Văn hóa – Di sản

Công nhận 33 bảo vật quốc gia

Nguyễn Lâm 16:10 03/01/2025

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).

baovat2cazz-1727660207423-17276602197211113679855-1-17358185142181964942715-1735860260.jpg
Đôi rồng đá thành bậc đình Trích Sài, niên đại: Thế kỷ XV; hiện lưu giữ tại đình Trích Sài, phường Bưởi, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội là Bảo vật quốc gia. (Ảnh internet)

Cụ thể, 33 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia gồm:

1- Đàn đá Đắk Sơn, niên đại: Khoảng 3.500 - 3.000 năm cách ngày nay; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Đắk Nông.

2- Chõ gốm, niên đại: Văn hóa Đông Sơn (khoảng 2.500 - 2.000 năm cách ngày nay); hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân Phạm Gia Chi Bảo, TP HCM.

3- Trống đồng Vũ Bản, niên đại: Văn hóa Đông Sơn, thế kỷ III - II TCN; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hà Nam.

4- Trống đồng Đông Sơn (Sưu tập Kính Hoa), niên đại: Thế kỷ III - II TCN; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân Nguyễn Văn Kính, thành phố Hà Nội.

5- Trống đồng Đông Sơn (Sưu tập Hoàng Long), niên đại: Thế kỷ III - II TCN; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân Lương Hoàng Long, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

6- Thạp đồng Đông Sơn (Sưu tập Hoàng Long), niên đại: Thế kỷ III -I TCN; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân Lương Hoàng Long, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

7- Bộ sưu tập trang sức vàng Lai Nghi, niên đại: Từ thế kỷ III TCN - giữa thế kỷ I; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Quảng Nam.

8- Hạt mã não hình thú Lai Nghi, niên đại: Từ thế kỷ III TCN - giữa thế kỷ I; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Quảng Nam.

9- Tượng đồng tê tê Long Giao, niên đại: Khoảng thế kỷ I - II; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Đồng Nai.

10- Đầu tượng Phật Linh Sơn Bắc, niên đại: Thế kỷ I - III; hiện lưu giữ tại Ban quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang.

11- Mộ vò Gò Cây Trâm, niên đại: Thế kỷ IV - V; hiện lưu giữ tại Ban quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo, tỉnh An Giang.

12- Tượng Avalokitesvara Bắc Bình, niên đại: Thế kỷ VIII - IX; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Thuận.

13- Phù điêu Shiva múa Phong Lệ, niên đại: Thế kỷ X; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Đà Nẵng.

14- Phù điêu Uma Chánh Lộ, niên đại: Thế kỷ XI; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Đà Nẵng.

15- Sưu tập Đầu phượng thời Lý, Hoàng thành Thăng Long, niên đại: Thế kỷ XI - XII; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội.

16- Sáu (06) Tượng Kim Cương chùa Đọi Sơn, niên đại: Thời Lý (1118 - 1121); hiện được lưu giữ tại chùa Đọi Sơn, xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

17- Bia chùa Linh Xứng, niên đại: Ngày 3 tháng 3 năm Bính Ngọ, niên hiệu Thiên Phù Duệ Vũ thứ 7 (đời vua Lý Nhân Tông, 1126); hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

18- Mộc bài Đa Bối, niên đại: Ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Tỵ, niên hiệu Thiệu Long thứ 12 (1269); hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

19- Tượng rồng Tháp Mẫm, niên đại: Thế kỷ XII - XIII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Đà Nẵng.

20- Phù điêu Kala Núi Bà, niên đại: Thế kỷ XIV; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên.

21- Bình Ngự dụng thời Lê sơ, Hoàng thành Thăng Long, niên đại: Thế kỷ XV; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội.

22- Đôi rồng đá thành bậc đình Trích Sài, niên đại: Thế kỷ XV; hiện lưu giữ tại đình Trích Sài, phường Bưởi, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

23- Sưu tập gốm sứ cung Trường Lạc thời Lê sơ, Hoàng thành Thăng Long, niên đại: Thế kỷ XV - XVI; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội.

24- Khánh đá chùa Điều, niên đại: Ngày tốt tháng 8 năm Nhâm Thân, niên hiệu Chính Hòa thứ 13 (đời vua Lê Hy Tông, 1692); hiện lưu giữ tại chùa Điều, xã Vũ Bản, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

25- Đôi tượng nghê đồng, niên đại: Thế kỷ XVII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hà Nội.

26- Chuông Ngọ Môn thời Minh Mạng, niên đại: Ngày mồng 6 tháng 4, năm Minh Mạng thứ 3 (1822); hiện lưu giữ tại Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế.

27- Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo", niên đại: Tháng 3, năm Minh Mạng thứ 4 (1823); hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, tỉnh Bắc Ninh.

28- Phù điêu thời Minh Mạng, niên đại: Năm 1829; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế.

29- Cặp tượng rồng thời Thiệu Trị, niên đại: Năm 1842; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế.

30- Bộ tượng Tam tổ Trúc Lâm, niên đại: Thế kỷ XIX; hiện thờ tại chùa Vĩnh Nghiêm, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

31- Ngai Hoàng đế Duy Tân, niên đại: Đầu thế kỷ XX; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế.

32- Bộ kim phẩm đền Nghè, niên đại: Đầu thế kỷ XX; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hải Phòng.

33- Ba chiếc xe ô tô được sử dụng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh, niên đại: Từ năm 1954 đến 1969; hiện lưu giữ tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch./.

Bài liên quan
  • Phong tục và lệ kiêng tên húy ở làng Triều Khúc
    Theo hương phả, làng Triều Khúc trước kia ở khu vực Giếng Liên, bây giờ là Học viện An ninh (C500), sau làng thiên di về nơi ở như hiện nay. Năm 766, Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng dẫn quân đến đánh thành Tống Bình (Hà Nội), ngài đã đóng quân ở làng Triều Khúc để thao luyện binh sĩ trước khi hạ thành. Đến thời hậu Lê, Vũ Uy đã đem nhiều nghề thủ công mà cụ học được khi đi sứ nước ngoài về truyền dạy cho dân làng Triều Khúc.
(0) Bình luận
  • Những phát hiện mới giúp nhận diện rõ Chính điện Kính Thiên
    Các nhà khoa học tiếp tục có nhiều phát hiện quan trọng để làm rõ hơn không gian Chính điện Kính Thiên (Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội). Đây được xem là những kết quả khảo cổ học nổi bật trong năm 2024.
  • Đêm đọc sách với chủ đề Di sản
    Theo thông tin từ Viện Pháp tại Hà Nội, sự kiện Đêm đọc sách sẽ được Viện tổ chức vào ngày 19/1, tại địa chỉ 15 phố Thiền Quang, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Ấn vàng Hoàng đế chi bảo được công nhận là Bảo vật quốc gia
    Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định công nhận 33 bảo vật quốc gia. Theo Quyết định, Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, thành phố Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh) được công nhận là bảo vật quốc gia đợt này.
  • Bộ kim phẩm đền Nghè được công nhận là bảo vật quốc gia
    Bộ kim phẩm đền Nghè ở Hải Phòng gồm nhiều hiện vật là trang sức như bông tai, lá trầu quả cau, vòng tay, chuỗi 999 hạt... có từ đầu thế kỷ XX được công nhận bảo vật quốc gia.
  • Phong tục và lệ kiêng tên húy ở làng Triều Khúc
    Theo hương phả, làng Triều Khúc trước kia ở khu vực Giếng Liên, bây giờ là Học viện An ninh (C500), sau làng thiên di về nơi ở như hiện nay. Năm 766, Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng dẫn quân đến đánh thành Tống Bình (Hà Nội), ngài đã đóng quân ở làng Triều Khúc để thao luyện binh sĩ trước khi hạ thành. Đến thời hậu Lê, Vũ Uy đã đem nhiều nghề thủ công mà cụ học được khi đi sứ nước ngoài về truyền dạy cho dân làng Triều Khúc.
  • Hiện thực hóa ước mơ từ cổ phục
    Trong Lễ hội thiết kế sáng tạo 2024 có một show diễn thời trang khiến tất cả công chúng trong và ngoài nước đều đắm mình chiêm ngưỡng. Đó là chương trình “Kế vãng khai lai 2024” - Nhìn lại sử Việt qua trang phục do thương hiệu Vạn Thiên Y thực hiện. Theo đuổi ước mơ bảo tồn di sản, nhà thiết kế Nguyễn Thị Nga (biệt danh Coco, sinh năm 1988) - người sáng lập thương hiệu này đã cùng với các cộng sự đã quyết liệt, dấn thân vào cổ phục để làm sống lại những nét đẹp của mỹ thuật, văn hóa Việt.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Ra mắt sách về trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam
    Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp với Ủy ban Dân tộc vừa tổ chức ra mắt cuốn sách song ngữ "Du khảo - Rực rỡ sắc màu trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam" của tác giả Nguyễn Bông Mai.
  • Huyện Chương Mỹ đón Xuân mới với phương châm “mọi người, mọi nhà đều có Tết”
    Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ (TP. Hà Nội) Nguyễn Anh Đức vừa ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND về việc tổ chức phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 trên địa bàn huyện. Người đứng đầu chính quyền huyện Chương Mỹ nhấn mạnh công tác tổ chức cho nhân dân đón Xuân mới vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, với phương châm “mọi người, mọi nhà đều có Tết”.
  • Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong thực hiện phong trào thi đua “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp”
    Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trên địa bàn, phong trào thi đua xây dựng Thủ đô “Sáng – Xanh - Sạch - Đẹp” tại quận Tây Hồ đem lại những kết quả khả quan, tích cực, giúp người dân được thụ hưởng chất lượng sống tốt nhất.
  • Hà Nội lọt top 10 điểm đến thú vị dịp Tết 2025
    Chuyên trang du lịch Booking.com vừa giới thiệu tới du khách tốp những điểm đến đáng để trải nghiệm tại Việt Nam vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Hà Nội là một trong những điểm đến hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách.
  • [Podcast] Chùa Quán Sứ - Cổ tự linh thiêng của tín ngưỡng Phật giáo Việt Nam
    Chùa Quán Sứ tọa lạc giữa lòng Thủ đô từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh đối với người dân Hà Nội. Ẩn mình giữa phố phường đông đúc, ngôi chùa này gây ấn tượng bởi lối kiến trúc cổ kính, mang đậm nét linh thiêng của tín ngưỡng Phật giáo. Khi bước vào khuôn viên chùa, du khách sẽ cảm nhận ngay sự tĩnh lặng khác biệt, thoát khỏi sự hối hả của nhịp sống hiện đại. Với những nét chạm trổ tinh tế, những mái ngói rêu phong càng làm tăng thêm vẻ cổ kính cho chùa Quán Sứ.
  • Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Sóc Sơn: Thăm, tặng quà các đơn vị, đối tượng chính sách nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
    Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, từ ngày 07 đến ngày 10/01, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã đi thăm, tặng quà, chúc Tết các đối tượng chính sách, các đơn vị trên địa bàn xã Đông Xuân, Phú Minh, Phú Cường.
  • Thị xã Sơn Tây tiếp tục nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo bước vào kỷ nguyên mới
    Chiều 10/1, Thị ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ thị xã Sơn Tây tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Lan Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội.
  • [Video] Đúc đồng Ngũ Xã - Tinh hoa làng nghề đất Thăng Long
    Là một trong “tứ nghiệp” của đất Thăng Long xưa, nghề đúc đồng Ngũ Xã được coi là tinh hoa của làng nghề truyền thống Thủ đô với lịch sử gần nửa thế kỷ. Rất nhiều tác phẩm của người thợ đúc đồng làng Ngũ Xã đã trở thành một phần của kho tàng di sản văn hóa dân tộc và sẽ còn trường tồn mãi mãi với thời gian.
  • Thức quà ấm đêm đông
    Hà Nội đã vào đông! Trong tiết trời giá rét, người ta lại thèm vô cùng cái cảm giác ngồi co ro bên bếp lửa hồng, hít căng lồng ngực hương thơm hấp dẫn của những mẻ ngô khoai nướng dở. Bàn tay lạnh cóng dần được sưởi ấm, da dẻ căng khô vì lửa nóng nhưng miệng vẫn xuýt xoa để nhấm nháp từng miếng ngô khoai thơm ngon.
  • Phát huy giá trị di sản Huế đúng với tiềm năng và lợi thế, hình hài kinh đô xưa dần được tái hiện
    Nhiều thành tựu đã đạt được trong năm 2024 của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế mang tính đột phá và có thể khẳng định hình hài kinh đô xưa đã được tái hiện, giá trị di sản Huế phát huy đúng với tiềm năng, lợi thế vốn có.
Công nhận 33 bảo vật quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO