Bàn ủi con gà

Cao Văn Quyền| 03/06/2019 09:55

Vào những năm 80 của thập niên về trước có lẽ không ai là không biết tới bàn ủi (hay còn gọi là bàn là) con gà. Thoạt đầu nghe tên thì thấy là lạ, nhưng thật ra lại dễ hiểu vô cùng. Cái cần gạt đóng, mở nắp (để bỏ than vào bên trong) của chiếc bàn ủi có hình con gà trống nên người ta gọi luôn là bàn ủi con gà.

Vào những năm 80 của thập niên về trước có lẽ không ai là không biết tới bàn ủi (hay còn gọi là bàn là) con gà. Thoạt đầu nghe tên thì thấy là lạ, nhưng thật ra lại dễ hiểu vô cùng. Cái cần gạt đóng, mở nắp (để bỏ than vào bên trong) của chiếc bàn ủi có hình con gà trống nên người ta gọi luôn là bàn ủi con gà.

Bàn ủi con gà có nhiều loại. Loại làm bằng sắt, loại bằng nhôm, loại pha lẫn gang với thiếc, loại lại nguyên chất bằng đồng. Nhưng cho dù là loại nào đi chăng nữa, hồi ấy nhà nào mà có lấy một chiếc bàn ủi thì được xếp vào hàng ngũ gia đình giàu có. Nhất là những nhà sở hữu chiếc bàn ủi bằng đồng, vì giá trị thực của nó rất lớn, rất quý. Nhà tôi khi ấy có một chiếc bàn ủi bằng đồng, rất nhiều lần túng thiếu, khó khăn nhưng cả nhà vẫn quyết giữ lại. Đó là tài sản từ thời ông bà để lại. 

 Ở phía gia đình bên nội, bố tôi là con trưởng, và cũng là con trai duy nhất, tính bố hợp ông bà nên sau khi già ông bà ở với gia đình tôi. Tính bà nội thì sạch sẽ, ngăn nắp không ai bằng. Ngoài chuyện sắp xếp đồ đạc trong nhà, vườn tược bà còn chú ý đến chuyện ăn, chuyện mặc của mỗi người. Quần áo mỗi người trong nhà để vừa mắt bà ngoài sạch sẽ, thơm tho còn phải thật phẳng.

Bà vẫn hay bảo với chúng tôi rằng, mình nghèo cỡ nào cũng được nhưng ra ngoài nhất định phải đàng hoàng, tử tế, đừng để người khác cười vào mặt vì sự luộm thuộm, lôi thôi. Mười mấy năm về làm dâu bà, mẹ tôi cũng “lây” dần thói quen sạch sẽ ngăn nắp, nên rất chú trọng tới hình thức, chăm lo quần áo của chồng con. Quần áo của bố, của anh chị em tôi cái nào cái nấy đều được ủi thẳng nếp, treo ngăn nắp ở tủ. 

Bàn ủi con gà
Và mẹ thường ủi quần áo vào những hôm mưa gió, tranh thủ lúc không đi làm đồng. Cái bàn học của anh em chúng tôi, mẹ nhờ bố kênh ra giữa gian nhà, phía trên trải một lớp chăn chiên, dùng tay chỉnh thật phẳng một lượt. Sau khi cho than vào bàn ủi mẹ là tấm chăn trước để lông xẹp xuống, phòng có hạt bụi nào thì nó cũng dính chặt vào chăn, khi là không sợ vương vào quần áo.

Trong nhà lúc nào cũng có sẵn một bao tải than đặt ở xó bếp. Than được tận dụng sau khi nấu cơm rượu, nấu bánh chưng dịp Tết hay lúc đi chợ, đi đám giỗ sẵn đâu có than, có củi tốt là mẹ lại xin về để dành cho vào bàn ủi. Tôi để ý rằng mẹ hay dùng than gáo dừa (vỏ quả dừa sau khi lấy hết nước và cơm dừa).

Vỏ gáo dừa phơi khô khi đun rất đượm và cháy được rất lâu, ủi đồ chẳng cần lo than nguội và gắp than lần hai, lần ba. Thi thoảng không có than gáo dừa mẹ dùng than củi bình thường. Mỗi lần ủi đồ tôi lại làm chân sai vặt cho mẹ. Lúc thì chạy vào bếp lấy thêm than, lúc lại hộ mẹ treo quần, áo vào tủ.

Làng tôi khi đó chỉ độ vài hộ gia đình có bàn ủi. Ai cũng muốn mình được đẹp hơn trong mắt mọi người, nhất là vào những dịp quan trọng như cưới xin, lễ hội, tết nhất. Chính vì thế chiếc bàn ủi của nhà tôi được chu du khắp nơi, tứ xứ. Cao điểm nhất vẫn là vào dịp Tết, chẳng lúc nào nó được nghỉ ngơi. Tôi thích cái không khí, tình làng nghĩa xóm thời xưa lắm. Hai nhà mặc dù cách nhau cả cây số nhưng tình cảm như thể là láng giềng của nhau. Người thiếu cái này, người thừa cái nọ, cứ thế trao đổi, mượn nhờ vô tư. Cái cách mỗi người gìn giữ, sử dụng đồ đi mượn hệt như đồ nhà mình, cẩn thận và nâng niu. 

 Tôi nhớ năm nào cũng vậy, sát chiều ba mươi Tết, cô Hường mới tới nhà tôi mượn bàn ủi. Mỗi lần cô tới mượn, chưa cần hỏi lý do cô đã phân bua “Tết nhất bận quá, nhà em chẳng kịp nữa”. Tôi vẫn cứ ấn tượng mãi, cái khuôn mặt khắc khổ của cô, hai gò má cao lộ gồ xương lên càng trông cô khắc khổ. Chân ống thấp ống cao và quần áo thì luôn ở bộ dạng mặc đồ lao động. Mọi người trong làng ai cũng biết cô thuộc dạng nghèo.

Năm nào không thấy cô ấy đến mượn bàn ủi mẹ tôi lại chép miệng, thương cảm mấy đứa nhỏ con cô ấy, đã không có áo mới còn lại phải mặc áo nhăn. Kể tiếng nhà tôi có bàn ủi, nghe thì người ta nghĩ là nhà có của ăn của để, nhưng thực ra cũng thuộc vào diện hộ nghèo, có năm kinh tế eo hẹp chị em chúng tôi cũng không được mua quần áo mới dịp Tết, mẹ toàn phải ủi đồ cũ cho chúng tôi mặc. Tôi nhớ rất rõ cái khoảnh khắc mẹ ủi đồ xong, từ một bộ quần áo nhăn nhúm ấy thế mà qua ít phút chúng đã trở nên rất phẳng, trông như mới. Nỗi buồn không có quần áo mới mặc dịp Tết cũng vơi đi phần nào.

Năm tôi học lớp 6, những ngày sát Tết, chẳng ai bảo, trong lúc cả nhà đi vắng tôi tự ý lấy đồ của cả nhà ra ủi. Khi ấy đơn giản tôi nghĩ, mình rảnh rỗi, thương bố mẹ, phụ giúp được chút nào hay chút ấy. Lúc là chiếc áo màu tím hoa cà của mẹ, không may, khi gắp than tôi đã làm rơi xuống áo của mẹ làm thủng một chỗ. Tôi hoảng hốt, sợ nhiều hơn là tiếc chiếc áo đã hỏng. Lúc biết chuyện mẹ đã mắng tôi một trận xối xả vì cái tính tự ý làm mà làm còn bị đoảng nữa.

Thực ra thì mẹ rất ít khi la tôi nhưng có lẽ lần này, phần nhỏ mẹ xót của, phần nữa đây là tấm áo bà ngoại tặng nhân dịp mẹ về nhà chồng. Tôi tủi thân khóc tu tu nhưng sau đó cũng được an ủi phần nào bởi mẹ kéo tôi lại vỗ về, thủ thỉ rằng mẹ đã quá lời. Đó là kỷ niệm có lẽ cả đời tôi sẽ không bao giờ quên được.

Khi điện lưới quốc gia bắt đầu phủ khắp nơi, cũng là lúc xuất hiện bàn ủi điện với nhiều tiện lợi hơn hẳn. Chẳng mấy ai dùng bàn ủi con gà bằng than nữa, vô tình nó bị chìm trong quên lãng. Mấy năm gần đây, người ta lùng sục mua bàn ủi này với giá tiền triệu. Vài người biết tin tìm đến nhà nhưng bố mẹ tôi nhất quyết giữ lại. Vì với ông bà, bố mẹ đó là kỷ vật, là niềm vui tinh thần.

Với biết bao nhiêu mẫu mã bàn là, từ rẻ tiền tới đắt tiền, từ hàng nội cho tới hàng ngoại nhưng chẳng thể thu hút tôi bằng chiếc bàn ủi con gà dân dã, thân thuộc ngày nào.
(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Đường vào chiến dịch mùa xuân năm 1975
    Những trang nhật ký chiến trường luôn mang trong mình hơi thở của lịch sử, là chứng nhân sống động về những năm tháng hào hùng của dân tộc. Chiến sĩ Bùi Quang Thuận - người lính thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 12, Trung đoàn 186, Sư đoàn 312 đã ghi lại hành trình tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử bằng những dòng nhật ký chân thực và xúc động.
  • Thành tựu sau 50 năm đất nước thống nhất đưa Việt Nam vững bước vào kỷ nguyên mới
    Đại diện lực lượng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh phát biểu tại lễ kỷ niệm cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) sáng 30/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ - nguyên Tham mưu trưởng Quân khu 7, nhấn mạnh niềm tự hào về những thành tựu của đất nước sau 50 năm non sông Việt Nam nối liền một dải.
  • Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” ở Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải
    Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải diễn ra trang nghiêm và xúc động chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 53 năm Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Trị.
  • [Podcast] Chùa Báo Ân - cổ tự gần nửa thiên niên kỷ của Thủ đô
    Cầu Giấy từng là vùng đất cổ, nơi tụ cư của những làng nghề trăm tuổi. Mảnh đất này từng chứng kiến trận Cầu Giấy lừng danh vào thế kỷ XIX – nơi nghĩa quân Việt Nam chiến thắng thực dân trong những ngày đầu chống xâm lược. Nơi đây còn là vùng đất của những ngôi đình làng, những mái chùa ẩn mình sau lũy tre, nơi đời sống tâm linh thấm sâu vào từng nhịp sống của cư dân. Ngày nay, giữa những đổi thay của cuộc sống hiện đại, vẫn còn đó một chứng nhân thầm lặng: Chùa Báo Ân – cổ tự có lịch sử gần nửa thiên niên kỷ.
  • Tinh thần đại thắng mùa Xuân năm 1975 tiếp thêm sức mạnh để thế hệ trẻ bước vào kỷ nguyên vươn mình cùng dân tộc
    Tại buổi lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), đại diện thế hệ trẻ Việt Nam đã có bài phát biểu giàu cảm xúc, thể hiện khát vọng vươn mình của dân tộc bước vào kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
Bàn ủi con gà
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO