Xóm đồng đội

Đỗ Nam| 14/07/2017 10:18

Nhân ngày 27/7 dương lịch, tôi hẹn mấy anh bạn đi nhậu, đến nơi còn sớm tôi tạt vào một quán nước vỉa hè. Chủ quán nước là một người gầy gò đứng tuổi, vẻ tiều tuỵ nhưng vẫn phảng phất nét thư sinh một thời. Trong quán một ông khách ngồi thu lu trong chiếc áo Nato rộng thùng thình, chiếc mũ lưỡi trai bạc mầu. Chiếc dây bạc to xù, nặng trĩu đeo trên cổ… thấy tôi, anh ngồi dịch và quay sang bên cạnh quán, nơi một nguời đàn bà đứng tuổi, khuôn mặt đẹp phúc hậu chất phác đang cặm cụi bên chiếc làn đựng bàn chải

Xóm đồng đội

Ảnh: Nam Do


Người đàn bà tủm tỉm cười vẫn chăm chú vào công việc. 
Rót một chén trà nóng bốc khói, chủ quán nhìn tôi như định nói điều gì…
- Sao nhìn mình dữ thế? 
Ngả đầu phía sau rít một hơi thuốc chủ quán nhận xét: “ hình như anh cũng làm công việc gì liên quan đến lĩnh vực Văn hoá Nghệ thuật ?"
- Cậu bói tướng khá chuẩn, cũng gần như vậy.
Em tên Thành. Trước đây hồi trẻ em cũng học vẽ mỹ thuật, cũng nghiên cứu về tướng số. Em học vẽ vì thích thi vào trường Kiến trúc hoặc Mỹ thuật.
- Sao đại học mà giờ ra trông hàng cho vợ à.
- Không, em bán quán nước đã hàng chục năm rồi 
- Bỏ vẽ à ?
- Chuyện dài lắm... trước học xong phổ thông em định thi vào Đại học kiến trúc, nhưng vì nhà em có ông anh và bà chị đi học đại học và trung cấp rồi nên em trúng tuyển đi bộ đội, dù sức khoẻ chỉ loại C. Vào chiến trường được hai năm trong một đợt hành quân, tiểu đội em trúng bom, em bị sức ép và một mảnh bom găm vào cơ thể nên phải điều trị gần năm và phải cho về địa phương. Bố em khuyên em học tiếp Đại học. Em cũng nghĩ mãi nhưng đành không nghe theo lời bố vì cứ nhìn hai ông anh và bà chị đã ra trường, một người 5 năm miệt mài đèn sách không có việc làm vì muốn xin vào đâu cũng phải có tiền mà nhà mình lấy đâu ra, đành tạm làm xe ôm. Còn bà chị thì cũng làm phặt phèo không đủ ăn... Em không nỡ tiếp tục trở thành gánh nặng cho cả nhà.
- Thế là cậu mở quán à? 
- Không! sau một thời gian suy nghĩ em quyết định thuê một cửa hàng nhỏ trên phố cổ để vẽ truyền thần cho hợp với sức khoẻ và cũng được tự do, không phụ thuộc ai. 

- Rồi có ổn không?
- Em cũng có khả năng vẽ từ hồi xưa nên làm quen với công việc cũng nhanh. Mình lấy giá cũng phải chăng nên dần dần đông khách. Cuộc sống tạm ổn. Nhưng... chiến tranh ngày càng khốc liệt. Nhà em lúc đó chỉ có duy nhất một chiếc loa điện động, bố em vẫn thường nghe tin tức thời sự, mà em cũng có ở nhà đâu mà theo dõi. Nhưng em biết tổn thất về nguời ngày càng gia tăng, nhất là sau cuộc giao tranh khốc liệt ở thành cổ Quảng Trị, em biết những tin tức đó qua một cảm nhận khác: khách hàng đến với em ngày càng đông, em vẽ không kịp cho khách. Những người đến thuê vẽ thường là những cô gái còn trẻ hoặc những ông bà già lặn lội từ quê ra. Có người mang đến những bức ảnh hồi chụp chung với gia đình. Cũng có những bức ảnh mới chụp lúc cưới, nguời mang đến còn đeo băng tang. Có những bức ảnh chụp một mình trước lúc đi bộ đội, thường là những khuôn mặt trẻ măng đượm buồn. Lại có những bức ảnh còn mang những dấu vết cuả chiến trường, những vết ố vàng, xước xát, nhìn cũng nhận ra đó là những bức ảnh mà chắc đồng đội gửi về cho người thân cùng đồ cá nhân kèm theo giấy báo tử ...

Có điều trớ trêu mà khiến em phải suy nghĩ nhiều là: mất mát về người cho những gia đình đó càng gia tăng thì công việc kèm theo thu nhập của em càng nhiều mặc dù em là người lấy giá rẻ nhất trong số đồng nghiệp, nhiều khi có truờng hợp em cũng không lấy tiền nữa. Công việc của em nhiều đến nỗi em phải thuê một đứa học nghề chuyên vẽ sẵn một số thứ: áo đại cán, cầu vai, mũ... thực ra nhiều khi chỉ cần một khuôn mặt có nét giống một chút nhưng chữ nghĩa tên tuổi phải rõ ràng to, dễ đọc. Em vẽ khuôn mặt lắp vào là xong. Trước lúc giao hàng bao giờ em cũng khấn vong linh các đồng đội phù hộ cho  gia đình và cho dân tộc thoát khỏi cảnh chiến tranh đẫm máu… Thu nhập của em lúc đó cũng giúp em thay anh chị đỡ đần ông bà già và thu xếp cuộc sống, lấy vợ em bây giờ, hồi đó là cô dạy mẫu giáo...

- Sao giờ lại không vẽ nữa hả em. 

Khuôn mặt trầm ngâm bỗng lắng xuống, ánh mắt chợt vô định xa xăm. Rít một hơi thuốc, Thành kể với một giọng đượm buồn: 

- Lần ấy cách đây cũng lâu rồi, em theo đoàn của đơn vị cũ tổ chức đi vào nghĩa trang Trường Sơn và một số địa danh cũ để viếng các đồng đội. Buổi chiều muộn ấy nhìn những nén hương chi chít thắp trên những ngôi mộ trong rừng Trường Sơn lạnh lẽo, cả những ngôi mộ tập thể vô danh. Trong khói huơng nghi ngút,  những đốm lửa nhang lập loè trong màn sương lạnh lẽo cuả khu rừng vắng lặng. Bất giác em như dần dần nhìn thấy những khuôn mặt thân quen đã từng vẽ hiện lên mờ ảo. Em tự thấy mình cũng còn may mắn hơn những người đồng đội đang nằm duới những nấm mồ lạnh lẽo. Mình có được ngày hôm nay cũng là nhờ những người đồng đội đã hy sinh xương máu, hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình chiến đấu cho độc lập, tự do, cho non sông , đất nước…

Biết đâu có nhiều người dưới ấy em đã biết mặt qua di ảnh và gặp cả người thân cuả họ. Có chút gì đó day dứt, không nói lên lời. Em thắp những nén nhang và khấn thầm, tạm biệt anh linh những người đồng đội cũ ở lại trong dãy trường Sơn lạnh lẽo cô quạnh mà không biết còn có dịp gặp lại không.

Sau đó xảy ra một điều lạ là những bức chân dung em vẽ, đôi mắt nào cũng như nhìn xoáy vào em như chất chứa bao điều muốn nói và như muốn truy vấn em điều gì... cả trong khi ngủ cũng vẫn gặp lại hiện tượng ấy. Điều đó lặp lại nhiều lần, lâu dần em mất ngủ triền miên cộng thêm di chứng của mảnh bom khiến em bị bệnh Pac - kinh – sơn, tay run quá không cầm bút được nữa. Còn tâm trạng em lúc đó thực sự cũng không muốn cầm bút vẽ nữa mặc dù đó là phương tiện kiếm sống duy nhất của em lúc bấy giờ. Không còn lối thoát, em quyết định ra góc hè phố tìm một chỗ vừa đủ kê cái bàn con và vài cái ghế nhựa, sau này mấy lần bị lực lượng trật tự phường tịch thu, tính em ngại xin xỏ chạy chọt nên nghĩ ra cách ghép những miếng xốp xin được bằng băng dính làm ghế, bàn. Quả nhiên không còn bị hỏi thăm nữa. Chắc cũng một phần bởi em là thương binh nên cũng được ưu tiên cho qua. Ngồi đây đầu óc cũng nhẹ đi không còn day dứt nhiều nữa, mà mắt em hồi này cũng kém rồi có vẻ cũng không được như trước.

Đôi lúc gặp người hợp chuyện cũng bớt buồn, trước đây mình chẳng nghĩ có ngày lại bán nước nuôi thân thế này. Cuộc sống không nói truớc đuợc điều gì. Cũng may xung quanh em cũng đều là những người đồng đội. Ngay cả cô đánh giầy kia trước cũng là Thanh niên xung phong. Lấy chồng có một đứa con nhưng cả chồng và con đều bị di chứng cuả chất độc da cam và ra đi để mình cô ấy ở lại. Bỏ quê cô ấy tìm về đây tá túc dược vài năm. Chúng em vẫn gọi góc này là "Xóm đồng đội "... 

Nhìn khuôn mặt buồn buồn với cái nhìn trễ nải qua làn khó thuốc mờ mờ, tôi chưa biết an ủi Thành ra sao. Chợt cô đánh giầy bên cạnh gọi với sang. 
- Này "tay chơi chân héo" ơi, làm cuốc mở hàng đi. 
Một ông lão tóc bạc trắng móm mém nhìn anh bạn áo Na tô ngồi cạnh tôi ngờ ngợ… chắc thấy cách ăn mặc cuả anh nên cụ hơi ngại.
- Ông đi đâu? 
- Bác chở xe đấy à? 
- Thế ông đi đâu 
- Chả dấu gì bác tôi muốn lên Ba đình...
- Cụ lên họp Quốc hội trên ấy à. Hi hi. Thôi, con đùa bố đấy.
- Là tôi lên đấy nghe nói có Đài liệt sỹ vô danh đẹp lắm nên muốn thăm và thắp nén nhang cho các anh em và thằng con trai tôi. Nó hy sinh đã hơn ba mươi năm nhưng chưa tìm được mộ. Mà tôi cũng là thương binh chống Pháp hồi chiến dịch Điện Biên đấy. 
- Ra thế
- Đây lên đấy xa không, hết bao nhiêu hả anh? Ông lão hỏi cho chắc chắn, giọng ngại ngùng .
- Thôi, bố cứ đi với con tiện thể con cũng lên thắp hương cho các bạn con, con cũng để lại một phần xương thịt ở chiến truờng đấy bố ạ. Con không lấy tiền của bố đâu. 
- Cám ơn bác, quý hoá quá. Ông lão xuýt xoa…
- Này tay chơi ơi, giầy đẹp xong rồi đây, mà hôm nay ngày Thương binh liệt sỹ đây cũng ủng hộ đấy, không phải suy nghĩ nhé. Nói rồi cô bê một cái gì đó...
Ông bạn áo Natô lúc đó mới từ từ đứng lên khó khăn. Tôi chợt nhìn xuống phía dưới anh, một ống quần bay lất phất. Hai tay đón lấy chiếc chân giả được xỏ vào chiếc giầy đen bóng loáng. 
- Thế không lấy tiền thật à, từ sáng đã đánh được đôi nào đâu? 
- Thôi đưa ông đi cho nhanh lên, vẽ chuyện. Từ sáng giờ toàn ngồi chém gió, hút thuốc lào vặt đã làm cuốc nào đâu, sỹ điều ! 
- Chào Anh nhé. 
Ông bạn chào tôi sau khi hí hoáy lắp xong chiếc chân giả 
Nhìn theo dáng đi hơi vẹo vọ của ông bạn áo Natô, Thành chẹp miệng:
- Trông thế thôi cũng hoàn cảnh lắm, một mình nuôi một đứa con,vợ mất đi từ hồi bom rải thảm ở Khâm Thiên. Còn hắn bị mất một chân vì bom kèm theo mất luôn thiên chức đàn ông từ hồi còn ở chiến trường nên cũng không buồn đi buớc nữa. Ngày nào hắn cũng đón khách ở đây, được cái vui vẻ tốt tính.
Tôi nhìn theo, hai ông con chuẩn bị xuất hành 
- Bố ôm chặt vào nhé. Nào, ông con mình lên thăm các đồng đội…
Tôi cũng nhìn lại lần cuối góc vỉa hè, cũng bình dị như bao nơi khác, " xóm đồng đội " trước khi đứng dậy tạm biệt Thành.,.

(0) Bình luận
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Một giấc mơ xa
    Vân nằm duỗi chân ở sofa, nghe đài mà hai con mắt cứ ríu lại. Jim và Coen vừa theo bố chúng ra ngoài. Ở thị trấn này, trẻ em và những chú cún luôn được thỏa thích dạo chơi. Ánh nắng của buổi sáng đẹp trời chiếu xuyên qua tấm rèm cửa khiến Vân không nỡ ngủ vùi. Cô sống cùng gia đình chồng ở một vùng phía đông Hà Lan, nơi mà cuối tuần nghe nói mình đi dạo là biết sắp được chở vào rừng. Sáng này nếu không thấy mệt trong người thì cũng đã…
  • Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Tàu xuôi ra Bắc
    Ba năm trước, tôi gặp Trang trên chuyến tàu mang số hiệu SE đang di chuyển từ miền Nam ra miền Bắc. Lúc đó, tôi ngồi đối diện với Trang ở toa ghế ngồi - toa thường dành cho người đi chặng ngắn. Trong toa xộc lên mùi thuốc lá, mùi dầu gió xanh, mùi bồ kết phảng phất từ mái tóc của mấy người đàn bà và mùi của vô số thứ hàng hóa trên sàn toa.
  • Những hòn đá
    Không ai biết tại sao những người lạ lại chuyển thẳng vào cư trú trong cái làng bẩn thỉu, gồ ghề những đá là đá và quanh năm gió quật. Vợ chồng người lạ nọ đã mua một lâu đài đổ nát nằm trên đồi, sừng sững ở đó từ thuở ấu thơ của họ, và nó thuộc về ngôi làng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Xóm đồng đội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO