Đời sống văn hóa

9 lễ hội đặc sắc của Hà Nội

Việt Thương (T/h) 09:44 01/02/2025

Là một địa danh ngàn năm văn hiến, những lễ hội truyền thống ở Hà Nội cũng được lưu giữ và truyền lại từ đời này qua đời khác. Như một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần người dân Thủ đô, chứa đựng những giá trị văn hóa tiêu biểu tốt đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc.

Lễ hội đền Cổ Loa

le-hoi-den-co-loa-le-hoi-mang-dam-gia-tri-van-hoa-dan-toc-01-1639497513.jpg

Thuộc danh sách các lễ hội đặc sắc ở Hà Nội, Lễ hội Cổ Loa nhằm mục đích tưởng nhớ An Dương Vương Thục Phán - vị anh hùng thời xưa của đất nước ta. Thành Cổ Loa đã chứng kiến một câu chuyện buồn khi đất nước rơi vào tay giặc nhưng đối với người Việt Nam thì đây luôn là di tích lịch sử đáng tự hào. Ngoài tưởng nhớ vị vua vĩ đại An Dương Vương, lễ hội đền Cổ Loa còn nhắc nhở người dân về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp từ bao đời của dân tộc. Lễ hội đền Cổ Loa được chia thành phần lễ và phần hội. Về phần lễ, người dân làm lễ tưởng niệm vị anh hùng An Dương Vương. Tiếp đó là phần hội, bạn sẽ được trải nghiệm nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như đốt pháo hoa, hát ca trù, hát tuồng. Ngoài ra còn rất nhiều hoạt động thú vị như đánh đu, đấu vật, kéo co, thổi cơm thi, lễ chùa đầu năm,...

Lễ hội Làng Cổ Loa, Huyện Đông Anh, Hà Nội diễn ra từ mùng 6 đến ngày 16 tháng giêng âm lịch.

Lễ hội Đống Đa

8oo40rbh.png

Lễ hội Đống Đa hay còn gọi là hội gò Đống Đa, nhằm kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, nơi vua Quang Trung - Nguyễn Huệ chỉ huy trận chiến lẫy lừng. Đây là một trong những lễ hội lớn của Hà Nội đã có từ hơn 200 năm trước, tổ chức với quy mô cấp Thành phố. Lễ hội diễn ra thường niên vào dịp Tết Nguyên Đán tại gò Đống Đa. Đến với lễ hội Đống Đa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một đám rước hoành tráng với nhiều sắc màu rực rỡ kéo dài từ đình làng Khương Thượng ra đến gò Đống Đa. Ngoài ra còn rất nhiều các trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ dân tộc.

Lễ hội Gò Đống Đa, Quận Đống Đa, Hà Nội diễn ra vào ngày mùng 5 Tết Nguyên Đán.

Lễ hội chùa Hương

cheo-thuyen-suoi-yen-chua-huong.jpg

Trong tour du lịch Hà Nội bạn nhất định không thể bỏ qua lễ hội chùa Hương - là một trong những lễ hội lớn của cả nước và đặc biệt là Hà Nội. Chính vì vậy, cứ mỗi dịp diễn ra lễ hội, du khách thập phương ghé đến xã Hương Sơn hoà vào dòng người đi trẩy hội rất đông. Về với lễ hội chùa Hương, miền đất của Phật, ai cũng sẽ cảm thấy sự yên bình. Ngoài việc đến hội chùa Hương tham gia chiêm bái, thì bạn có thể tham gia các hoạt động hấp dẫn khác như bơi thuyền, leo núi, nghe hát dân ca truyền thống. Đặc biệt, bạn sẽ có cơ hội ngồi thư giãn trên thuyền ngắm cảnh suối Yến.

Lễ hội chùa Hương tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội diễn ra từ mùng 6 tháng Giêng, kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch.

Lễ hội chùa Thầy

kham-pha-le-hoi-chua-thay-net-dep-van-hoa-tin-nguong-viet-nam-02-1639500994.jpg

Hằng năm, cứ đến mùa lễ hội thì rất đông du khách chọn lễ hội chùa Thầy là điểm đến khi đi du lịch Hà Nội. Lễ hội chùa Thầy được tổ chức tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai. Đây chính là nơi thờ pháp sư Từ Đạo Hạnh - ông tổ của nghệ thuật múa rối nước truyền thống Việt Nam. Tham gia lễ hội chùa Thầy, chắc chắn bạn sẽ được tham gia các hoạt động tâm linh, lễ viếng và chiêm ngưỡng các màn biểu diễn múa rối nước đặc sắc. Ngoài ra, tại lễ hội chùa Thầy có rất nhiều hoạt động thú vị khác để bạn trải nghiệm như: leo núi, ngắm cảnh thiên nhiên,...

Lễ hội chùa Thầy tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội Từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 3 âm lịch hàng năm.

Lễ hội đền Gióng Sóc Sơn

anh-chup-man-hinh_31-1-2025_193440_doanhnghieptiepthi.vn.jpeg

Lễ hội tưởng nhớ anh hùng Thánh Gióng - người có công đánh đuổi giặc Ân thời xưa. Người dân huyện Sóc Sơn cứ mỗi dịp đầu xuân năm mới đều tổ chức lễ hội đền Gióng. Trong khoảng thời gian 3 ngày chính hội, các nghi lễ truyền thống lần lượt được tổ chức như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng. Nếu bạn tham dự lễ hội đền Gióng vào ngày mùng 7 âm lịch, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng lễ rước voi hoành tráng. Qua thời gian, lễ hội đền Gióng vẫn giữ nguyên được nét đẹp về giá trị văn hoá, tinh thần.

Lễ hội Đền Gióng Sóc Sơn xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội từ ngày 6 đến ngày 8 tháng Giêng âm lịch.

Lễ hội làng Bát Tràng

le-hoi-lang-nghe-bat-trang-le-hoi-lang-nghe-lau-doi-cua-viet-nam-01-1639503224.jpg

Về với vùng ngoại ô Hà Nội, làng nghề gốm truyền thống Bát Tràng nổi tiếng, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước. Đặc biệt, cứ dịp Tết đến xuân về, làng nghề này càng trở nên nhộn nhịp hơn khi diễn ra lễ hội làng Bát Tràng. Lễ hội được tổ chức với ý nghĩa tôn vinh nghề gốm truyền thống, hướng về cội nguồn, cũng là dịp để người dân nơi đây cầu cho một năm nhiều may mắn, bình an. Nhiều hoạt động như lễ rước nước, tắm bài vị, rước bài vị ra đình bao gồm trong phần lễ được chuẩn bị chu đáo. Tiếp đó, hoạt động độc đáo nhất tại phần hội đó là chơi cờ người và hát thờ. Đình Bát Tràng, xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội từ ngày 14 đến hết ngày 16/2 Âm lịch hằng năm

Lễ hội đền Hai Bà Trưng – Mê Linh

cc.jpeg

Dù trên khắp cả nước có nhiều nơi thờ 2 vị nữ anh hùng Bà Trưng Trắc và Trưng Nhị nhưng đền thờ và lễ hội tại thôn Hạ Lôi, Mê Linh lại mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng hơn cả, bởi đây chính là nơi hai bà gắn bó khi thời thơ ấu. Lễ hội đặc sắc nhất nằm ở phần rước kiệu. Đầu tiên là kiệu bà Trưng Trắc đi trước sau đó đến đường kéo quân thì kiệu Trưng Nhị lên dẫn đầu. Ngoài ra, lễ hội còn diễn ra các hoạt động dân gian truyền thống, các phần diễn xướng để người dân tưởng nhớ về chiến tích năm xưa cũng là để du khách thập phương hiểu rõ hơn về nét đẹp văn hoá của lễ hội đền Hai Bà Trưng.

Lễ hội đền Hai Bà Trưng – Mê Linh tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội ngày mùng 6 tháng Giêng.

Lễ hội làng Lệ Mật

a6.jpg

Lễ hội là dịp để người dân tưởng nhớ đến thành hoàng Lệ Mật - vị Hoàng Đức Trung có công lớn trong việc lập ra 13 trang trại tây thành Thăng Long, hiện đang là quận Ba Đình. Giống với nhiều lễ hội khác, lễ hội làng Lệ Mật được chia thành phần lễ và phần hội. Phần lễ sẽ diễn ra lễ rước nước quanh giếng làng, rước cá chép vào đình, rước cỗ 13 trại từ Ba Đình về đình làng. Điểm đặc sắc của lễ hội đó là phần múa rắn nghệ thuật. Rắn được làm bằng nan tre lợp vải tượng trưng cho loài thuỷ quái sẽ bị hạ gục bằng ý chí và sức mạnh của người con họ Hoàng. Bên cạnh đó, rất nhiều du khách dành sự quan tâm đặc biệt với phần thi nấu ăn được nấu từ cá, ếch, rắn,... Lễ hội cũng là dịp để người dân, con cháu gặp gỡ nhau, bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên.

Lễ hội làng Lệ Mật diễn ra tại làng Lệ Mật, xã Việt Hưng, huyện Gia Lâm, Hà Nội ngày 23/3 âm lịch.

Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh

le-hoi-tan-vien-son-thanh.jpg

Lễ hội tổ chức tại cụm di tích đền Thượng - đền Trung - đền Hạ thuộc huyện Ba Vì. Với quy mô lớn, trong suốt thời gian của lễ hội đều diễn ra các hoạt động văn hoá đặc sắc của dân tộc Mường, Dao. Các di tích thuộc lễ thuộc Tản Viên Sơn Thánh đều được Bộ Văn hoá thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh diễn ra tại địa phận xã Minh Quang và xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội từ ngày 13 đến 15 tháng Giêng./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Tết truyền thống cùng sắc thái văn hóa Mường tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
    Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam sẽ tổ chức chuỗi hoạt động đặc sắc “Vui xuân Ất Tỵ: Sắc thái văn hóa Mường, Hòa Bình” vào hai ngày mùng 4-5 Tết (tức ngày 1 và ngày 2/2 dương lịch).
  • Năm Tỵ nói chuyện rắn
    Rắn người xưa còn gọi là rồng con, người tuổi rắn cũng gọi là tuổi rồng con. Trong 12 con giáp, rắn xếp hàng Tỵ, đứng thứ 6 trong 12 địa chi. Trong chữ Hán chỉ 12 địa chi ấy, chỉ duy nhất có chữ Tỵ (巳) là mang hình con giáp ấy tức là con rắn.
  • “Sức mạnh cội nguồn: Chương trình “Chiều cuối năm” đón Tết Ất Tỵ
    Trong nhiều năm qua vào mỗi ngày cuối cùng của năm cũ, chờ đón năm mới sang, khán giả cả nước lại được hòa mình vào chương trình “Chiều cuối năm” do Ban Thời sự - Đài truyền hình Việt Nam sản xuất. Tết Ất Tỵ 2025, chương trình “Chiều cuối năm” có chủ đề “Sức mạnh cội nguồn” tiếp tục đến với khán giả cả nước.
  • Năm 2025 thí điểm phát hiện, kiểm soát tác động tiêu cực từ việc không tuân thủ Quy tắc ứng xử của văn nghệ sỹ
    Theo ông Nguyễn Văn Hùng – Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hiện nay Bộ này đang phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện dự thảo Quy trình thí điểm phối hợp, phát hiện, kiểm soát tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội từ các trường hợp không tuân thủ Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, dự kiến sẽ ban hành trong năm 2025.
  • Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
    Từ ngày 1/2 đến 28/2/2025, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ tổ chức chuỗi sự kiện đặc sắc trong khuôn khổ chương trình "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc". Đây là dịp để tôn vinh và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam, đồng thời góp phần tăng cường sự gắn kết, đoàn kết giữa các cộng đồng dân tộc trong những ngày đầu xuân.
  • Hà Nội: Chuẩn bị tốt cho công tác lễ hội năm 2025 diễn ra vui tươi, an toàn, lành mạnh
    Trong hai ngày 22 - 23/ 1, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp cùng các đơn vị, sở, ngành tổ chức Đoàn kiểm tra công tác quản lý, tổ chức lễ hội năm 2025 tại Lễ hội du lịch chùa Hương, đền Sóc (huyện Sóc Sơn) và Lễ hội đền Sái (huyện Đông Anh).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuân về, trò chuyện với tác giả “Mùa xuân, làng lúa làng hoa”
    “Lúa ơi thơm ngát cho em hát cùng người/ Bởi lúa yêu cuộc đời nên xanh thắm tươi ruộng đồng/ Sóng lấp lánh mặt hồ cho hoa em ngào ngạt/ Hương hoa bay dào dạt/ Làng hoa em gọi mùa - Mùa xuân...”
  • Rắn trong kho tàng văn chương truyền miệng của người Việt
    Theo chu kỳ Thiên can Địa chi của văn hóa phương Đông, năm 2025 là năm Ất Tỵ - năm con rắn. Người xưa xếp rắn đứng thứ ba trong bốn con vật: chim, cá, rắn, voi (“nhất điểu, nhì ngư, tam xà, tứ tượng”). Trong con mắt của người xưa, rắn ẩn chứa nhiều huyền bí, ma thuật, bởi thế rắn được coi là linh vật để thờ cúng ở một số nơi. Hình ảnh, đặc điểm con rắn từ xa xưa đã đi vào tâm thức của người Việt qua lời ăn tiếng nói, ca dao tục ngữ, truyền thuyết và những câu chuyện cổ... Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ, xin kể đôi lời về loài rắn trong kho tàng văn chương truyền miệng đầy chất liên tưởng và hóm hỉnh của người Việt.
  • Lễ hội Cổ Loa - Hà Nội: Nhân lên truyền thống yêu nước của dân tộc ngày xuân
    Trong rất nhiều lễ hội đầu xuân của Hà Nội thì Lễ hội Cổ Loa (còn gọi là lễ hội “Bát xã hộ nhi”) tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh vẫn giữ được các nghi thức văn hóa truyền thống. Lễ hội này diễn ra trong ngày mùng 5 và 6 tháng Giêng, đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa vào “Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” năm 2021.
  • Khu du lịch Nhật Tân - Nơi thiên nhiên hòa quyện cùng con người
    Giữa lòng Hà Nội nhộn nhịp, có một góc nhỏ bình yên, nơi thiên nhiên và con người hòa quyện trong một bức tranh sống động đó là khu du lịch Nhật Tân. Với thung lũng hoa Hồ Tây rực rỡ sắc màu và bãi đá sông Hồng hoang sơ, khu du lịch Nhật Tân từ lâu đã trở thành điểm đến yêu thích của nhiều người yêu thiên nhiên, nghệ thuật và sự tĩnh lặng giữa cuộc sống hối hả.
  • Trường Sa - Những cung đường xanh mùa xuân
    Có những cung đường, khoảnh khắc gặp một lần dễ quên ngay, nhưng cũng có những cung đường dù đến một lần thôi mà cả đời lại chẳng bao giờ có thể nguôi quên. Như lần cùng tàu kiểm ngư dọc ngang biển Đông chuyển hàng Tết Ất Tỵ ra Trường Sa, được đến hòn đảo vốn đã xanh nay càng thêm xanh khi Tết đến, xuân về; màu xanh của sức sống, của tình người, của niềm tin và hi vọng vẫn âm ỉ cháy mãi trong tim chúng tôi.
Đừng bỏ lỡ
  • Ra mắt phần 2 phim tài liệu "Hồ Chí Minh - Con đường phía trước"
    Với độ dài 2 tập (20 phút/tập), bộ phim tái hiện 1 giai đoạn lịch sử khi Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô với giấy thông hành mang tên người thợ ảnh “Chen Vang”.
  • Đền Hai Bà Trưng: Di tích quốc gia đặc biệt, điểm du lịch văn hóa tâm linh
    Đền Hai Bà Trưng là di tích lịch sử lớn nhất và lâu đời nhất Việt Nam, thờ hai nữ tướng Trưng Trắc và Trưng Nhị - hai vị anh hùng đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán vào năm 40 - 43 (sau Công nguyên) giành lại nền độc lập, tự chủ dân tộc. Ngày nay, nơi đây còn là điểm đến tâm linh hấp dẫn, thu hút đông đảo khách du lịch khắp nơi đến tham quan, chiêm bái.
  • Tết truyền thống cùng sắc thái văn hóa Mường tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
    Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam sẽ tổ chức chuỗi hoạt động đặc sắc “Vui xuân Ất Tỵ: Sắc thái văn hóa Mường, Hòa Bình” vào hai ngày mùng 4-5 Tết (tức ngày 1 và ngày 2/2 dương lịch).
  • Nhân dân Thủ đô mừng xuân Ất Tỵ trong văn minh, an toàn, vui tươi
    Ngày 30-1, UBND thành phố Hà Nội ban hành Báo cáo số 38/BC-UBND về tình hình giữa kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 từ ngày 25-1 đến ngày 30-1-2025 (từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến ngày mùng 2 Tết năm Ất Tỵ).
  • [Podcast] “Chơi chữ” ngày Tết – Nét đẹp văn hóa truyền thống của Thăng Long - Hà Nội
    Trong văn hóa truyền thống của người Việt xưa, tục treo câu đối trong nhà ngày xuân là một thú vui tao nhã thể hiện trí tuệ và nghệ thuật chơi chữ của người sử dụng câu đối. Những câu đối treo trong ngày Tết thường mang ý nghĩa tốt đẹp và đôi khi nhắc nhở mỗi chúng ta về những điều tốt đẹp, về đạo đức, về lối sống, về cách hành xử hàng ngày. Đó còn là ý nghĩa thể hiện ước mơ, mong ước một năm mới vui vẻ, hạnh phúc, thành công, tấn tài tấn lộc.
  • Khám phá địa danh lịch sử, văn hoá qua bộ sách song ngữ "Hà Nội - Sài Gòn du ký"
    Bộ sách song ngữ Hà Nội - Sài Gòn du ký là bộ sách độc đáo kết hợp giữa yếu tố du ký, tranh truyện, mang đến cho độc giả một hành trình thú vị khám phá vẻ đẹp và văn hóa đặc sắc của hai thành phố nổi tiếng nhất Việt Nam: Hà Nội và Sài Gòn.
  • Nhiều hoạt động mang đậm không khí Tết cổ truyền tại Hà Nội
    Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 kéo dài 9 ngày (từ ngày 25/1 đến hết ngày 2/2/2025, tức từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại TP. Hà Nội diễn ra nhiều sản phẩm văn hóa, du lịch hấp dẫn, chất lượng... là những sự kiện sôi động, hấp dẫn nhằm thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.
  • Quận Tây Hồ: Phát huy thành tựu, nỗ lực xây dựng Đảng bộ, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh
    Triển khai thực hiện Chỉ thị 35-CT/TW của Bộ Chính trị và chỉ đạo của Thành ủy về Đại hội Đảng bộ cấp quận, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, quận Tây Hồ đang tích cực các bước chuẩn bị theo phương châm: Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đột phá - Phát triển. Trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, hướng tới Đại hội đại biểu lần thứ VII Đảng bộ quận, đồng chí Nguyễn Lê Hoàng - Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Tây Hồ đã có những chia sẻ với tạp chí Người Hà Nội về thành quả cũng như định hướng phát triển của quận trong thời gian tới.
  • Xuân vùng cao
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Xuân vùng cao của tác giả Lê Bá Thự.
  • Trải nghiệm những điểm du xuân ở Thủ đô trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
    Vào mỗi dịp Tết Nguyên đán, Thủ đô Hà Nội lại khoác lên mình vẻ đẹp rực rỡ của mùa xuân. Tết Ất Tỵ 2025, người dân và du khách có thể ghé các địa điểm du xuân lý tưởng ở Hà Nội đầy sắc màu với nhiều hoạt động văn hoá, góp phần làm tăng thêm ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền.
9 lễ hội đặc sắc của Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO