Tản văn

Bài thánh ca đó còn nhớ không em?

Hồ Huy 22/12/2023 09:45

Đêm đã phủ lên thế gian thứ bóng tối bất tận vô minh. Màu sắc, thanh âm, hình hài của vạn vật vẫn cựa quậy sinh sôi trong những đôi mắt tâm hồn. Chỉ có tâm hồn mới làm cho biết bao thứ ẩn dật trong bóng tối vô minh kia tồn tại và thao thức. Cũng như đêm đang đẩy xuống đời ta thứ thanh âm của Chúa. Những hồi chuông xứ đạo vẫn bay lên trên bầu trời ngan ngát hương hoa. Ở nơi đó em còn nhớ không em, dẫu chỉ là một thánh ca buồn?

Đêm đang cúi đầu, đêm đang rên xiết, hay đêm chỉ đang âm thầm níu những giọt thời gian, những giọt thời gian ngưng trên tay Chúa? Tiếng chuông một đời hay tiếng chuông muôn đời vẫn thế, là mê man trên những phiến ngà, là nụ hôn trên những môi hoa, hay chỉ là một thứ khắc khoải trong lòng của những con chiên nơi Chúa? Đêm chưa quên…

Đêm chưa quên, đêm nào quên những đêm ánh đèn lung linh chân Chúa. Noel như những dòng sông ánh sáng về nguyện trên bầu trời Hà Nội. Hà Nội mùa noel cũng tự bao giờ mà đẹp tự bao giờ. Người ta đi bên nhau, người ta cười với nhau, người ta tình với nhau và mong ước gửi những niềm yêu thương vĩnh cửu…

Hình như mỗi mùa Noel, cái lạnh thấu vào xương giữa trời đêm Hà Nội chỉ làm cho con người ta càng gần với nhau, càng tử tế với nhau và trên hết thảy là yêu thương nhau. Yêu thương như Chúa từng yêu thương con người…

Tôi đã đi bên em bao mùa Noel, tôi đã đi bên An bao mùa có Chúa, tôi đã nghe cùng em bao câu kinh giữa bầu trời đêm thắp lửa, hay là lửa đang thắp trong lòng bài thánh ca yêu thương? Bài thánh ca yêu thương như tiếng chuông ngoài kia đang bay lên trên cao…

Có lẽ đó là mùa Noel cuối cùng chúng tôi bước bên nhau. Khi những bài thánh ca vang lên từ phía giáo đường thì An chừng như đã yếu lắm, sau một đêm hoa lạ nở vài dấu thơm. Sau đợt chúng tôi trở về từ Tây Bắc, trở về từ những nụ hoa pằng tớ dày, trở về từ những bức tranh còn đang dang dở.

z4997501808524_d87466abbbd02934b2efdcb0c0606428(2).jpg

Phố Nhà thờ, phố của những đôi tình nhân đang hân hoan bên Chúa, phố của xưa cũ, phố của hẹn hò, phố của những đôi bàn tay nắm chặt những đôi bàn tay. Phố nhìn phố, đèn nhìn đèn, yêu thương bám riết yêu thương. Và tôi nhìn An, thành phố choàng lên đôi vai em bài thánh ca giáo đường…

Đêm ấy sương đêm, loài sương trắng bay trên bầu trời đêm ngoài kia như loan tin một mùa Noel rét mướt. Những mái đầu chụm vào nhau trên phố khuya, những vỉa than đỏ hồng nướng những bắp ngô rực hồng đâu đó ấm những phố khuya còn đôi bàn tay. Những đôi bàn tay thủa ấy, những đôi bàn tay thủa ấy? Tôi đang tự hỏi mình những đôi bàn tay có còn trong những đôi bàn tay? Thời gian như một tiếng thở dài nơi Chúa. Này Chúa, câu kinh nguyện năm xưa nay đâu?

Này Chúa, câu kinh nguyện năm xưa nay đâu? Tôi ngước lên bầu trời đêm đang cách Hà Nội hàng ngàn ki lô mét, đang cách Hà Nội những năm dài lòng tôi còn hát: Bài thánh ca đó còn nhớ không em?

Hẳn là giờ ở một nơi nào đó cũng trong vòng tay Chúa, An đang mỉm cười nhìn tôi. Tôi vẫn luôn cho rằng như thế. Giống như ngày xưa tôi từng choàng lên vai em 1 nụ cười.

Đời người thật lạ, có những nụ cười có thể đi theo bạn suốt cuộc đời, có những câu nói có thể đi theo bạn suốt cuộc đời, có những hình hài có thể ám ảnh bạn suốt một đời. Nhưng… lại là nhưng, bạn không thể nắm giữ nó suốt cuộc đời. Và đó dường như là bất hạnh lớn nhất của con người… bất hạnh của chính bạn!

Năm ấy, sau dịp Noel ít hôm, tôi nhận được tin An đã về nước Chúa. Tôi chỉ biết lặng đi níu tay mình vào mùa đông tàn tạ: Lạy Cha chúng con ở trên trời, xin cho danh Cha được nên thánh. Xin Nước Cha được đến, ý Cha được thực hiện ở dưới đất cũng như trên trời…

Một hôm tôi mở đọc Kinh Thánh: “Hỡi các tầng trời cùng những ai ở đó, hãy vui mừng đi! Trên trời được bình an và hợp nhất trọn vẹn vì tất cả các thiên sứ ở đó đều làm theo ý Đức Chúa Trời.”

Lạy Chúa, tôi làm sao biết An đang ở đâu, tôi làm sao biết An đang hạnh phúc hay khổ đau? Hay chỉ An đang biết tôi đang hạnh phúc rồi mỉm cười như từng có một đêm Noel bóng biển trăng treo? Này An, bài thánh ca đó còn nhớ không em?

Tôi ngước mắt lên nhìn thành phố. Thành phố đang ngủ, những bóng trăng của quá khứ đang ngủ, thứ ánh sáng của vĩnh hằng nhìn tôi thao thức. Một vài câu kinh nguyện le lói trong đầu, một vài câu thánh ca còn vọng hang sâu. Lời chúa, lời An, đời tôi… tất cả như những câu thánh ca chắp vá. Tôi miên man hát, tôi miên man nhớ, tôi miên man mỉm cười, những nụ cười buồn như bóng trăng hoen.

Ở nơi đâu lời Chúa như chìm sâu, tôi vươn vai bám vào những hình hài trầm tích. Ở nơi đâu lời em như chìm sâu, tôi vươn vai bám vào hoang tàn và phế tích. Đêm đã là đêm từ những đêm có Chúa, đêm đã là đêm từ những đêm vắng Chúa và đêm đã là đêm giữa vòm trời này tôi vắng em. Thế giới vắng nhau, con người vắng nhau, tình nhân vắng nhau, âu đã là một lẽ thường mà ta vắng nhau.

Bài hát cũ, câu nguyện cũ, lời yêu thương cũ, năm tháng hẹn hò cũ, chúng ta dường như sinh ra giữa cuộc đời này để hát cho nhau nghe, đó là sứ mệnh đẹp nhất của mỗi một con người dù bài hát có yêu thương hay khổ đau. Này em, bài thánh ca đó còn nhớ không em?./.

Bài liên quan
  • Những ngày chớm đông
    Tỉnh dậy sau một giấc ngủ thật sâu, tôi vẫn cố cuộn tròn trong chăn nghe tiếng gió ù ù ngoài cửa sổ. Mím chặt đôi bờ môi khô, hít một hơi thật sâu, cảm nhận cái lạnh đang luồn sâu vào lồng ngực. Mùa đông đến thật rồi.
(0) Bình luận
  • Hương hoa mùa xuân tụ trong chén trà
    Năm nay mọi thứ dường như trôi qua chậm hơn, Lập Xuân rồi mà vẫn cứ rét ngọt và nắng hanh hao mãi. Phải đến qua Nguyên tiêu mới thấy lác đác mưa phùn cùng gió nồm ẩm thổi vào Giêng hai Bắc bộ. Chiều nay trà thất của tôi đón khách quý từ phương xa ghé thăm.
  • Thắp lên cánh đồng mùa xuân
    Ngày Tết, tôi có hứng thú đi tìm miền cỏ nước. Từ thuở bé đến bây giờ vẫn nguyên một mong ước giản dị mà xa xôi ấy. Ví von một chút là được vị thần thiêng liêng của Tết năm đó mừng tuổi cho một hình sắc cánh đồng vào xuân. Ngẫm thế, chợt thấy nếu được trải mình vào cánh đồng đang dâng lên tràn chảy sắc xuân ấy, thật sẽ là một món quà trang trọng, lịch lãm và cải biến diệu kỳ.
  • Nhớ miền tết xưa
    Hương xuân chạm vào cánh cửa thời gian, phố dài lên áo mới cũng là lúc đông rời đi chẳng bỏ quên gót mùa. Trong tiếng cựa mình của chồi non, xuân hòa cùng vào nỗi nhớ, dư âm Tết xưa cất gọi yêu thương. Tôi là đứa trẻ rất thích Tết, thích không khí chộn rộn, tất bật vui tươi những ngày cận Tết. Mùi Tết, hương vị Tết cứ len lỏi vào trong lòng tôi suốt những năm tháng tuổi thơ.
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • Thân thương căn bếp mùa đông
    Ngoài kia, gió mùa Đông Bắc ào ạt tìm về, bập bùng trên mái tôn, hun hút luồn vào khe cửa. Những chiếc lá cuối thu lặng lẽ buông mình. Đất trời hanh hao đón một mùa đông mới. Chị em tôi chui ra khỏi chăn chờ mẹ tìm quần áo ấm.
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
Bài thánh ca đó còn nhớ không em?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO