Đời sống văn hóa

Về làng Đồng Kỵ, xem người dân rước "ông pháo" khổng lồ

Việt Thương 10:31 02/02/2025

Sáng mùng 4 Tết, hàng vạn người dân và du khách tấp nập đổ về phường Đồng Kỵ, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh để cùng chứng kiến lễ hội rước pháo truyền thống. Đây là một trong những lễ hội giàu bản sắc truyền thống ở Bắc Ninh, khởi đầu cho một năm mới nhiều tài lộc, may mắn.

anh-chup-man-hinh_1-2-2025_191943_vtv.vn.jpeg
Lễ hội rước pháo Đồng Kỵ (xã Đồng Quang, Từ Sơn) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia từ năm 2016

Lễ hội rước pháo Đồng Kỵ là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống tốt đẹp của nhân dân tỉnh Bắc Ninh, nhằm gìn giữ và phát triển giá trị văn hóa, tưởng nhớ tới công đức các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, liệt sĩ và người có công với làng với nước.

Lễ hội rước pháo Đồng Kỵ (xã Đồng Quang, Từ Sơn) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia từ năm 2016.

Lễ hội năm nay trở nên đặc biệt hơn với hai "ông pháo" khổng lồ, mỗi quả nặng khoảng một tấn, được rước trong sự hò reo, cổ vũ nồng nhiệt của hàng vạn người dân và du khách tham dự.

Thân pháo được chạm khắc hình Long-Lân-Quy-Phụng với mong muốn năm mới mưa thuận gió hòa. Theo Ban tổ chức, mỗi "ông pháo" nặng xấp xỉ một tấn và dài gần 6 mét, trang trí hoa văn cầu kỳ, sơn son thiếp vàng rực rỡ. Các "quan sai" sẽ lau chùi sạch sẽ trước giờ rước tại Nhà truyền thống phường Đồng Kỵ.

cc.jpeg
Mỗi quả pháo được thanh niên trong làng thay nhau khiêng từ nhà văn hóa của làng Đồng Kỵ đến sân đình để làm lễ

Để chuẩn bị cho nghi lễ chính, hai quả pháo được "trình làng" ngay từ tờ mờ sáng. Đội rước pháo gồm hơn 50 nam thanh trai tráng khoác trang phục truyền thống, phối hợp ăn ý để di chuyển "ông pháo" từ điểm tập kết ra sân đình. Xung quanh, hàng vạn người reo hò vang dội, điện thoại, máy ảnh giơ cao để ghi lại khoảnh khắc mỗi năm chỉ xuất hiện một lần này.

Đúng 9h, trong tiếng chiêng, trống, thanh la, 2 quả pháo được hàng trăm người đàn ông trai tráng, lực lưỡng rước quanh làng. Dọc 2 bên đường từ Nhà truyền thống tới Đình Đồng Kỵ dài gần 1km tập trung hàng nghìn người dân xem rước pháo.

anh-chup-man-hinh_1-2-2025_19272_vtv.vn.jpeg
5n9d7d4g.png
Hàng nghìn người đổ về làng Đồng Kỵ để chiêm ngưỡng hai quả pháo khổng lồ được rước quanh làng

Pháo được rước từ nhà truyền thống ra đình làng Đồng Kỵ. Sau mỗi hồi trống, các thanh niên reo hò vang dội “mừng pháo Nhất," "mừng pháo Nhì” tượng trưng cho tiếng pháo, mang đến không khí sôi động cho người dân tham dự lễ hội.

Lễ hội gắn liền với sự tích về đức thánh Thiên Cương ra quân đánh giặc Xích Quỷ. Theo dân gian truyền lại, thời vua Hùng có ông Cương Công, con trai ông Kinh Bắc quận vương, có công dẹp giặc Xích Quỷ, được vua phong là Thiên Cương. Trên đường dẹp giặc, Thiên Cương đã về Đồng Kỵ tuyển quân chọn tướng.

Để nhớ ơn Thiên Cương, làng Đồng Kỵ thờ đức Thiên Cương làm thần hoàng làng tại đình và hằng năm mở hội thi đốt pháo, tái hiện ngày Thiên Cương ra lệnh xuất quân đánh giặc. /.

Bài liên quan
  • 9 lễ hội đặc sắc của Hà Nội
    Là một địa danh ngàn năm văn hiến, những lễ hội truyền thống ở Hà Nội cũng được lưu giữ và truyền lại từ đời này qua đời khác. Như một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần người dân Thủ đô, chứa đựng những giá trị văn hóa tiêu biểu tốt đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • "Thành phố Hồ Chí Minh – Giờ khắc số 0": Lịch sử Việt Nam qua góc nhìn báo chí quốc tế
    Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt bạn đọc cuốn sách “Thành phố Hồ Chí Minh - Giờ khắc số 0 - Những phóng sự về kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm”. Đây là một ấn phẩm đặc biệt không chỉ tái hiện thời khắc lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam qua góc nhìn của các nhà báo quốc tế mà còn là minh chứng sống động cho giá trị của sự thật, của ký ức và của niềm tin vào một tương lai hòa bình sau những năm tháng chiế
  • Nhiều bộ phim cách mạng được chiếu miễn phí tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất non sông
    “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… những bộ phim sống cùng lịch sử sẽ được công chiếu cho khán giả Thủ đô trong chương trình Những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) tại Rạp Ngọc Khánh (523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội).
  • Sáng tỏ diện mạo văn học nghệ thuật Thủ đô sau ngày đất nước thống nhất
    Sáng ngày 16/4/2025, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Văn học, nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất" nhằm đánh giá những thành tựu, hạn chế; đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực để xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hội thảo quy tụ đông đảo các các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ của 9 hội chuyên ngành với nhiều tham luận và ý kiến quý báu.
  • Bằng chất lượng ổn định Xi măng Long Sơn vươn tầm quốc tế
    Từ nguồn nguyên liệu tốt nhất Việt Nam để sản xuất xi măng kết hợp với 4 dây chuyền đồng bộ, hiện đại có tổng công suất hơn 10,5 triệu tấn/năm. Công ty Xi măng Long Sơn luôn cung cấp các dòng sản phẩm chất lượng cao và ổn định đáp ứng yêu cầu và làm hài lòng khách hàng trong nước cũng như quốc tế.
  • Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
    Hai năm kể từ khi Vinamilk chính thức tái định vị thương hiệu vào năm 2023, CEO Mai Kiều Liên lần đầu tiên chia sẻ về những chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của thương hiệu tỷ đô. Nữ lãnh đạo nhấn mạnh, nguyên tắc không thỏa hiệp về chất lượng sản phẩm là yếu tố được duy trì để giữ “chất Vinamilk”.
Đừng bỏ lỡ
Về làng Đồng Kỵ, xem người dân rước "ông pháo" khổng lồ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO