de-xam-ha-noi-phat-huy.png

Trong dòng chảy từ quá khứ đến hiện tại, Xẩm Hà Nội đã và đang được phục hồi, kế thừa và phát triển. Tuy nhiên, để thực sự phát huy “trọn vẹn” giá trị của Xẩm Hà Nội một cách lâu dài và bền bỉ trong nhịp sống hiện đại thì vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức.

hat-xam.png

Xẩm Hà Nội, nét văn hóa dân gian “đượm sắc” Kinh kỳ, phát triển mạnh từ thế kỷ 19 và đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần, phản ánh cuộc sống, ước mơ, và tâm hồn của người dân qua từng làn điệu, lời ca.

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong điều kiện xã hội lúc đó, những người hát Xẩm thường chuyển tải những câu tục ngữ, truyện nôm hay truyện cổ tích, thần thoại, những chuyện sinh hoạt, những cảnh bất công xã hội, các sự kiện đương thời… thông qua một số bài Xẩm cụ thể, nhân vật và sự kiện lịch sử được thể hiện. Đồng thời, trong lời hát còn bày tỏ thái độ căm ghét của người dân đối với quân xâm lược, lòng thương cảm vô hạn đối với đồng bào, Tổ quốc.

tric.png

Không chỉ có giá trị lịch sử văn hóa, hát Xẩm còn thể hiện rõ tính nhân văn sâu sắc. Qua những bài Xẩm, những nghệ sĩ hát Xẩm có dịp chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, và cả những thành quả lao động của chính mình với mảnh đời bất hạnh trong xã hội.

xam-5.png

Những loại hình diễn xướng dân gian như hát Xẩm không đơn thuần mang ý nghĩa về mặt văn hóa, mà lớn lao hơn, đó chính là sự thể hiện rõ nét của đời sống, là biểu hiện của tư tưởng, của tâm hồn cha ông ta. Đó chính là một phần của nguồn cội. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay việc có một nguồn cội vững chắc chính là điểm tựa để chúng ta nuôi dưỡng và hiện thực hóa khát khao vươn tới những tầm cao mới.

hat-xam-4.png

Từng có giai đoạn phát triển cực thịnh là thế, song cũng như nhiều loại hình âm nhạc dân tộc khác, hát Xẩm đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Sự phổ biến của internet và các thể loại âm nhạc mới đã tạo ra một không gian giải trí đa dạng, nhưng cũng khiến cho việc tiếp cận và yêu thích Xẩm trở nên khó khăn hơn với thế hệ trẻ. Dù công nghệ số và truyền thông mới có tiềm năng lớn trong việc quảng bá Xẩm, việc sử dụng chúng một cách hiệu quả để thu hút người trẻ lại là một thách thức lớn.

xam-4.png

Thực tế cho thấy, việc truyền dạy và bảo tồn Xẩm cũng gặp phải những trở ngại lớn. Nghệ sĩ Xẩm chân chính, những người đã dành cả đời mình để nắm bắt và phát triển kỹ thuật cũng như tinh thần của Xẩm đang dần trở nên hiếm hoi. Quá trình học và thực hành Xẩm đòi hỏi sự kiên nhẫn và lâu dài, với việc luyện tập không chỉ là kỹ thuật mà còn là sự hiểu biết về bối cảnh lịch sử và văn hóa dân tộc, trở thành một rào cản đối với nhiều người, nhất là khi giáo trình và phương pháp dạy học hiện đại hóa chưa được áp dụng rộng rãi ở loại hình này.

tric-2.png

Theo anh Đàm Quang Minh, hiện Xẩm đang đối mặt với thực trạng không có cơ chế hỗ trợ chính thống và thiếu vắng nhà hát riêng. Điều này dẫn đến việc Xẩm được phát triển và phục hồi một cách “tự phát” theo hình thức lan tỏa trong cộng đồng, hình thành nên các câu lạc bộ (CLB), nhóm Xẩm. Mặc dù cách tiếp cận này mang lại sự linh hoạt và khả năng thích ứng cao với môi trường sống hiện đại, nhưng cũng gặp phải những hạn chế nhất định. Việc thiếu một cơ sở vật chất cố định và chuyên nghiệp hạn chế khả năng tổ chức các sự kiện, biểu diễn và lớp học bài bản, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng nghệ thuật cũng như sự phát triển của Xẩm.

Các CLB và nhóm Xẩm này, mặc dù đã tạo nên một sức sống mới cho Xẩm thông qua việc tổ chức các buổi biểu diễn tại các phố đi bộ, các không gian văn hóa cộng đồng, nhưng vẫn cần một hệ thống hỗ trợ bài bản hơn để nâng cao kỹ năng nghệ thuật, quảng bá và phát triển bền vững. Sự thiếu vắng của cơ chế hỗ trợ chính thống không chỉ ảnh hưởng đến việc bảo tồn và phát triển Xẩm mà còn làm giảm cơ hội để Xẩm tiếp cận với đông đảo công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ và khách du lịch quốc tế.

hat-xam.png

Trước sự thay đổi không ngừng của xã hội hiện đại, vô vàn loại hình giải trí mới ra đời, phải làm sao để Xẩm Hà Nội vừa giữ được cái “hồn mộc mạc” thuở ban đầu vừa được đổi mới, hấp dẫn, phù hợp với thị hiếu ngày nay? Và hơn cả là loại hình này nhận được sự quan tâm và có “chỗ đứng” xứng đáng với những giá trị văn hóa mà nó mang lại?

Trước hết, cần có sự hợp tác và hỗ trợ từ nhiều phía, bao gồm chính quyền địa phương, cộng đồng, các tổ chức văn hóa và nghệ sĩ. Chính quyền thành phố có vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của Xẩm. Điều này có thể thể hiện qua việc hỗ trợ kinh phí, cung cấp không gian biểu diễn hoặc thậm chí là tổ chức các sự kiện văn hóa, cuộc thi để quảng bá loại hình nghệ thuật này. Hơn nữa, các chính sách và sáng kiến cụ thể nhằm bảo tồn và phát triển Xẩm cũng cần được chính quyền xem xét và thực hiện một cách nghiêm túc.

tric(1).png

NSND Thuý Ngần nhấn mạnh, để Xẩm Hà Nội phát triển và lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa, cần phải có sự hỗ trợ và cam kết mạnh mẽ từ phía chính quyền cùng với sự tham gia nhiệt tình từ cộng đồng. Một chiến lược quảng bá rộng rãi, kết hợp với việc tổ chức các sự kiện, cuộc thi và liên hoan Xẩm trên quy mô lớn, sẽ giúp tăng cường nhận thức và yêu mến đối với loại hình nghệ thuật này. Hơn nữa, việc tạo điều kiện để các nghệ sĩ Xẩm trẻ có cơ hội học hỏi từ các bậc thầy, các nghệ sĩ kỳ cựu cũng sẽ góp phần quan trọng vào quá trình bảo tồn và phát triển Xẩm.

Bên cạnh đó, việc tăng cường công tác đào tạo, quảng bá, và nghiên cứu về Xẩm là hết sức quan trọng trong quá trình bảo tồn và phát triển loại hình nghệ thuật này.

xam.png

Ưu tiên hàng đầu vẫn là truyền dạy theo kiểu truyền khẩu, truyền nghề của các nghệ nhân dân gian, bởi đây không chỉ là cách thức đào tạo truyền thống mà còn là cách để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của Xẩm.

xam-3.png

Thêm nữa, việc tạo điều kiện và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là những người trẻ tuổi, vào các hoạt động liên quan đến xẩm là rất quan trọng. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc tổ chức các cuộc thi hát xẩm dành cho giới trẻ, các chương trình văn hóa và dự án cộng đồng nhằm tạo ra sự kết nối giữa các thế hệ và lan tỏa tình yêu với xẩm. Thông qua những nỗ lực này, xẩm không chỉ được bảo tồn mà còn phát triển thành một biểu tượng văn hóa sống động, góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa dân tộc.

Sự kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và đổi mới, giữa việc bảo tồn và phát triển sẽ là chìa khóa để xẩm Hà Nội không chỉ được kế thừa, phục hồi mà còn phát triển bền vững trong thời đại mới./.

Nội dung & thiết kế: Tô Ngọc Oanh

Bài liên quan
  • Bài 2: Sức sống Xẩm giữa Thủ đô hiện đại
    Thời hiện đại, Xẩm tưởng chừng không kịp “thích ứng”, khi các lớp nghệ sĩ kỳ cựu dần khuất núi, cùng với sự đô thị hóa nhanh chóng, các hình thức giải trí mới ra đời khiến Xẩm dần trở nên xa lạ với thế hệ trẻ. Nhưng không! Dù có lúc tưởng như đối mặt với sự mai một, Xẩm vẫn chứng minh được sức sống kiên cường và giá trị văn hóa bền vững của mình. Những người yêu Xẩm Hà Nội đã đưa loại hình âm nhạc này “sống” gần hơn với nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.
(0) Bình luận
  • Bài 2: Sức sống Xẩm giữa Thủ đô hiện đại
    Thời hiện đại, Xẩm tưởng chừng không kịp “thích ứng”, khi các lớp nghệ sĩ kỳ cựu dần khuất núi, cùng với sự đô thị hóa nhanh chóng, các hình thức giải trí mới ra đời khiến Xẩm dần trở nên xa lạ với thế hệ trẻ. Nhưng không! Dù có lúc tưởng như đối mặt với sự mai một, Xẩm vẫn chứng minh được sức sống kiên cường và giá trị văn hóa bền vững của mình. Những người yêu Xẩm Hà Nội đã đưa loại hình âm nhạc này “sống” gần hơn với nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.
  • Bài 1: Các dòng Xẩm Hà thành xưa
    Hà Nội, thành phố của di sản văn hóa, từ lâu đã trở thành nơi lưu giữ và phát triển nhiều loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc - trong đó có hát Xẩm. Không chỉ là âm nhạc, Xẩm còn là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội, thể hiện rõ tính nhân văn sâu sắc và làm phong phú đời sống tinh thần của cộng đồng.
  • Bài cuối: Hợp thành dòng chảy tinh hoa
    Sự hợp lưu giữa văn hóa Thăng Long và văn hóa xứ Đoài càng làm phong phú thêm bản sắc văn hóa kinh kỳ, đồng thời định hình một tầm vóc mới cho Thủ đô.
  • Bài 4: Bảo tồn và phát triển làng cổ
    Chớp mắt đã tròn 15 năm Hà Nội chính thức mở rộng địa giới hành chính bằng việc hợp nhất toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã của huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình. Kho di sản nghìn năm Thăng Long giàu có thêm bội phần vì hội tụ văn hóa của vùng “đất bách nghệ”, của những ngôi làng cổ rêu phong trong trầm tích lịch sử và thời gian.
  • Bài 3: Phát huy giá trị đất trăm nghề
    Ngoại thành Hà Nội về phía Nam và Tây Nam Thành phố, vốn thuộc khu vực Hà Tây cũ, là vùng đất lâu đời với nhiều trầm tích và truyền thống văn hóa. Đã 15 năm từ ngày sáp nhập Hà Nội (2008 - 2023), dải đất này góp phần làm nên sự phong phú, nét đặc sắc của khu vực ngoại ô Thủ đô, trong đó phải kể đến các làng nghề thủ công truyền thống.
  • Bài 2: Văn hiến vùng đất cổ xứ Đoài và trấn Sơn Nam Thượng
    Hà Tây (cũ) được lập thành từ hai vùng đất cổ xứ Đoài và trấn Sơn Nam Thượng. Đây là hai vùng đất thuộc đồng bằng Bắc bộ nhưng có sắc thái riêng của một tỉnh nằm ở đỉnh chóp, nơi khởi tạo tam giác châu thổ sông Hồng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Để Xẩm Hà Nội phát huy “trọn vẹn” giá trị
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO