Wislawa Szymborska (Ba Lan - giải Nobel văn học 1996)

Lê Bá Thự dịch từ nguyên bản tiếng Ba Lan| 05/11/2020 08:54

Ba Lan, đất nước với gần bốn mươi triệu dân, có tới bốn nhà văn và nhà thơ được giải Nobel văn học: Henryk Sienkiewicz (1905), Stanislaw Reymont (1924), Czeslaw Milosz (1980) và Wislawa Szymborska (Nobel 1996). Trong thời gian trên năm mươi năm cầm bút, W. Szymborska (1923 - 2012) chỉ sáng tác trên 200 bài thơ, nhưng đó là những tinh hoa đã vượt qua sự chọn lựa vô cùng khắt khe của tác giả. Bà là một nhà thơ cực kỳ khiêm tốn, bà không thích xuất hiện trên tivi, trên báo chí, không thích xuất hiện trước đám đông. Nếu độc giả muốn biết về cuộc đời nhà thơ thì chỉ còn có cách phải đọc ra từ thơ, bởi không bao giờ bà thổ lộ hoặc giải thích tiểu sử của mình. Khi rất cần thiết, như khi nhận giải thưởng Nobel, thì bà mới đọc một bài phát biểu không dài, chỉ đề cập đến thi ca và sự nghiệp sáng tác.
Những bài thơ có sức truyền cảm mạnh mẽ của bà được chuyển ngữ sang tiếng Việt đã thực sự cuốn hút các nhà thơ, nhà văn và những người yêu văn học Ba Lan ở Việt Nam. 

Wislawa Szymborska (Ba Lan - giải Nobel văn học 1996)

Tấm ảnh chụp ngày 11 tháng 9

Họ nhảy xuống
Từ những tầng nhà rực lửa
một người, hai người và tiếp nữa
cao hơn, thấp hơn

Tấm ảnh chụp cố níu họ sống,
Còn bây giờ lưu giữ họ
Đang lao xuống
từ trên cao

Họ vẫn còn nguyên
với gương mặt mình,
Máu họ vẫn chìm
Sâu trong cơ thể

Thời gian còn đủ
cho tóc họ bay,
Tiền xu, chìa khóa
rơi khỏi túi dày.

Họ vẫn còn trên không trung,
trong những vị trí
mở toang

Chỉ hai việc tôi có thể làm cho họ:
Miêu tả chuyến bay
Và không đặt tay
Ghi vào câu kết.

Khoảnh khắc

Tôi thả bước trên đồi xanh
Cỏ và hoa chen cỏ
Tựa trong tranh dành cho trẻ nhỏ 
Sương tan, trời biếc xanh
Trong tĩnh lặng tầm nhìn lan nhanh
sang những quả đồi lân cận.

Dường như tại chốn này
Nguyên đại cổ sinh chưa hề có
cái thời đá gầm với đá
đùn thành núi cao
đêm không ánh lửa
ngày đen một màu.

Dường như qua đây không di chuyển
những bình nguyên
điên vì nóng
run vì cóng.
Dường như biển chỉ gầm ở nơi khác
và phá nát bờ ở tận trời xa.

Chín giờ ba mươi, giờ địa phương
Mọi vật trong vị trí của mình
trong hòa thuận thường tình
Dưới thung lũng suối nhỏ vẫn là con suối nhỏ
Đường mòn vẫn là đường mòn như muôn thuở
Rừng thiên niên vạn đại vẫn là rừng
Trên trời những chú chim đang lượn
vẫn là những chú chim đang lượn trên trời.

Tôi đưa mắt quan sát
Hiện hữu tại nơi đây khoảnh khắc
Một trong những khoảnh khắc trần gian
tôi mong cầu tồn tại ngàn năm.

Tất cả

Tất cả -
lời nói càn, đầy kiêu.
Phải cho vào ngoặc kép.
Ra bộ không bỏ qua gì hết,
tập hợp, bao gồm, chứa đựng và có.
Thực ra chỉ là
cơn lốc đã tan.

Một thí dụ

Cơn lốc
đêm qua vặt sạch lá cây
trừ một chiếc lá nhỏ,
vẫn còn đây
để một mình đung đưa trên cành trụi

Bằng thí dụ này
Bạo lực bảo rằng,
đúng thế - 
đôi khi nó thích đùa
Không có gì hai lần

Không có gì xảy ra hai lần
Sẽ chẳng bao giờ là như vậy
Mới hay đó là nguyên nhân
Khi sinh ra ta không thuần thục
Ta không lão luyện lúc từ trần.

Cho dù là những học trò tột cùng dốt đặc
dưới mái trường thế gian,
chúng ta chẳng thể nào tái lập
dù một mùa đông hay hè.

Không có ngày nào lặp lại,
Không có hai đêm như nhau,
Không có hai nụ hôn giống hệt,
Không có hai ánh mắt nhìn
Lại y như một.

Hôm qua bên em
có người nhắc tên anh
em như được một bông hồng
bay qua cửa sổ mở vào phòng.

Hôm nay chúng mình bên nhau, 
Em quay mặt vào tường.
Bông hồng ư? Bông hồng ra sao?
Đó là bông hoa? Hay là cục đá?
Hỡi thời gian tệ hại
Sao mi gây lo ngại
Chẳng đâu vào đâu?
Mi đang hiện hữu - rồi mi trôi qua.
Mi sẽ trôi qua - thế là tuyệt đẹp.

Miệng cười, tay ôm nhau
Chúng ta cố tìm hòa thuận
Cho dù chúng ta khác biệt
Như hai giọt nước trong lành.
Ba từ kỳ lạ nhất

Khi tôi phát âm từ Tương lai
Âm tiết đầu tiên đã bước vào quá khứ

Khi tôi phát âm từ Yên lặng
Tôi đang hủy diệt từ này

Khi tôi phát âm từ Không có gì
Tôi đang tạo ra cái
Không nằm trong bất kỳ
Một sự không tồn tại nào. 
Bản đồ

Tấm bản đồ
trải phẳng trên mặt bàn
Không dịch chuyển
không suy suyển.
Bên trên bản đồ - 
hơi thở con người của tôi
không tạo ra những cơn lốc xoáy,
không xóa nhòa những sắc màu tươi rói
của tấm bản đồ.

Ngay cả biển cũng xanh hoài màu xanh dễ chịu
bên những bờ nứt toang.

Ở đây cái gì cũng nhỏ xíu, tới được, rất gần.
Tôi có thể gí đầu móng tay vào núi lửa,
và chẳng cần đi găng dày gì cả,
vẫn xoa tay trên hai cực địa cầu,
một cái nhìn của tôi
thâu tóm từng sa mạc
cùng con sông liền kề.  

Vài cây nhỏ cỏn con,
là ký hiệu rừng nguyên sinh ở đó
đi trong rừng cây như thế
làm sao có chuyện lạc đường.

Phía Tây, phía Đông,
bên trên, bên dưới đường xích đạo -
im lìm như anh túc đã gieo(*)
trong mỗi hạt màu đen
con người đang sinh sống.
Mồ tập thể, những trận hủy diệt bất ngờ
không có chỗ trên bản đồ này.

Biên giới các quốc gia nửa mờ nửa tỏ,
dường như các đường biên này đang do dự
có nên trường tồn hay không.

Tôi thích bản đồ này, vì bản đồ nói dối.
Vì sự thật trêu gan bị bản đồ cấm cửa.
Vì vừa hảo tâm vừa vui tính,
bản đồ trải lên mặt bàn cho tôi một thế giới,
chẳng phải thế giới này.
---------------

(*)Tục ngữ Ba Lan - yên lặng như tờ, không một tiếng động, tiếng sột soạt nào. Sử dụng câu tục ngữ có nói đến hạt anh túc này, tác giả còn có một ẩn ý: Trên bản đồ, những chấm đen nằm rải rác, nom như hạt anh túc đã gieo, chính là ký hiệu các thành phố, thị xã, thị trấn… nơi con người sống đông đúc.
(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
Wislawa Szymborska (Ba Lan - giải Nobel văn học 1996)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO