Emagzine

Bài cuối: Hợp thành dòng chảy tinh hoa

Phương Anh 02/08/2023 09:54

Sự hợp lưu giữa văn hóa Thăng Long và văn hóa xứ Đoài càng làm phong phú thêm bản sắc văn hóa kinh kỳ, đồng thời định hình một tầm vóc mới cho Thủ đô.

bia-bai-cuoi.jpg
0001.jpg

Theo GS. Kiều Thu Hoạch, xứ Đoài cùng với xứ Đông, xứ Nam, xứ Bắc là tên gọi theo phương vị của 4 trấn Sơn Tây, Hải Dương, Sơn Nam, Kinh Bắc nằm kề cận quanh kinh đô Thăng Long. Trong số đó, Sơn Tây theo “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi là trấn thứ hai trong 4 kinh trấn và là phên dậu phía tây Thượng Kinh thời Lê. Xứ Đoài xưa là một vùng đất rộng lớn với núi Ba Vì làm trục, xung quanh hai bờ tả ngạn và hữu ngạn sông Hồng và sông Đà, bao gồm một phần tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang, Vĩnh Yên, Phúc Yên (cũ) và toàn bộ tỉnh Sơn Tây (cũ) (Theo Sơn Tây tỉnh chí, 1941 của Phạm Xuân Độ). Sau này, dưới chế độ mới, tỉnh Hà Tây (cũ) được thành lập do sự sáp nhập Sơn Tây và Hà Đông, toàn bộ phần tả ngạn sông Đà và sông Hồng thuộc các tỉnh khác. Tuy nhiên, khi nói đến Hà Tây là người ta nghĩ đến xứ Đoài, còn phần Hà Đông là thuộc trấn Sơn Nam Thượng.

“Xét về mặt văn hóa lịch sử, thì Sơn Tây - xứ Đoài cũng như xứ Đoài nói chung là nơi phong tục chất phác, mộc mạc và còn giữ được những bản sắc của văn hóa Việt cổ. Dù đã bao lần thay đổi vị thế hành chính nhưng cái cốt cách xứ Đoài, cái hồn văn hóa bản thổ của xứ sở thì vẫn như còn lắng đọng đâu đó trong tâm thức dân gian, trong các tập tục cổ truyền, trong các kiến trúc “đình Đoài”, trong các câu ca dao ngạn ngữ, trong những mảng tường đá ong và những con đường đất đỏ màu son lượn quanh đồi tím phớt hoa mua…”, GS. Kiều Thu Hoạch nhận định.

0003.jpg
e-linh-tinh-vinh-phuc-va-4-xa-thuoc-huyen-luong-son-tinh-hoa-binh-sap-nhap-voi-ha-noi.-tu-day-su-hop-luu-giua-van-hoa-tha-6-.jpg

PGS. TS. Lê Hồng Lý – Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho rằng: “Vùng đất Sơn Tây xưa hay nay chắc chắn là nơi cốt lõi, là địa bàn chính của xứ Đoài. Nơi đây với non Tản sông Đà đã tạo nên một xứ Đoài đặc trưng cho văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa tứ trấn của Hà Nội hôm nay nói riêng. Chính địa hình, khí hậu và thổ nhưỡng miền đất xứ Đoài ấy đã tạo nên một vùng văn hóa với một ngọn núi linh thiêng cho cả dân tộc, một thành cổ Sơn Tây - địa danh chứa đựng biết bao nhiêu chứng tích lịch sử, văn hóa”.

Cái tên xứ Đoài đã đi sâu vào tâm thức dân gian từ lâu đời và thường xuất hiện như một không gian văn hóa. Cũng bởi thế, khi Hà Tây sáp nhập với Hà Nội thì những giá trị văn hóa của vùng đất cổ này cũng đã góp phần bồi đắp thêm sự đặc sắc, phong phú cho văn hóa của Thăng Long - Hà Nội.

19.jpg
e-linh-tinh-vinh-phuc-va-4-xa-thuoc-huyen-luong-son-tinh-hoa-binh-sap-nhap-voi-ha-noi.-tu-day-su-hop-luu-giua-van-hoa-tha-3-.jpg

Nói như nhà thơ Bằng Việt, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội thì điều quan trọng đối với văn hóa và tâm linh con người từ thời điểm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính ấy đó chính là Thủ đô mới đã ôm trọn trong mình thế mạnh không đâu có của hai vùng đất “địa linh nhân kiệt” tự ngàn đời, hai vùng văn hóa lớn là Thăng Long và xứ Đoài nổi trội nhiều mặt trong lịch sử và tạo ra thế đứng ưu việt trên bình diện cả nước. “Ai cũng biết vùng đất Hà Nội cũ là vùng văn hiến từ lâu đời, trung tâm của nền văn minh sông Hồng, đã có từ bốn đến năm nghìn năm lịch sử. Nhưng cũng không ai là không biết vùng văn hóa xứ Đoài cũng hết sức nổi tiếng, với biết bao chứng tích văn hóa vật thể và phi vật thể, làm rạng danh cả nước”, nhà thơ Bằng Việt khẳng định và ông minh chứng thêm bằng câu ca dao mới đã có trong dân gian từ thế kỷ trước: “Một vùng trời đất gấm hoa/ Nhìn vào quê lụa, nhìn ra kinh kỳ/Ngàn năm văn vật đâu bì/ Hà Tây, Hà Nội đi về có nhau!”

0005.jpg

Lại nhớ, trong một bài viết “Hà Nội với Hà Tây trước đây”, cố nhà văn Tô Hoài cũng đã khẳng định “quan hệ giữa Hà Tây và Hà Nội lâu đời như cùng trên cõi đất phát tích của dân tộc, bởi nó là một miền đất không thể kể sự khác nhau của mỗi thời kỳ, theo tên gọi và theo địa giới hành chính”. Và ông đã chỉ ra sự kết nối thú vị giữa hai vùng đất, từ số dân di cư tới Thủ đô; những làng nghề, thợ nghề về nội đô làm ăn buôn bán; rồi giới tri thức Hà Nội đến từ Hà Đông, Sơn Tây và cả tiếng Hà Nội. “Giới tri thức, đời nào cũng có những quan chức ở Thăng Long rồi nhiều người có trang ấp, nhà cửa tọa lạc ở các làng xóm xung quanh. Từ Nguyễn Trãi ở Thường Tín, Phan Huy Chú ở Quốc Oai cho đến khi ra đời văn học chữ quốc ngữ, các cây bút tài danh thuở ban đầu như Phạm Duy Tốn, Nguyễn Văn Vĩnh ở Phú Xuyên, Nguyễn Khắc Hiếu ở Khê Thượng…”

0007.jpg
chua_thay_01-1-.jpg

Sau khi hợp nhất Hà Tây và Hà Nội, Thủ đô Hà Nội trở thành địa phương giàu có nhất nước về di sản văn hóa, bao gồm 5.922 di tích, 1 di sản văn hóa thế giới, 1.793 di sản văn hóa phi vật thể. Đáng chú ý, các địa phương có nhiều di tích nhất lại là các huyện thuộc vùng văn hóa xứ Đoài và Sơn Nam Thượng (với tổng số 3.969 di tích), đặc biệt có nhiều di tích nổi tiếng có giá trị như chùa Hương, chùa Tây Phương, chùa Thầy, chùa Đậu, đình Tây Đằng, đình Chu Quyến, đình Thụy Phiêu.

Trong số 1.793 di sản văn hóa phi vật thể của Hà Nội thì Ba Vì (thuộc tỉnh Sơn Tây cũ, xứ Đoài) là huyện đứng thứ ba (sau Thường Tín và Đông Anh) với 126 di sản. Những huyện thuộc xứ Đoài xưa cũng sở hữu số lượng di sản văn hóa tương đối phong phú: Thạch Thất – 92, thị xã Sơn Tây - 78, Phúc Thọ - 75, Đan Phượng - 61, Quốc Oai - 51 (Theo Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Thành phố Hà Nội). Nếu tính cả một phần Hoài Đức, Từ Liêm cũng thuộc xứ Đoài xưa, thì toàn bộ di sản văn hóa phi vật thể của xứ Đoài hiện tại là 483 di sản.

Theo PGS. TS Lê Hồng Lý, điều này cho thấy số lượng di sản văn hóa phi vật thể của xứ Đoài trên đất Hà Nội chiếm một phần không nhỏ. Trong số đó là các lễ hội dân gian xứ Đoài, một giá trị đáng kể của văn hóa xứ Đoài xưa và nay. Ngoài ra, Hà Nội còn có hệ thống 1.350 làng nghề, làng có nghề chứa đựng những nét văn hóa truyền thống đặc sắc và có giá trị kinh tế cao.

0008.jpg

Sau 15 năm hội nhập cùng vùng đất văn hiến Thăng Long, có thể thấy các yếu tố văn hóa đặc sắc của vùng văn hóa xứ Đoài và trấn Sơn Nam Thượng vẫn được gìn giữ và phát huy thế mạnh góp phần cùng Thủ đô tiến lên văn minh, hiện đại. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được nâng cao, song song với việc phát huy truyền thống văn hóa. Công tác quản lý, bảo tồn, phát huy các di tích văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn được Thành phố tiếp tục được chú trọng. Nhiều chương trình, đề án bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể được triển khai, nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng được khơi nguồn từ di sản đã góp phần đánh thức tiềm năng di sản, tạo nên “điểm đến” hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước khi đến với Thủ đô. Các làng nghề tích cực chuyển mình, chất lượng mẫu mã sản phẩm ngày một đa dạng hơn.

9_12_1.jpg
Phong trào xây dựng nông thôn mới tạo cho nông thôn Hà Nội những diện mạo mới.

Các lễ hội dân gian được chú trọng đi sâu vào bản chất của tinh thần dân tộc góp phần tạo nên môi trường văn hóa lễ hội lành mạnh, giữ được nét đẹp văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Phong trào xây dựng nông thôn mới cũng đã tạo cho nông thôn Hà Nội những diện mạo mới. Các hoạt động giao lưu, hợp tác về văn hóa giữa Thủ đô Hà Nội với các tỉnh thành trong cả nước cũng như với quốc tế đã được đẩy mạnh, là cơ hội để văn hóa Thăng Long - Hà Nội và văn hóa xứ Đoài được lan tỏa...

Ở lĩnh vực văn học nghệ thuật, trong 15 năm hòa nhập, giới văn nghệ sĩ Thủ đô đã không ngừng nỗ lực, đẩy mạnh các hoạt động trải dài trên nhiều mặt, từ sáng tác, biểu diễn, nghiên cứu, điền dã và đi thực tế… Các hội chuyên ngành đã hết sức chủ động, nỗ lực nhằm tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động Hội, phát huy hết tiềm năng sáng tạo của hội viên nhằm đưa văn học, nghệ thuật Thủ đô ngày càng phát triển, góp phần thúc đẩy hoạt động văn hóa Thủ đô lên một tầm cao mới.

thang-82008-dia-gioi-hanh-chinh-thu-do-mo-rong-trong-do-toan-bo-tinh-ha-tay-huyen-me-linh-tinh-vinh-phuc-va-4-xa-thuoc-huyen-luong-son-tinh-hoa-binh-sap-nhap-voi-ha-noi_page-0001-2-.jpg

Có thể nói sự hòa quyện giữa vùng đất văn hiến Thăng Long với tinh hoa văn hóa xứ Đoài cùng các vùng văn hóa khác đã góp phần kiến tạo, định hình một tầm vóc mới cho Thủ đô. Những thành quả trong lĩnh vực văn hóa suốt 15 năm qua đã phần nào minh chứng cho điều đó. Tuy nhiên, để tiếp tục phát huy được bản sắc độc đáo, tinh túy giữa 2 vùng đất cổ, từ đó bổ sung cho nhau một cách hữu cơ và có chọn lọc, cùng vươn tới tầm cao, đạt tới các giá trị tinh hoa chân chính... thì vẫn còn nhiều thách thức đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp các ngành và toàn thể nhân dân Thủ đô.

TS. Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục Quốc hội trong một bài viết về văn hóa Thăng Long – xứ Đoài cho rằng sau khi hợp nhất, văn hóa đón nhận sự biến đổi cả tích cực và tiêu cực đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước phải có những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ, những người làm công tác văn hóa từ cơ sở đến thành phố.

0009.jpg

Theo ông, thành phố cần tranh thủ trí tuệ của giới tri thức trên địa bàn Thủ đô để quan tâm phát huy, lan tỏa nền văn hóa trung tâm. Vùng đô thị hóa phải được quản lý một cách chặt chẽ để chấm dứt dự án “treo” phản cảm về văn hóa. Dành nguồn đầu tư ngân sách tương xứng trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa Thủ đô. Hà Nội phải xác định là địa phương luôn đi đầu trong văn hóa, phải tìm cách để hoạt động văn hóa không làm mất đi bản sắc của vùng văn hóa nghìn năm nhưng đồng thời tiếp thu văn hóa thế giới, công nghệ mới của thời kỳ 4.0.

Đề cập tới việc phát huy giá trị của lễ hội dân gian xứ Đoài, PGS.TS. Lê Hồng Lý cho rằng khai thác tiềm năng của lễ hội nói chung, lễ hội dân gian xứ Đoài nói riêng cùng tất cả những gì liên quan đến nó, là một công việc đặt ra có tính cấp thiết cho Sơn Tây nói riêng và Hà Nội nói chung. Làm sao để biến những di sản văn hóa thành những sản phẩm cao cấp của nền kinh tế mềm là việc cần được chính quyền địa phương lưu tâm. Phải có một quy hoạch chiến lược càng sớm càng tốt trước khi đô thị hóa, công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế đang gõ cửa từng giây từng phút đối với thành phố vệ tinh Sơn Tây của Thủ đô ngàn năm văn hiến và đặc biệt là của một xứ Đoài với bản sắc riêng của núi Tản sông Đà.

0010.jpg

Nhà thơ Bằng Việt đề xuất tới đây trong quy hoạch tổng thể Thủ đô, cần có định hướng phát triển các trung tâm văn hóa, bao gồm nhiều mũi nhọn theo những thế mạnh của từng vùng đất, tuy nhiên vẫn phải giữ được sự kết nối, hài hòa. “Văn hóa Thăng Long và văn hóa xứ Đoài, hai thế mạnh đã từ lâu nhập cuộc cùng nhau một cách tinh tế và hài hòa, chắt lọc và bổ sung cho nhau, sẽ phải cùng hợp thành một dòng chảy tinh hoa duy nhất của cả nền văn hóa Thủ đô rộng lớn, có sức sống bền bỉ, năng động, đậm đà bản sắc độc đáo và cùng vươn cao, bay xa trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế của Thủ đô”, nhà thơ Bằng Việt nhấn mạnh.

13-16675706157051679479929.jpg

Có thể nói sự hợp lưu của văn hóa Thăng Long với văn hóa xứ Đoài và trấn Sơn Nam Thượng kể từ khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính đã góp phần làm giàu có thêm bản sắc văn hóa Thủ đô. Gìn giữ nét tinh hoa, đặc sắc, đa dạng của 2 vùng văn hóa này trong sự hài hòa, kế thừa và phát triển là hết sức cần thiết để nguồn lực văn hóa ngày càng phát huy được tiềm năng và thế mạnh. Hi vọng trong giai đoạn tới, vị thế cao đẹp, hài hòa này của văn hóa Thủ đô sẽ tiếp tục được phát huy mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn, làm giàu thêm vẻ đẹp tinh thần của một Thủ đô đứng đầu cả nước về tiềm năng văn hóa, vững bước tiến vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên con đường phát triển bền vững./.

Tác giả: Đặng Thủy

Thiết kế: Phương Anh

Bài liên quan
  • Bài 4: Bảo tồn và phát triển làng cổ
    Chớp mắt đã tròn 15 năm Hà Nội chính thức mở rộng địa giới hành chính bằng việc hợp nhất toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã của huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình. Kho di sản nghìn năm Thăng Long giàu có thêm bội phần vì hội tụ văn hóa của vùng “đất bách nghệ”, của những ngôi làng cổ rêu phong trong trầm tích lịch sử và thời gian.
(0) Bình luận
  • Cột cờ Hà Nội: Chứng nhân lịch sử ngày tiếp quản Thủ đô
    Nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trên đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội, Cột cờ Hà Nội là di tích lịch sử thời Nguyễn còn tương đối nguyên vẹn nhất trong khu vực Hoàng thành Thăng Long kể từ đầu thế kỷ XIX đến nay. Nơi đây, đúng vào ngày 10/10/1954, lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam độc lập được kéo lên đỉnh Cột cờ, tung bay trên bầu trời Hà Nội.
  • Dấu son ngoại giao văn hóa Thăng Long – Hà Nội
    Hà Nội với vị thế là Thủ đô – trái tim của Việt Nam, đã thể hiện được vai trò đầu tàu, dẫn dắt trong hầu hết các lĩnh vực kể từ khi thành lập nước (2/9/1945), đến ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954), tới ngày thống nhất non sông (1975) và hiện tại. Trong đó, Hà Nội đạt được nhiều thành tựu nổi bật về ngoại giao, nhất là ngoại giao văn hóa, trở thành điểm sáng và hình mẫu của cả nước.
  • Chờ đợi sự bứt phá và sáng tạo
    Xây dựng Thủ đô thời kỳ đổi mới là một trong số những đề tài đã được các tác giả phản ánh trong nhiều tác phẩm mỹ thuật đương đại. Là một đề tài mũi nhọn, được nhiều công chúng và giới chuyên môn kỳ vọng, nhưng thực tế mảng sáng tác này vẫn còn “thiếu” và “yếu” đòi hỏi cần có sự dấn thân, đột phá và sáng tạo của cá nhân mỗi nghệ sĩ.
  • Góc nhìn lịch sử mới mẻ, lãng mạn và hào hoa
    Sau gần 3 tháng phát động, Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) đã khép lại với Lễ trao giải thưởng và khai mạc triển lãm được tổ chức tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội (từ 10/8 đến 31/8). Những tác phẩm được giới thiệu tại triển lãm góp phần tuyên truyền đậm nét về mốc son và ý nghĩa của Ngày Giải phóng Thủ đô, đồng thời mang đến những góc nhìn mới mẻ về lịch sử hào hùng của Thành phố nghìn năm văn hiến.
  • Kỷ niệm về bức bích họa chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô
    Tháng 10 năm 1978, học xong chương trình cao học ở Sophia, nước CHND Bungari, chuyên khoa tranh hoành tráng, tôi về làm việc ở Xưởng Mỹ thuật Quốc gia - nơi tập trung các họa sĩ có tên tuổi để sáng tác và thực hiện những bức tranh và những bức tượng đài có tầm vóc lớn cả về nội dung tư tưởng và hình thức mà các họa sĩ đơn lẻ không thể thực hiện được.
  • Người anh hùng dẫn đầu đoàn quân tiến vào giải phóng Thủ đô
    Mùa thu tháng Mười này, quân và dân ta long trọng kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Giữa những ngày vui lịch sử, chúng ta lại nhớ đến hình ảnh hào hùng của đoàn quân chiến thắng tiến vào 5 cửa ô tiếp quản Thủ đô Hà Nội trong rừng cờ hoa, cùng niềm vui hân hoan của hàng vạn người dân. Chỉ huy dẫn đầu đoàn quân là Anh hùng Nguyễn Quốc Trị. Ông là tấm gương sáng không chỉ cho các chiến sĩ bộ đội lúc bấy giờ, mà còn cả cho thế hệ mai sau.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cơ hội khám phá tinh hoa di sản kiến trúc Hà Nội
    Trên những tuyến phố như Ngô Quyền, Lê Thánh Tông, Tràng Tiền… của quận Hoàn Kiếm có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng. Hằng ngày, người ta vẫn đi qua, hoặc chỉ dừng lại để… “check-in”. Tuy nhiên, những công trình ấy lưu giữ những… bí mật lộ thiên ấy không phải đều mở cửa thường xuyên để đón khách. Với mong muốn tạo cơ hội cho công chúng khám phá “tuyến đường di sản này”, Ban Tổ chức Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã xây dựng một tour khám phá tinh hoa di sản kiến trúc. Đây sẽ là dịp để công chúng vừa được “chạm” vào quá khứ, vừa được trải nghiệm nhiều loại hình nghệ thuật, thỏa mãn mỹ cảm của nhiều giác quan.
  • Một giấc mơ xa
    Vân nằm duỗi chân ở sofa, nghe đài mà hai con mắt cứ ríu lại. Jim và Coen vừa theo bố chúng ra ngoài. Ở thị trấn này, trẻ em và những chú cún luôn được thỏa thích dạo chơi. Ánh nắng của buổi sáng đẹp trời chiếu xuyên qua tấm rèm cửa khiến Vân không nỡ ngủ vùi. Cô sống cùng gia đình chồng ở một vùng phía đông Hà Lan, nơi mà cuối tuần nghe nói mình đi dạo là biết sắp được chở vào rừng. Sáng này nếu không thấy mệt trong người thì cũng đã…
  • [Podcast] Chính sách vượt trội phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng đối với Hà Nội
    Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị đặt ra nhiệm vụ xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp. Để thành phố Hà Nội hiện thực hóa nhiệm vụ này, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có chính sách vượt trội để phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (mô hình TOD) cho Hà Nội.
  • Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần là bảo vật quốc gia
    Chum gốm hoa nâu Hiệp An là vật chứng tiêu biểu góp phần tạo nên truyền thống riêng biệt của nghề gốm truyền thống Việt Nam ở thế kỷ 13...
  • Bắc Bộ chính thức đón không khí lạnh
    Dự báo, chiều tối và đêm nay 22/10, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực vùng núi Đông Bắc bộ...
Đừng bỏ lỡ
  • Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Đặng Thiêm Một đời cần mẫn “hút nhụy hoa xây mật”
    Tôi biết nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Đặng Thiêm từ cuối năm 2008, sau khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội. Theo đó, một số hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Hà Tây (chuyên sưu tầm, nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian) cũng nhập vào mái nhà chung là Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội, trong đó có Đặng Thiêm. Dần dà qua công việc, chúng tôi thân thiết và quý mến nhau. Mỗi lần trò chuyện với ông lão quắc thước, thông tuệ nhiều mặt, tôi lại nhớ tới lời của GS.TS Mai Quốc Liên: “Vẫn biết là trời cho tuổi thọ, nhưng chủ yếu là người hiền đức thế nào thì mới được đặc ân như thế!”.
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Văn Mạnh
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Văn Mạnh.
  • Việt Nam giành 3 giải Vàng tại Liên hoan Nghệ thuật châu Á - Thái Bình Dương
    3 giải thưởng trên được trao cho: NSND Lệ Ngọc với tiết mục Cô Đôi Thượng Ngàn; NSƯT Nguyễn Văn Hải và Phạm Thị Hồng với tiết mục Bèo dạt mây trôi. Trong đó, giải thưởng của NSND Lệ Ngọc đạt mức “Gold Plus”, giải Vàng đặc biệt. Ngoài ra, các nghệ sĩ múa của Sân khấu Lệ Ngọc được trao cúp kỷ niệm dàn múa phụ họa xuất sắc của Ban tổ chức.
  • Triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan”
    Nhân dịp kỉ niệm 30 năm ra đời bộ truyện “Thám tử lừng danh Conan”, từ 26/10 đến 25/12/2024, NXB Kim Đồng phối hợp với Tagger tổ chức triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan” tại trụ sở Nhà xuất bản (55 Quang Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đây là cơ hội cho các fan của Thám tử Conan tại Việt Nam được quay về trong ký ức tuổi thơ, thế giới phá án và truy tìm sự thật cùng các vụ án giả lập bí ẩn, hấp dẫn…
  • Khởi công vở tuồng lịch sử “Đoạn Thâm Tình”
    “Đoạn thâm tình” kể về những năm cuối cùng thời vua Lê Hiền Tông và hai năm đầu thời vua Lê Chiêu Thống. Vở diễn do Đoàn nghệ thuật truyền thống, Nhà hát Tuồng Việt Nam dàn dựng.
  • Quảng bá các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận qua điện ảnh
    Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII).
  • Tái hiện lễ khao lề thế lính Hoàng Sa giữa lòng Hà Nội
    Đây là hoạt động trong Chương trình “Biển, đảo trong lòng đồng bào” diễn ra vào tháng 10 tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam.
  • [Infographic] 4 giải pháp thực hiện kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Thủ đô Hà Nội đến 2025
    Vừa qua, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã ký ban hành Kế hoạch 294/KH-UBND về việc Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố đến 2025 và các năm tiếp theo. Để thực hiện hiệu quả Kế hoạch này, UBND Thành phố Hà Nội đặt ra 4 giải pháp, qua đó bảo tồn và phát huy giá trị các di sản, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô vì sự phát triển bền vững của đất nước, thực hiện thắng lợi Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 và Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy Hà Nội.
  • “Đoài Melody” thúc đẩy công nghiệp văn hóa phát triển, lan tỏa sự giao thoa văn hóa xứ Đoài với Thăng Long – Hà Nội
    “Đoài Melody” – chương trình hòa nhạc đặc biệt được Thị xã Sơn Tây tổ chức tối 19/10 tại không gian phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, đã thu hút hàng nghìn khán giả, qua đó khơi dậy nguồn lực phát triển du lịch văn hóa, góp phần thúc đẩy công nghiệp văn hóa Thành phố Hà Nội nói chung phát triển.
  • Gần 1.500 nghệ sĩ, diễn viên tham gia Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024
    Theo thông tin từ Cục Nghệ thuật biểu diễn, Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024 sẽ diễn ra từ ngày 25/10 đến ngày 15/11 tại Trung tâm Văn hóa thành phố Cần Thơ.
Bài cuối: Hợp thành dòng chảy tinh hoa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO