Văn hóa – Di sản

Ấn vàng Hoàng đế chi bảo được công nhận là Bảo vật quốc gia

Việt Thương 07:13 07/01/2025

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định công nhận 33 bảo vật quốc gia. Theo Quyết định, Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, thành phố Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh) được công nhận là bảo vật quốc gia đợt này.

an-vang-hoang-de-chi-bao-1735896808.jpg
Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”

Ông Nguyễn Thế Hồng - Giám đốc Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng cho biết, việc công nhận ấn vàng là bảo vật quốc gia sẽ làm tăng giá trị lịch sử, văn hóa của báu vật, giúp cho người xem hiểu hơn về lịch sử Việt Nam.

Theo Quyết định, Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”, niên đại: Tháng 3, năm Minh Mạng thứ 4 (1823); hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh được công nhận là bảo vật Quốc gia đợt này.

Ấn vàng Hoàng đế chi bảo cao 10,4 cm, nặng 10,78 kg, mặt hình vuông, kích thước 13,8x13,7 cm. Đế ấn in dòng chữ “Hoàng đế chi bảo” (Báu vật của hoàng đế).

Đại Nam thực lục chép: "Ngày Giáp thìn, đúc ấn Hoàng đế chi bảo (núm làm rồng cuốn hai tầng, vuông 3 tấc 2 phân, dày 5 phân, bằng vàng mười tuổi, nặng 180 lạng 9 đồng 2 phân). Phàm chiếu thư, sắc dụ đều đóng ấn ấy".

Mặt ấn đúc nổi 4 chữ Hán dạng triện thư "Hoàng đế chi bảo" nằm trong một khung diềm kích thước 10,8cm x 10,8 cm. Dòng chữ bên phải thân rồng gồm 13 chữ "Minh Mạng tứ niên nhị nguyệt sơ tứ nhật cát thời chú tạo" (nghĩa là được đúc vào giờ lành ngày mồng 4 tháng 2 năm Minh Mạng thứ tư, tức năm dương lịch 15-3-1823). Dòng chữ bên trái thân rồng gồm 14 chữ "Thập thành hoàng kim, trọng nhị bách bát thập lạng cửu tiền nhị phân" (nghĩa là: Làm bằng vàng mười, trọng lượng 280 lạng 9 chỉ 2 phân). Quy đổi ra trọng lượng là 10,78 kg, làm từ vàng "thập thành" còn gọi là vàng nguyên chất, vàng ròng, tỷ lệ vàng đạt tới 99,99%. Đây là chiếc ấn thuộc loại đẹp nhất và nặng nhất của triều Nguyễn.

Theo cuốn Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Ấn vàng được dùng cho các hoạt động công quyền, chính sự của triều Nguyễn như lễ khánh tiết, ban ân, xá tội, đi tuần thú các địa phương, sắc thư ban cho nước ngoài.

Đặc biệt, ấn vàng Hoàng đế chi bảo là ấn vàng lớn, đẹp, quý và quan trọng nhất của vương triều Nguyễn. Hiện vật gắn với nhiều mốc lịch sử trọng đại của dân tộc.

Chiều 30/8/1945, sau khi tuyên bố thoái vị, vua Bảo Đại trao Ấn "Hoàng đế chi bảo" - được chọn trong số 200 ấn triện các loại được lưu giữ tại điện Cần Chánh và Ngự tiền văn phòng, cùng thanh bảo kiếm mà vua Khải Định (lên ngôi từ 1916 đến 1925) trao lại, cho chính quyền cách mạng tại Ngọ Môn.

Nhà sử học Trần Huy Liệu tiếp nhận bộ ấn kiếm, chuyển về Hà Nội trước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2/9/1945.

Tháng 12/1946, thực dân Pháp tái chiếm Hà Nội, hiện vật được đem giấu tại ngôi nhà ở làng Nghĩa Đô - vốn là xưởng in tiền của Việt Minh. Ngôi nhà bị phá hủy vào năm 1947. Tháng 2/1952, một tiểu đoàn của Pháp do Tiểu đoàn trưởng Toce Raymond chỉ huy, đào bới phần móng nhà để thu gạch vỡ, phát hiện hai chiếc hòm đựng bộ ấn kiếm. Cùng năm, Pháp trao hai hiện vật cho cựu hoàng Bảo Đại.

Năm 1982, cựu hoàng kết hôn với bà Monique Baudot, người Pháp. Trước khi qua đời vào tháng 8/1997, ông để lại di chúc, trao quyền thừa kế toàn bộ tài sản của ông ở Pháp, bao gồm cả ấn cho vợ. Bà Monique Baudot qua đời năm 2021, sau đó những người thừa kế tài sản của bà mang đi đấu giá. Ngày 18/11/2023, ấn vàng chính thức được hồi hương sau hơn một năm đàm phán, thương thảo và thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan giữa các đối tác Việt Nam và Pháp.

Doanh nhân Nguyễn Thế Hồng, người sở hữu Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng là người đã chi 6,1 triệu Euro (hơn 153 tỉ đồng) mua ấn, dưới sự bảo trợ của Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan Việt Nam. Sau hơn 1 năm hồi hương, Ấn vàng Hoàng đế chi bảo vẫn được trưng bày và bảo quản an toàn, nghiêm mật tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, hạn chế khách tham quan./.

Bài liên quan
  • Công nhận 33 bảo vật quốc gia
    Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).
(0) Bình luận
  • Công nhận 33 bảo vật quốc gia
    Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).
  • Bộ kim phẩm đền Nghè được công nhận là bảo vật quốc gia
    Bộ kim phẩm đền Nghè ở Hải Phòng gồm nhiều hiện vật là trang sức như bông tai, lá trầu quả cau, vòng tay, chuỗi 999 hạt... có từ đầu thế kỷ XX được công nhận bảo vật quốc gia.
  • Phong tục và lệ kiêng tên húy ở làng Triều Khúc
    Theo hương phả, làng Triều Khúc trước kia ở khu vực Giếng Liên, bây giờ là Học viện An ninh (C500), sau làng thiên di về nơi ở như hiện nay. Năm 766, Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng dẫn quân đến đánh thành Tống Bình (Hà Nội), ngài đã đóng quân ở làng Triều Khúc để thao luyện binh sĩ trước khi hạ thành. Đến thời hậu Lê, Vũ Uy đã đem nhiều nghề thủ công mà cụ học được khi đi sứ nước ngoài về truyền dạy cho dân làng Triều Khúc.
  • Hiện thực hóa ước mơ từ cổ phục
    Trong Lễ hội thiết kế sáng tạo 2024 có một show diễn thời trang khiến tất cả công chúng trong và ngoài nước đều đắm mình chiêm ngưỡng. Đó là chương trình “Kế vãng khai lai 2024” - Nhìn lại sử Việt qua trang phục do thương hiệu Vạn Thiên Y thực hiện. Theo đuổi ước mơ bảo tồn di sản, nhà thiết kế Nguyễn Thị Nga (biệt danh Coco, sinh năm 1988) - người sáng lập thương hiệu này đã cùng với các cộng sự đã quyết liệt, dấn thân vào cổ phục để làm sống lại những nét đẹp của mỹ thuật, văn hóa Việt.
  • Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
    Đó là chủ đề Tọa đàm khoa học của Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tại TP Huế vào ngày 20/12. Tham dự có ông Nguyễn Khoa Điềm - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Trưởng ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương cùng các nhà nghiên cứu, nhà văn hóa.
  • Lễ Xên Đông của người Thái là Di sản văn hóa quốc gia
    Lễ Xên Đông (Cúng rừng) là một trong những tập quán xã hội và tín ngưỡng điển hình của đồng bào Thái, được cộng đồng người Thái ở khu vực lòng chảo Mường Lò trao truyền và gìn giữ qua nhiều thế hệ. Đây là niềm tự hào to lớn không chỉ của đồng bào Thái Nghĩa Lộ mà còn của nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tạo đà bước vào kỷ nguyên mới, ngành văn hóa đẩy mạnh cải cách hành chính
    Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, năm 2025, ngành đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách hành chính (CCHC) nói chung và cải cách thủ tục hành chính (TTHC) nói riêng; ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào giải quyết các TTHC nhanh chóng, thuận lợi, đúng pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của cơ quan.
  • Nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung tái hiện Hà Nội truyền thống và hiện đại qua âm nhạc
    Nguyễn Thành Trung, một nhạc sĩ tài hoa và đầy trải nghiệm, ngày càng khẳng định dấu ấn trong làng nhạc Việt. Dù khiêm tốn tự nhận là "nhạc sĩ tay ngang", anh đã để âm nhạc của mình tự lên tiếng, chạm đến trái tim người nghe qua những ca khúc trữ tình, lãng mạn đậm chất tự sự phản ánh sâu sắc tình yêu, gia đình và quê hương, đất nước. Mới đây, nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung cùng ekip đã cho ra mắt album âm nhạc mang tên “Ký ức Hà Nội” như một lời tri ân với Hà Nội – mảnh đất mà anh sinh ra và trưởng thành. Alb
  • Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ Thành phố
    Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong vừa ký ban hành Kế hoạch số 290-KH/TU về tổ chức các hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP Hà Nội.
  • Hà Nội tạm dừng hoạt động tuyến buýt số 43 từ ngày 1/2
    Thực hiện chủ trương của UBND TP Hà Nội, Sở GTVT, tuyến buýt số 43 (Công viên Thống Nhất - Thị trấn Đông Anh) sẽ tạm dừng hoạt động từ ngày 1/2/2025.
  • Hà Nội phấn đấu năm 2025 giải quyết việc làm mới cho 169.000 lao động
    Theo kế hoạch hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2025, Thành phố đặt mục tiêu giải quyết việc làm mới cho 169.000 lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị < 3 % và tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75 %. Để đạt được mục tiêu kể trên, UBND Thành phố Hà Nội đặt ra các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm.
Đừng bỏ lỡ
Ấn vàng Hoàng đế chi bảo được công nhận là Bảo vật quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO