Bài 3: Nghệ thuật truyền thống và cầu nối xã hội hóa

Yên Nga/HNM| 19/04/2019 17:17

Hà Nội là nơi hội tụ, chắt lọc và chuyên nghiệp hóa nhiều môn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của dân tộc, như: Chèo, cải lương, tuồng, hát xẩm, ca trù... Đây chính là nền móng cho sự phát triển nghệ thuật phục vụ cộng đồng. Tuy nhiên, để phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của nghệ thuật truyền thống, từ đó đóng góp nhiều hơn cho phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô, rất cần cây cầu nối vô cùng quan trọng - xã hội hóa.

Bài 3: Nghệ thuật truyền thống và cầu nối xã hội hóa
Vở “Tấm Cám” do Nhà hát Chèo Hà Nội dàn dựng. Ảnh: Linh Ngọc

“Kho báu” chờ đánh thức

Nghệ sĩ nhân dân Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học, nghệ thuật Hà Nội nhìn nhận: Trong nền công nghiệp văn hóa Thủ đô, nghệ thuật truyền thống chính là “kho báu”. Khác với những nguồn tài nguyên vật chất, việc khai thác nghệ thuật truyền thống trong phát triển công nghiệp văn hóa không hề khiến các giá trị văn hóa hao hụt, mà càng tăng thêm. Với giá trị tốt đẹp, tính thẩm mỹ cao, nghệ thuật truyền thống không chỉ góp phần phát triển kinh tế, mà còn là “tấm khiên” bảo vệ mỗi người trước những văn hóa phẩm độc hại trong đời sống.

Hiện nay, trên địa bàn Thủ đô có 27 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp của trung ương và Hà Nội giữ gìn và phát huy nhiều môn nghệ thuật truyền thống, như: Chèo, tuồng, cải lương, xẩm, ca trù, chầu văn, múa rối… Nhờ thế mạnh nghệ thuật múa rối nước độc đáo, cùng ý thức liên tục nâng cao chất lượng nội dung, dịch vụ, hàng chục năm qua, Nhà hát Múa rối Thăng Long luôn “sống” khỏe, duy trì 6-8 suất diễn một ngày. Đây cũng là nơi giữ kỷ lục châu Á về việc sáng đèn cả 365 ngày trong năm.

Nhà hát Chèo Hà Nội với chương trình “Long thành diễn xướng” hướng đến phục vụ du khách quốc tế, “Hà Nội đêm thứ bảy” dành cho người yêu chèo đang duy trì hoạt động, đã có thể tự chủ được khoảng 40%. Các đơn vị nghệ thuật truyền thống khác như Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Múa rối Việt Nam, Nhà hát Tuồng Việt Nam với nhiều chương trình linh hoạt, dành riêng cho khán giả trong và ngoài nước, đến nay, đã tự chủ được từ 30% đến 50%.

Bên cạnh đó, trong những ngày không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận hoạt động, phần biểu diễn đàn nhị của nghệ sĩ Trần Văn Xâm luôn thu hút nhiều vòng vây khán giả. Anh không chỉ biểu diễn các tiết mục âm nhạc cổ truyền, mà còn đem đến những tác phẩm âm nhạc đương đại đang được khán giả yêu thích. Tương tự, Chiếu xẩm và nghệ thuật truyền thống của nhóm Xẩm Hà Thành tại đền Vua Lê (Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm) đêm cuối tuần nào cũng chật kín người nghe…

Tuy nhiên, ngay ở những đơn vị hoạt động hiệu quả hàng đầu như Nhà hát Múa rối Thăng Long cũng "có vấn đề" khi hoàn toàn phụ thuộc vào khán giả quốc tế (chiếm khoảng 80% tổng lượng khách mỗi ngày). Nghệ sĩ ưu tú Chu Lượng, Quyền Giám đốc Nhà hát Múa rối Thăng Long cho biết, nhà hát muốn phát triển vững vàng phải “đi bằng hai chân”, tức là thường xuyên phục vụ công chúng Thủ đô và du khách trong, ngoài nước. Song, cơ sở vật chất của nhà hát hiện khá hạn hẹp với duy nhất một sân khấu, chỉ đủ phục vụ khách du lịch trong ngày. Những dịp lễ, Tết, nhà hát phải linh hoạt lắp đặt sân khấu sàn để biểu diễn...

Một thực tế nữa cần nhìn nhận là các chương trình nghệ thuật truyền thống ở Thủ đô không nhiều sáng tạo, chỉ sử dụng vốn cũ, tiết mục na ná nhau. Như vậy, rất khó để khán giả quay lại lần hai hoặc đi đến nhiều điểm diễn.

Và chìa khóa “xã hội hóa”

Xã hội hóa nghệ thuật nói chung và nghệ thuật truyền thống nói riêng là “lời giải” để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô. Thành phố đã có chủ trương và nhiều đơn vị đang thực hiện. Song gần đây, câu chuyện này đang thực sự “nóng” dần lên với những chuyển động thấy rõ.

Theo Kế hoạch số 173/KH-SVHTT ngày 17-5-2018 của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội về triển khai Chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, mỗi năm ngành nghệ thuật biểu diễn dàn dựng và biểu diễn từ 15 đến 20 vở mới, trong đó thành phố chỉ đầu tư cho các đơn vị nghệ thuật công lập dàn dựng mỗi năm không quá 2 vở. Muốn đạt mục tiêu trên, buộc các đơn vị phải xã hội hóa một phần theo hình thức diễn hợp đồng, chủ động hợp tác, xin tài trợ, cho thuê một phần diện tích trụ sở kinh doanh... Để hoàn thành mục tiêu diễn 3.000 đến 4.000 suất phục vụ khán giả mỗi năm, thì cực kỳ gian nan. Nghệ sĩ nhân dân Quốc Anh, Quyền Giám đốc Nhà hát Chèo Hà Nội cho rằng, chỉ có chương trình tốt, phù hợp, có sức hấp dẫn khán giả thì mới có thể thu đủ bù chi. Sức ép ấy cũng là động lực để các đơn vị chủ động “bắt tay” với các tổ chức khác, còn nghệ sĩ năng động, sáng tạo hơn.

Hiện tại, nhiều tổ chức, doanh nghiệp tư nhân đã nhìn ra “mỏ vàng” nghệ thuật truyền thống, nên đầu tư những chương trình chất lượng. Có thể kể đến là chương trình thực cảnh “Tinh hoa Bắc Bộ”, sử dụng âm nhạc, nghệ thuật, nét văn hóa tinh túy của vùng văn hóa Đồng bằng Bắc Bộ, với hệ thống đạo cụ quy mô lớn, âm thanh, ánh sáng tiên tiến trên sân khấu nước tựa lưng vào núi Thầy (Sài Sơn, Quốc Oai). Sau hơn một năm ra mắt, chương trình trở thành thương hiệu nghệ thuật mới ở Thủ đô. Chương trình xiếc “Làng tôi”, vở diễn “Tứ phủ” hòa quyện tinh tế giữa các giá trị truyền thống với nghệ thuật cách tân, cũng đang là “món ăn” hút khách ở Thủ đô.

Nghệ sĩ nhân dân Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam khẳng định, muốn có những chương trình tốt và hay thì Hà Nội cần có hành động cụ thể, có nhiều chính sách ưu đãi, ưu tiên dành cho các doanh nghiệp, đơn vị tư nhân đầu tư, phát triển nghệ thuật truyền thống như miễn giảm thuế, tạo điều kiện xây dựng điểm diễn, đầu tư trang thiết bị sân khấu hiện đại. Bên cạnh đó, thành phố nên có quy hoạch chi tiết cho ngành nghệ thuật biểu diễn và từng môn nghệ thuật truyền thống.

(Còn nữa)
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khán giả Thủ đô hào hứng đón xem vở chèo cổ "Trinh Nguyên" do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng
    Tối 19/5, tại Rạp Đại Nam, đông đảo khán giả Thủ đô đã đến xem buổi tổng duyệt vở chèo cổ "Trinh Nguyên". Vở chèo được dàn dựng công phu từ sự tôn kính nghề và sự tâm huyết với chèo cổ của NSND Trần Quốc Chiêm.
  • Đẩy mạnh phân cấp trong lĩnh vực văn hóa, du lịch khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân về “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Nghị định quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch; báo chí, phát thanh và truyền hình; thông tấn; xuất bản, in, phát hành, thông tin điện tử, thông tin cơ sở và thông tin đối ngoại khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp”.
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • Giải Vật Dân tộc Hà Nội mở rộng tranh cúp Phùng Hưng 2025: Lan tỏa tinh thần thượng võ “vùng đất hai vua”
    Thông tin UBND thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) vừa cho biết, địa phương sẽ phối hợp với Sở Văn hóa và Thể Thao Hà Nội, Liên đoàn Vật Việt Nam tổ chức Giải Vật Dân tộc Hà Nội mở rộng tranh cúp Phùng Hưng lần thứ IV năm 2025. Giải vật dự kiến diễn ra từ ngày 22 đến 25/5 tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao thị xã Sơn Tây, phố Phan Chu Trinh, phường Ngô Quyền.
  • Tây Hồ: Khám sức khỏe cho người cao tuổi tại hai phường Quảng An và Yên Phụ
    Trong không khí tháng Năm đầy ý nghĩa – thời điểm cả nước hướng về kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Hội Người cao tuổi Việt Nam (10/5/1995 - 10/5/2025), hai phường Quảng An và Yên Phụ (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã tổ chức chương trình khám, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên vào các ngày 19 và 20/5/2025.
Đừng bỏ lỡ
Bài 3: Nghệ thuật truyền thống và cầu nối xã hội hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO