm “Phố Hàng Đào trong ngày tiếp quản” của ông Lê Sửu (một người dân Hà Nội). Bức ảnh giản dị, chân thực, có ý nghĩa lịch sử không chỉ với riêng gia đình ông mà còn là khoảnh khắc vô cùng đặc biệt của Thủ đô Hà Nội.
  • 33 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024
    Chiều tối ngày 4/10/2024, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã tổ chức khai mạc, trao giải Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024.
  • Với tờ lịch tháng Mười
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Với tờ lịch tháng Mười của tác giả Bùi Việt Mỹ nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
  • [Video] Khắc họa thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội qua 500 hình ảnh, tài liệu
    Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng 4/10 tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội khai mạc Triển lãm với chủ đề “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”.
  • [Podcast] Cơ chế đặc thù về đầu tư để Thủ đô phát triển toàn diện
    Luật Thủ đô (sửa đổi) có nhiều chính sách ưu tiên, vượt trội, trong đó có các cơ chế đặc thù về đầu tư, tạo thuận lợi cho Thành phố Hà Nội phát triển toàn diện. Điển hình như quy định về ưu đãi đầu tư, Luật Thủ đô quy định, các dự án mà thành phố cần ưu tiên thu hút sẽ được hưởng các ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp... Từ các cơ chế đặc thù về đầu tư sẽ góp phần tạo điều kiện cho Thành phố Hà Nội phát triển mạnh mẽ hơn, xứng đáng là Thủ đô của nước C
“Bão Thánh Gióng hái cà” ở làng Bẽ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO