Cuối tuần nào cũng vậy, tôi đón xe buýt về nhà vì tôi đi làm ở xa. Những chuyến xe quen thuộc qua những nẻo đường không còn xa lạ. Tôi thường ngồi một mình trong góc xe và ngắm phố phường đang còn ngái ngủ trong nắng sớm hoặc thích thú quan sát cảnh vật trong những ngày chuyển mưa, lúc này phố xá mang màu ủ dột, man mác nỗi buồn xa xôi không rõ hình hài. Tôi thích ngắm những hàng cây nằm dọc theo hai bên đường, những con đường to nhỏ khác nhau nên những hàng cây cũng khác.
Mãi vẩn vơ thì bạn nhắn qua messenger: “Sáng đi học có cây hoa đẹp lắm mà buýt chạy qua mình không kịp nhìn. Bạn có đi qua đó chụp giùm mình nha!” “Hoa màu gì?” “Màu hồng, dạng cây cổ thụ, trụi hết lá chỉ còn chi chít hoa”. Hoa gì mà mình không biết nhỉ?! Mình cũng đang trên một chuyến xe buýt khác, hai chuyến xe đang đi về hai đầu của thành phố, xa cách vậy nhưng cảm giác rất gần nhau vì một loài hoa màu hồng vừa nhen nhóm trong lòng. Bạn là con trai nhưng yêu thích hoa đến lạ. Bạn thích những loài hoa dân dã, mọc hoang dại nơi góc vườn hay ven đường mà ít ai chú ý đến. Chúng tôi trao đổi với nhau đủ thứ chuyện trên đời nhưng có lẽ nói về hoa là đề tài được nhắc đến nhiều nhất.
Loài hoa bạn vừa nhắc đến khiến tôi tò mò tìm hiểu. Thì ra đây là hoa mình từng thấy trên đường nhưng vì vội vàng lướt nhanh nên không kịp nhớ ra tên hoa khi bạn hỏi. Hoa có thân gỗ xù xì, mộc mạc, nhưng trái ngược với hình thái đó là những chùm hoa phơn phớt hồng nhẹ nhàng, tựa như chòm mây bềnh bồng bất chợt sẽ tan ra khi gió thổi qua. Hoa e lệ như cô gái nhu mì, yểu điệu và mong manh. Tôi liên tưởng hoa như bạn, có vẻ bên ngoài cứng cỏi, mạnh mẽ của bậc nam nhi quân tử nhưng ẩn tàng trong ấy là tâm hồn đa cảm, yêu thiên nhiên, yêu con người và sự sống quanh mình. Bạn hay tự nhận mình như hoa mắc cỡ vì bạn thường e ngại, khép mình khi bị chạm đến nhưng theo tôi nghĩ, những cánh hoa kèn hồng hay còn gọi là phấn hồng này lại giống bạn hơn. Tôi nhớ khi còn đi học, mỗi khi bạn bị bạn bè nghịch ngợm trêu ghẹo là bạn ửng hồng cả hai má, giống như đóa phấn hồng tôi đang ngắm bây giờ.
Hoa kèn hồng gần giống hình cái chuông be bé, mọc thành từng chùm có bốn đến bảy bông nên còn có tên gọi là hoa chuông. Hoa bắt đầu nở từ tháng tư hàng năm và cả mùa hoa chỉ kéo dài hai tháng. Thông thường, khi cây ra hoa, hầu hết lá đều rụng, trên đầu mỗi cành chỉ nhìn thấy những cụm hoa hồng hồng đẹp mắt. Trời càng nắng gắt, hoa càng bung nụ nhưng hoa cũng chóng tàn, hoa chỉ khoe sắc từ ba đến bốn ngày rồi lặng lẽ rời cành, những cánh hoa rơi vãi như tấm thảm hồng bao phủ dưới chân cây.
Dưới ánh nắng chói chang của ngày giữa hạ, bất chợt thấy hàng hoa hồng phấn nở dọc suốt cung đường sẽ khiến lòng người dịu lại và tinh thần cũng khoan khoái hơn dù đang gặp nhiều áp lực, bức bối trong cuộc sống. Cảnh vật thiên nhiên đẹp đến ngỡ ngàng với trời xanh, nắng vàng, hoa hồng hồng tô điểm, còn điều gì thú vị hơn nữa nhỉ? Vâng, còn chứ. Còn có bạn, người bạn chưa một lần gặp gỡ nhưng đã ngân lên trong lòng âm điệu du dương của cánh hoa chuông hồng dịu ngọt.
Mùa hoa nào cũng sẽ qua đi. Rồi chờ đến năm sau gặp lại. Như bạn và tôi, luôn tin vào tình bạn là mùa hoa vĩnh cửu không bao giờ phai theo năm tháng phôi pha.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Khi biển sinh ra, tôi chưa biết hát. Khi biển lớn lên, em chưa biết khóc. Khi biển mặn mòi, thì đã có những dấu chân đi về phía biển. Biển ở phía đường chân trời, một nơi tưởng chừng như chưa từng có sự nhọc nhằn, vất vả. Bởi chân trời luôn luôn là ước mơ.
Chiều cao nguyên giăng giăng mây phủ, khói sương mờ ảo giữa thăm thẳm núi đồi, tiếng chim chíu chít gọi nhau về tổ trên nền trời rực ánh tà dương. Vạt sáng huyền hoặc cuối ngày ấy trở thành sợi chỉ mảnh dắt kẻ tha phương lần về miền nhớ.
Chiều chậm trôi bên nhánh sông hiền hòa chảy êm dòng văn vắt. Mùa lúa chín đã qua còn lưu lại bao miết mải phù sa trên từng gốc rạ se sắt, hanh hao trồi lên khỏi mặt ruộng khô nứt.
Sớm mai thức giấc, ánh nắng lọt qua khung cửa sổ, dịu dàng rơi trên bàn làm việc, lướt nhẹ lên những đồ vật quen thuộc: vài cuốn sách đang đọc dở, ly trà còn vương hơi ấm và... một chùm nho. Đưa mắt nhìn thật lâu vào chùm nho ấy, một cảm giác xao xuyến đầy mến thương y như vừa tìm được một người bạn cũ lâu ngày không gặp ùa về trong tôi.
Kề má vào bàn tay mẹ, lòng tôi nghẹn ngào xót xa khi thấy từng vệt chai sần trên những đường nhăn chằng chịt nứt nẻ tựa trái na khô. Đôi tay mẹ bây giờ không còn khỏe, lập cập lẫn run run như buổi chiều hôm mòn vẹt vì nắng gió. Những mùa màng xưa cũ , những vệt trầm thăng đã quá nửa đời người lần lượt hiện lên trên đôi tay mẹ. Và ký ức tôi lại sụt sùi nhẩm đếm. Dẫu bốn mùa xuân - hạ - thu - đông đã neo sẵn vào đất trời nhưng mùa của mẹ còn ngổn ngang nhiều hơn cả thế.
Năm nay mọi thứ dường như trôi qua chậm hơn, Lập Xuân rồi mà vẫn cứ rét ngọt và nắng hanh hao mãi. Phải đến qua Nguyên tiêu mới thấy lác đác mưa phùn cùng gió nồm ẩm thổi vào Giêng hai Bắc bộ. Chiều nay trà thất của tôi đón khách quý từ phương xa ghé thăm.
Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi dựng chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Kế hoạch số 3283/KH-BVHTTDL ngày 7/7/2025 về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức: tăng trưởng chậm lại, thị trường bất động sản trầm lắng, yêu cầu cải cách thể chế ngày càng rõ rệt…, việc nhìn lại những bài học từ lịch sử là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Cuốn sách “Kinh tế Việt Nam – Thăng trầm và đột phá” (NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2025) của hai tác giả Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng mang đến một nền tảng tri thức khoa học và thực tiễn để suy ngẫm, định hướng cho hiện tại và tương lai.
Triển khai thi hành khoản 1, khoản 2 - Điều 42 Luật Thủ đô 2024 quy định về thu hút nhà đầu tư chiến lược, UBND Thành phố Hà Nội đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết quy định chi tiết nội dung này để trình HĐND thành phố xem xét, quyết nghị. Trong ngày làm việc thứ hai của kỳ họp thứ 25, chiều ngày 9/7, Nghị quyết này đã được HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI thông qua.
Ngày 9/7, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh và Công ty Cổ phần Truyền thông VINAMA đồng thực hiện họp báo phát động Giải thưởng Quảng cáo sáng tạo Việt Nam - Vạn Xuân Awards 2025.
Việc HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI thông qua Nghị quyết quy định nội dung, mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách xã hội của thành phố (thực hiện điểm a, điểm b khoản 3, khoản 4 Điều 27 Luật Thủ đô 2024) tại kỳ họp thứ 25, đã khẳng định cam kết mạnh mẽ của Hà Nội về việc đảm bảo an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Nhiều tác phẩm nổi bật trong bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân – bộ sưu tập đã được UNESCO ghi danh là Di sản tư liệu thế giới, sẽ được giới thiệu đến người yêu âm nhạc trong chương trình nghệ thuật “Cho muôn đời sau”, sự kiện diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) vào tối 24/7 tới đây.
Ngay trong ngày đầu triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp 1/7/2025; điểm phục vụ hành chính công xã Nội Bài đã đi vào hoạt động, với không khí làm việc diễn ra khẩn trương, nền nếp, tinh thần phục vụ nhân dân thân thiện, nghiêm túc và hiệu quả, với khẩu hiệu: “Khoa học - Hiệu quả - Hiện đại – Sẵn sàng – Thân thiện”; trong khuôn khổ mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Sau hơn bốn thập kỷ kể từ khi “Totto-chan bên cửa sổ” ra đời và trở thành hiện tượng xuất bản toàn cầu, tác giả Kuroyanagi Tetsuko đã hoàn thành phần tiếp theo mang tên “Totto-chan bên cửa sổ: Những chuyện tiếp theo”. Ngay khi ra mắt tại Việt Nam, tác phẩm đã tạo nên cơn sốt với 3.000 bản in đầu tiên được bán hết chỉ trong ba ngày, cho thấy sức hút bền vững của một trong những nhân vật văn học thiếu nhi được yêu thích nhất thế giới.
Sau khi thăm dò, khai quật di tích Tháp đôi Liễu Cốc (phường Kim Trà, TP Huế) giai đoạn 2 đã thu được 9.380 tiêu bản và mảnh hiện vật, trong đó xác định được di tích duy nhất ở Việt Nam có 2 đền tháp thờ chính.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đề nghị các đại biểu HĐND khi thảo luận, xem xét các nghị quyết cần phải đặt trong tầm nhìn dài hạn, với tư duy dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đặt người dân và doanh nghiệp vào vị trí trung tâm…
UBND Thành phố Hà Nội vừa có tờ trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết về việc đặt tên, đổi tên và điều chỉnh độ dài đường phố và công trình công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2025.
Nghề gốm Mỹ Thiện được xếp vào loại hình “Nghề thủ công truyền thống” và chính thức trở thành một phần trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia...
Khi tổ chức Tết cơm mới, mỗi gia đình phải đi rước “hồn lúa mới” từ cánh đồng, nương rẫy về nhà. Hình tượng cây lúa và “hồn lúa” trong tâm thức của người dân mang đậm tính nhân văn, bản sắc văn hóa tộc người.
Tại lễ trao giải, bộ phim "Chị dâu" đã thắng lớn với 3 giải thưởng quan trọng gồm: Phim hay nhất, nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho nghệ sĩ Việt Hương và kịch bản xuất sắc nhất do nhóm biên kịch Phạm Thị Thanh Thu, Nguyễn Phạm Hoàng Quân, Trần Hữu Tấn chấp bút...