Đời sống văn hóa

Năm 2025 thí điểm phát hiện, kiểm soát tác động tiêu cực từ việc không tuân thủ Quy tắc ứng xử của văn nghệ sỹ

Trung Kiên 26/01/2025 09:09

Theo ông Nguyễn Văn Hùng – Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hiện nay Bộ này đang phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện dự thảo Quy trình thí điểm phối hợp, phát hiện, kiểm soát tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội từ các trường hợp không tuân thủ Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, dự kiến sẽ ban hành trong năm 2025.

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận được kiến nghị của cử tri với nội dung trên mạng xã hội có không ít nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật về chất lượng và công dụng của sản phẩm, nhiều trường hợp người dân đã bỏ tiền ra mua sản phẩm do nghệ sĩ mình yêu thích giới thiệu nhưng sau đó sử dụng không hiệu quả như đã quảng cáo.

qc-sai.jpg
Nhiều nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật về chất lượng và công dụng của sản phẩm trên mạng xã hội khiến nhiều người dân bức xúc thời gian qua.

Cử tri đề nghị cơ quan chức năng cần có sự quản lý chặt chẽ hơn đối với hoạt động quảng cáo trên nền tảng số và các phương tiện truyền thông; kiểm tra, xử phạt các trường hợp nghệ sĩ, người có ảnh hưởng với công chúng quảng cáo sai sự thật để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Trả lời nội dung trên của cử tri, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, cho biết, trước tiên để quản lý có hiệu quả về nội dung, hình thức quảng cáo trên mạng xã hội, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đã đề xuất bổ sung các quy định cụ thể về trách nhiệm của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo và hoạt động chuyển tải sản phẩm quảng cáo của người có ảnh hưởng.

Điển hình như: tuân thủ các quy định của pháp luật về tính năng, chất lượng hàng hóa dịch vụ khi thực hiện quảng cáo; trường hợp đăng tải ý kiến, cảm nhận về việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ trên mạng xã hội thì phải là người đã trực tiếp sử dụng sản phẩm; thông báo trước cho người tiêu dùng về việc mình đang thực hiện hoạt động quảng cáo. Các quy định trên nhằm tăng cường ý thức cho người chuyển tải sản phẩm nói chung, trong đó đặc biệt là người có tầm ảnh hưởng trong việc quảng cáo khi thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đến công chúng một cách trách nhiệm, trung thực và hiệu quả.

“Ngày 4/7/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu Chính phủ có Tờ trình số 350/TTr-CP trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quảng cáo tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV và dự kiến sẽ thông qua tại kỳ họp thứ 9 vào tháng 5/2025” – ông Nguyễn Văn Hùng, cho biết thêm.

Tiếp nữa, đối với các hành vi nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật về chất lượng và công dụng của sản phẩm: xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013; Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017; Nghị định số 72/2013/NĐ- CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ quy định về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử; Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo...

bo-truong-hung.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, cho biết, năm 2025 dự kiến sẽ ban hành Quy trình thí điểm phối hợp, phát hiện, kiểm soát tác động tiêu cực đến xã hội từ các trường hợp không tuân thủ Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật.

Tư lệnh ngành văn hóa cũng đồng thời nhấn mạnh, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi quản lý lĩnh vực, từ cuối năm 2021, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định về Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật.

Trong đó Điều 7. Quy tắc ứng xử đối với công chúng, khán giả quy định “không lợi dụng niềm tin, tình cảm của công chúng, khán giả để trục lợi cá nhân dưới mọi hình thức”; và Điều 8. Quy tắc ứng xử trên báo chí, truyền thông và không gian mạng quy định “không đăng tải, chia sẻ và lan truyền các nội dung vi phạm pháp luật, thông tin sai sự thật, vi phạm bản quyền, thông tin chưa được kiểm chứng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân và ảnh hưởng tiêu cực, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân”.

Ngay sau đó, UBND các tỉnh, thành phố đã quan tâm chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao triển khai kịp thời, thường xuyên, liên tục và toàn diện quy tắc trên đến nhân dân, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, góp phần khuyến khích, thúc đẩy những giá trị tốt đẹp của con người nói chung và trong cộng đồng mạng nói riêng, hướng dẫn để mọi cá nhân, tổ chức tham gia mạng xã hội ứng xử một cách tôn trọng nhau hơn.

“Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện dự thảo Quy trình thí điểm phối hợp, phát hiện, kiểm soát tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội từ các trường hợp không tuân thủ Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, dự kiến sẽ ban hành trong năm 2025” - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, nhấn mạnh./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chắp cánh cho hình ảnh “Hà Nội là nơi đáng đến và lưu lại” vươn cao, bay xa
    Nhiều năm qua, Hà Nội đã xây dựng hình ảnh “là nơi đáng đến và lưu lại” trong suy nghĩ, cách nhìn của du khách trong nước và quốc tế. Góp phần hiện thực hóa nhiệm vụ này, UBND Thành phố Hà Nội vừa xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa. Qua đây để Thủ đô bảo tồn các giá trị văn hóa, mở ra những không gian mới cho phát triển văn hóa, du lịch tiến tới kỷ nguyên vươn mình.
  • "Gia đình, bạn bè và đất nước" - Hồi ký sinh động về cuộc đời bà Nguyễn Thị Bình
    Nhằm tái hiện chân thực cuộc đời của bà Nguyễn Thị Bình - một nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia và chứng kiến những biến cố, thăng trầm của dân tộc trong thế kỷ XX - từ thời thơ ấu, quá trình tham gia hoạt động cách mạng đến những dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, và cả những năm tháng sau khi nghỉ hưu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản lần thứ hai cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước”.
  • Nhiều chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước
    Chuỗi chương trình nghệ thuật mừng 50 năm ngày đất nước thống nhất không chỉ là hoạt động kỷ niệm, mà còn là dịp để văn hóa nghệ thuật khơi dậy niềm tự hào dân tộc, hun đúc tinh thần yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam hôm nay và mai sau. Đây là sự tri ân sâu sắc đối với quá khứ, là niềm tin vào hiện tại, và là khát vọng vươn tới tương lai của một dân tộc bất khuất, kiêu hùng.
  • Sắp diễn ra Diễn đàn đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025
    Vào ngày 22/4/2025 tới đây tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Tài chính phối hợp cùng Tổ chức Phát triển đầu tư vốn tư nhân (VPCA), Quỹ đầu tư Golden Gate Ventures tổ chức Diễn đàn đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”.
  • Quận Hà Đông: Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
    Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng và ý nghĩa.
Đừng bỏ lỡ
Năm 2025 thí điểm phát hiện, kiểm soát tác động tiêu cực từ việc không tuân thủ Quy tắc ứng xử của văn nghệ sỹ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO