Văn hóa – Di sản

Webinar Kể chuyện Di sản: Kết nối và sáng tạo

Tô Ngọc Oanh 19:29 06/03/2024

Chiều ngày 6/3/2024, Trung tâm Nghiên cứu & Phát huy giá trị Di sản văn hóa (CCH) phối hợp với Hội đồng Anh Việt Nam đã tổ chức chương trình “Webinar Kể chuyện Di sản” với hình thức trực tuyến.

Chương trình “Webinar Kể chuyện Di sản” là một hoạt động của Bộ sưu tập số Di sản Kết nối, với mục tiêu chính của bộ sưu tập là: (1) Trình bày và lưu giữ di sản văn hóa của các cộng đồng, đặc biệt là những di sản ít được biết đến và có nguy cơ mai một; (2) Kết nối các nhà nghiên cứu, chuyên gia trong lĩnh vực di sản văn hóa và những cộng đồng thực hành di sản.

428626215_788756186622595_8603690500762020302_n.jpg
Chương trình “Webinar Kể chuyện Di sản” Trung tâm Nghiên cứu & Phát huy giá trị Di sản văn hóa (CCH) phối hợp với Hội đồng Anh Việt Nam tổ chức với hình thức trực tuyến.

Webinar Kể chuyện Di sản gồm hai phần:

Phần 1: Kể chuyện Di sản & Sáng tạo: với sự chia sẻ của chuyên gia TS. Lê Thị Minh Lý, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia về cách kể chuyện di sản theo hướng đổi mới, sáng tạo; chia sẻ những hoạt động xoay quanh kể chuyện di sản, ví dụ từ dự án Hiếu Văn Ngư (nhóm nghiên cứu, ứng dụng và sáng tạo văn hóa - nghệ thuật).

Phần 2: Bộ sưu tập Di sản số: Hội đồng Anh Việt Nam sẽ giới thiệu về BST di sản số nằm trong Dự án DSVH hướng đến sự phát triển đồng đều; hướng dẫn chia sẻ tư liệu trên nền tảng trực tuyến; trò chuyện cùng thành viên cộng đồng về việc thu thập và chia sẻ các tư liệu có giá trị về mặt di sản văn hóa cộng đồng.

Tại phần 1 chương trình, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia, Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hoá Việt Nam TS. Lê Thị Minh Lý cho biết, di sản văn hoá phi vật thể là sự sáng tạo bắt nguồn từ đời sống của người dân, được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sự trao truyền ấy luôn được nuôi dưỡng, gửi gắm và sáng tạo bởi những kỹ năng, tri thức và tâm hồn của thế hệ chủ thể tiếp theo. Nghiên cứu bộ sưu tập số không có khuôn mẫu mà sẽ là sự sáng tạo, tái sáng tạo không ngừng để con người thích nghi với môi trường của chính họ.

anh.png
Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia, Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hoá Việt Nam TS. Lê Thị Minh Lý chia sẻ tại chương trình.

"Sự ra đời của Bộ sưu tập số Di sản Kết nối rất đúng với tinh thần cốt lõi của Công ước Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể là đảm bảo sự đa dạng văn hóa, bình đẳng văn hóa giữa các cộng đồng. Điều này thể hiện ở việc tất cả các cộng đồng, nhóm người hướng tới việc gìn giữ di sản của mình và chia sẻ di sản của mình để góp phần vào sự phát triển bền vững", TS. Lê Thị Minh Lý khẳng định.

Nối tiếp chương trình, Lục Phạm Quỳnh Nhi đại diện nhóm Hiếu Văn Ngư cho hay, được thành lập từ năm 2020, Hiếu Văn Ngư (Cultura Fish) với cách tiếp cận đa diện các lĩnh vực như giáo dục, nghệ thuật thị giác, âm nhạc, lịch sử - văn hóa, thể thao, ẩm - thực, biểu diễn,... các hoạt động của Hiếu Văn Ngư thường chạm đến trái tim người tham dự bởi các giá trị nhân văn; một số dự án có thể kể đến như “Hát Bội 101”, “Phong ca hoa vịnh”, các chương trình giáo dục theo lối kể chuyện nhập vai. Bên cạnh đó, Hiếu Văn Ngư cũng hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước như ICHCAP-UNESCO, British Council VietNam, Asian Youth Theatre Festival,...

l.png
Lục Phạm Quỳnh Nhi đại diện nhóm Hiếu Văn Ngư chia sẻ về quá trình "kể chuyện di sản" của những "chú cá chuyên chở văn hóa".

Đến phần 2 Webinar Kể chuyện Di sản, Quản lý các chương trình Nghệ thuật và Công nghiệp sáng tạo tại Hội đồng Anh Việt Nam Phan Thu Nga đã chia sẻ những thông tin về Bộ sưu tập số Di sản Kết nối, di sản văn hóa hướng đến sự phát triển đồng đều là một chương trình nghiên cứu hành động do Hội đồng Anh thực hiện tại Colombia, Kenya và Việt Nam, nhằm sử dụng các di sản văn hóa để đem lợi ích cho mọi đối tượng trong xã hội. Phiên bản Việt Nam của chương trình là dự án Di sản Kết nối làm việc với các di sản nhạc và phim, đặc biệt là các giá trị ít được biết đến hoặc có nguy cơ mai một.

i.png
Quản lý các chương trình Nghệ thuật và Công nghiệp sáng tạo tại Hội đồng Anh Việt Nam Phan Thu Nga chia sẻ những thông tin về Bộ sưu tập số Di sản Kết nối.

“Bộ sưu tập Di sản số là một trong số các hoạt động của Di sản Kết nối nhằm góp phần gìn giữ và chia sẻ những giá trị di sản văn hóa của các cộng đồng đa dạng, đặc biệt là những di sản ít được biết đến và có khả năng sớm bị lãng quên”, bà Phan Thu Nga nhấn mạnh.

Bộ sưu tập số Di sản Kết nối là nền tảng trực tuyến miễn phí do Hội đồng Anh khởi xướng và TUVA Communications phối hợp thực hiện, cho phép các thành viên cộng đồng tự đăng tải và chia sẻ các tư liệu về di sản văn hóa bao gồm các văn bản, hình ảnh, video, file ghi âm,... Nền tảng cũng là một diễn đàn mở kết nối những người yêu di sản trên khắp Việt Nam. Truy cập nền tảng tại đây https://disanketnoi.vn/.

Bài liên quan
  • Số hóa di sản tăng sức hút cho du lịch Thủ đô
    Thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ số vào lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn Thủ đô cho thấy tính ưu việt và hiệu quả ngoài mong đợi. Với sự phát triển mạnh mẽ như hiện nay, tin rằng công nghệ số sẽ thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững, đồng thời là “cây cầu” kết nối các thế hệ trong bảo tồn, lưu giữ di sản của cha ông.
(0) Bình luận
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Tiếp thêm sức sống cho nghề truyền thống Thủ đô
    Là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân và người làm nghề truyền thống Hà Nội đang không ngừng sáng tạo trong công tác gìn giữ, bảo tồn các làng nghề. Sự sáng tạo không chỉ mang lại một diện mạo mới, một sức sống mới cho các làng nghề mà còn gợi mở những không gian trải nghiệm văn hóa mới cho người dân Thủ đô và du khách.
  • Khởi công xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền
    Sáng 26/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khởi công dự án xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh).
  • Trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí Cách mạng Việt Nam”
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
  • Hà Nội: Thêm 9 di tích được xếp hạng cấp thành phố
    Ngày 10/6, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2859/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
  • Công nhận hội Lim ở Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Hội Lim là nơi các giá trị lịch sử, tín ngưỡng và đặc biệt là Dân ca Quan họ Bắc Ninh được thực hành, bảo tồn và lan tỏa, thể hiện tính gắn kết bền chặt và tinh tế giữa các làng Quan họ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu cũng như nhận thức xã hội về loại hình di sản đặc biệt này.
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Webinar Kể chuyện Di sản: Kết nối và sáng tạo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO