Về việc cung tiến hoành phi - câu đối hiện nay

PGS. TS Bùi Xuân Đính| 07/12/2021 10:08

Về việc cung tiến hoành phi - câu đối hiện nay
Một góc chùa Trăm Gian.
Hoành phi, câu đối là loại hình văn bản Hán Nôm xuất hiện trong các nhà tư (thường ở khu vực thờ tự), hay các di tích thờ cúng. Hoành phi (“hoành” là ngang, “phi” là phô bày), là những tấm biển bằng các loại gỗ (gỗ gụ, gỗ mít, gỗ gối…), một số bằng đồng hình chữ nhật (một số có hình cuốn thư), thường ở trên đó khắc từ 3 đến 4 chữ đại tự (chữ lớn), nên nhiều khi được gọi là bức đại tự, được treo trên cao bên ngoài các gian thờ tại nhà tư (chủ yếu ở không gian thờ tự), các nhà thờ họ (hay chi họ), các đình, chùa, đền miếu, văn từ... Phần lớn các bức hoành phi đều có dòng lạc khoản ở bên phải theo hướng treo (cũng có khi ở bên trái), ghi thời điểm tạo văn bản đó.

Câu đối (Đối liên, 對聯), là thể loại văn tự mang tính biền ngẫu, dùng thể thức đối đôi để biểu thị một ý nghĩa, tư tưởng, tình cảm nào đó. Chữ đối (對) có nghĩa là đối lập, đối nhau, thành đôi, có người gọi là “đăng đối”. Mỗi đôi câu đối gồm hai vế. Về bên trái (theo hướng nhà, di tích) thường kết thúc bằng từ (Hán - Việt) có âm “trắc”. Vế bên phải thường kết thúc bằng từ (Hán - Việt) có âm “bằng”. Câu đối cũng được thể hiện trên chất liệu gỗ hoặc đồng; một số viết trên giấy hoặc trên tường (phạm vi bài này không bàn đến). Đa số các đôi câu đối có ghi họ tên, quan hệ thân thuộc với chủ nhân tư gia, người được thờ và làng quê có di tích cùng địa vị xã hội (nếu là người làm quan thì ghi rõ phẩm hàm, chức quan, quê quán, quan hệ thân thuộc với chủ nhân tư gia hay với địa phương có di tích…) của người cung tiến.  

Những bức hoành phi - câu đối ở các di tích thờ cúng đều do người làng, khách thập phương hiến tặng, gọi là cung tiến. Lòng văn thường do các bậc có trình độ cao sáng tác, rồi đưa đến các cơ sở sản xuất đồ thờ cúng làm theo chất liệu của người đặt. Nếu là ở nhà tư hay nhà thờ chi họ, dòng họ, hoành phi - câu đối thường ca ngợi công đức tổ tiên, nên có mẫu sẵn do chủ nhà tự tạo hay tự đặt hàng.  

Hoành phi - câu đối mang những nội dung khác nhau, tùy theo được treo tại tư gia nào hay di tích nào; hoặc được soạn trong khung cảnh nào; song nhìn chung, là ca ngợi công đức tổ tiên, khuyến khích con cháu noi theo tổ tiên (hoành phi - câu đối tại tư gia, nhà thờ dòng họ), tôn vinh, ca ngợi thần thánh (hoành phi - câu đối tại đình, đền, miếu thờ thần), ca ngợi đức độ của Phật (hoành phi - câu đối tại chùa), tôn vinh, ca ngợi một nhân vật có nhiều công lao (hoành phi - câu đối tại nhà một nhân vật). 

Nhiều hoành phi - câu đối không chỉ thể hiện suy nghĩ, tình cảm của người sáng tác với đối tượng được thờ qua câu chữ, mà còn để lại những tư liệu về di tích và đối tượng được thờ, về một phần thân thế của người sáng tác (hoặc người cung tiến). Có thể nói, hoành phi - câu đối là một trong những nguồn tư liệu để tìm hiểu về di tích, các đối tượng được thờ, từ đó có thể tìm hiểu nhiều khía cạnh về lịch sử và văn hóa của các làng quê, dòng họ.  

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, toàn dân bước vào xây dựng chế độ mới. Hội hè không được tổ chức, việc thờ cúng bị hạn chế tối đa. Tiếp đó là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, làm cho rất nhiều di tích bị địch hủy hoại, hoặc không được chăm lo tu bổ, nên nhiều hoành phi - câu đối bị hỏng, mất mát.

Suốt gần 40 năm kể từ khi hòa bình lập lại đến cuối thập niên 1980, những ấu trĩ tả khuynh trong việc nhìn nhận di sản văn hóa truyền thống, hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ cùng đời sống khó khăn, thiếu thốn của thời bao cấp làm các di tích thờ cúng tiếp tục không được quan tâm tu bổ, hoành phi - câu đối (cũng như bia, chuông, khánh…) bị mất mát, thất lạc rất nhiều. Nhiều trường hợp, hoành phi - câu đối bị đem dùng vào những mục đích đời thường. Đến khi các di tích được trùng tu trở lại hoặc được dựng lại (đầu thập niên 1990), số ít hoành phi còn lại bị mất chữ, các đôi câu đối bị “lệch lạc”; hoặc 2 vế câu đối không cân nhau về số chữ, luật bằng trắc, không hợp với nhau về nội dung được ghép lại thành một (treo ở các cột đối xứng), nhiều đôi chỉ còn một vế “đứng” chơ vơ một mình, hoặc phải gác, phải cất ở một góc di tích; thậm chí ở không ít di tích, có rất nhiều đôi câu đối của di tích khác bị dồn vào (do di tích khác không còn). 

Từ đầu thập niên 1990 trở đi, các di tích được dựng lại, tu bổ - nâng cấp, hoặc dựng mới, các cá nhân, gia đình cung tiến hoành phi - câu đối, song ở nhiều nhà thờ dòng họ, các đình, chùa, đền, miếu, hoành phi - câu đối không chuẩn: hoành phi nhầm chữ do một số chữ có tự dạng giống nhau (chẳng hạn, “Ẩm hà tư nguyên”/ Uống nước nhớ nguồn thì viết thành “Ẩm hà ân nguyên”/ không có nghĩa). Có trường hợp sai nghiêm trọng, vừa do người xin chữ ngọng “l - n”, nên “Vạn cổ linh từ (đền thiêng từ xưa) nói thành “Vạn cổ ninh từ” (không có nghĩa); vừa do người viết chữ cho hoành phi có trình độ kém, nên lấy chữ “ninh” (với nghĩa là an ninh) trong từ điển để “điền” vào, thành ra bức hoành phi vô nghĩa, nhưng lại được treo ở vị trí trang trọng trong đình của một làng nọ thuộc quận Long Biên. Nhiều bức hoành ghi lịch âm - dương lẫn lộn. Ở một số di tích cũng có hiện tượng treo sai vị trí các bức hoành phi (chẳng hạn, bức “Thánh cung vạn tuế” không treo ở gian giữa, mà lại treo ở gian bên, trong khi gian giữa, nhất là ở cửa võng lại treo các bức không quan trọng. Nguyên nhân của tình trạng này là do đã có gia đình cung tiến bức hoành phi đặt ở gian giữa từ trước, trong khi bức “Thánh cung vạn tuế” của gia đình cung tiến lại hoàn thành sau, nên không thể “hạ” bức này để “đôn” bức kia sang được, vì các gia đình “không chịu nhau”, nhất là người có hoành phi treo ở gian giữa lo sợ thay đổi như vậy sẽ “mất lộc” và “mất thế”! 

Còn câu đối, ở nhiều di tích, treo sai vị trí (vế phải treo sang vị trí của vế trái, hai vế đối treo liền hoặc đối với nhau nhưng không đúng theo nội dung…). Nhiều đôi câu đối to về kích thước, sơn, thếp cầu kỳ, nhưng vừa thiếu tính thẩm mỹ, vừa sai về chữ nghĩa. Ở nhiều đình, có nhiều đôi câu đối trùng nhau về nội dung, nguyên nhân chủ yếu là do các cá nhân, gia đình “có nguyện vọng cung tiến cho đình đôi câu đối”, nhưng không có người “cho chữ”, nên cơ sở nhận làm cứ làm theo mẫu sẵn có; trong khi một gia đình khác cũng đã nhờ một cơ sở khác làm câu đối có nội dung đó rồi. 

Về việc cung tiến hoành phi - câu đối hiện nay
Bức hoành phi được cung tiến bị làm sai, “Vạn cổ linh từ” bị biến thành “Vạn cổ ninh từ” (chữ thứ ba từ phải sang).

Rõ ràng, việc cung tiến các bức hoành phi - câu đối vào các di tích thờ cúng hiện nay là vấn đề không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, mà còn hàm chứa các vấn đề xã hội sâu sắc. Từ thực tế này cho thấy, các địa phương cần tranh thủ ý kiến tư vấn của các chuyên gia văn hóa học, Hán Nôm học về vấn đề bố trí các di văn Hán Nôm (và cả các đồ thờ cúng) mỗi khi dựng mới hoặc tu bổ di tích), nhằm tránh việc tiếp nhận các di văn, đồ thờ không chuẩn và để bài trí các đồ đó đúng thể thức, giảm bớt sự lãng phí và có thể là cả những bất đồng, mâu thuẫn trong cộng đồng.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ấn tượng sinh viên trường múa biểu diễn trong kỳ thi tốt nghiệp
    Học viện Múa Việt Nam đã tổ chức Chương trình thi Tốt nghiệp trình độ Trung cấp vào 3 ngày 14/5 đến 16/5 vừa qua với những nội dung thi như: múa cổ điển Châu Âu, múa dân gian dân tộc Việt Nam, múa đương đại,…
  • Khai mạc triển lãm "Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”
    Sáng 17/5, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm "Tấm lòng của hoạ sĩ Việt kiều với Bác Hồ”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Hội Thái Việt tại tỉnh Nakhon Phanom Thái Lan phối hợp tổ chức nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5/1890 – 19/5/2024.
  • Mai nở vì ai
    Từ Huệ Phần (hội viên Hội nhà văn Thượng Hải, Ban Thường trực Trung Quốc Vi hình Tiểu thuyết Học hội) là một nhà văn đương đại Trung Quốc chuyên sáng tác truyện ngắn mini và tản văn. Nhiều tác phẩm của bà được tuyển chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn và các tập tinh tuyển toàn quốc hằng năm. Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu một truyện ngắn của bà qua bản dịch của dịch giả Châu Hải Đường.
  • “Ươm mầm” đảng viên trẻ góp phần tạo những tấm gương sáng cổ vũ phong trào thanh niên
    Nhân dịp kỉ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ Trường THPT Đông Đô (quận Tây Hồ) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho 02 học sinh ưu tú được đứng trong hàng ngũ của Đảng.
  • Hà Nội yêu cầu làm rõ nguyên nhân cầu Vĩnh Tuy 2 bị ngập nước
    Sở GTVT Hà Nội vừa có văn bản số 2795/SGTVT-KHTC yêu cầu các đơn vị kiểm tra xác định nguyên nhân và có xử lý kịp thời các tồn tại liên quan đến việc thoát nước mặt cầu Vĩnh Tuy 2 thuộc dự án Đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy, giai đoạn 2.
Đừng bỏ lỡ
Về việc cung tiến hoành phi - câu đối hiện nay
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO