Đời sống văn hóa

Hà Nội: Chuẩn bị tốt cho công tác lễ hội năm 2025 diễn ra vui tươi, an toàn, lành mạnh

Việt Thương 24/01/2025 17:36

Trong hai ngày 22 - 23/ 1, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp cùng các đơn vị, sở, ngành tổ chức Đoàn kiểm tra công tác quản lý, tổ chức lễ hội năm 2025 tại Lễ hội du lịch chùa Hương, đền Sóc (huyện Sóc Sơn) và Lễ hội đền Sái (huyện Đông Anh).

Lễ hội đền Sóc

den-soc4_krog.jpg
Kiểm tra công tác chuẩn bị lễ hội Gióng tại đền Sóc.

Ngày 22/1, Đoàn kiểm tra liên ngành Thành phố do Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Phạm Xuân Tài làm Trưởng đoàn làm việc và kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức lễ hội Gióng đền Sóc (huyện Sóc Sơn).

Lễ hội đền Sóc được tổ chức hàng năm nhằm tri ân công đức người anh hùng Phù Đổng Thiên Vương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, khơi dậy truyền thống yêu nước và tinh thần đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc và hội nhập quốc tế. Đồng thời tôn vinh, quảng bá, giới thiệu giá trị Lễ hội Gióng – Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; giá trị Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Đền Sóc – Di tích Quốc gia đặc biệt tới Nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế.

Làm việc tại đền Sóc, Giám đốc Trung tâm Quản lý khu du lịch - di tích đền Sóc, Phó Trưởng ban Thường trực Lễ hội đền Sóc 2025 Đào Anh Tú cho biết, lễ hội năm nay có nhiều đổi mới, đáng chú ý là Ban Tổ chức đã thực hiện công tác tuyên truyền lễ hội từ sớm về thực hiện nếp sống văn minh nơi thờ tự, công tác phòng chống cháy nổ, cháy rừng, vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ gìn vệ sinh môi trường.

Để bảo đảm an toàn cho lễ hội, Ban tổ chức và chính quyền địa phương sẽ tổ chức trông giữ phương tiện cho du khách theo quy định; bố trí sắp xếp hàng quán ngăn nắp; nghiêm cấm việc nâng giá, bán hàng rong, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; sẵn sàng các phương án phòng cháy chữa cháy...

Thông tin thêm về công tác tổ chức lễ hội, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Hồ Việt Hùng cho biết, để bảo đảm an toàn cho lễ hội, Ban tổ chức và chính quyền địa phương sẽ tổ chức trông giữ phương tiện cho du khách theo quy định; bố trí sắp xếp hàng quán ngăn nắp; nghiêm cấm việc nâng giá, bán hàng rong, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; sẵn sàng các phương án phòng cháy chữa cháy; thường xuyên kiểm tra để không diễn ra các trò chơi mang tính bạo lực, cờ bạc trá hình, các hình thức bói toán mê tín dị đoan.

Di tích đền Sái

b01898cdafa310fd49b24.jpg
Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Thị Tám báo cáo về công tác chuẩn bị tổ chức lễ hội đền Sái với Đoàn kiểm tra

Cùng ngày, Đoàn kiểm tra làm việc và kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức lễ hội tại di tích đền Sái (huyện Đông Anh). Tại đây, công tác chuẩn bị cho lễ hội được thực hiện chu đáo. Công tác trang trí đang được hoàn tất với cổng chào đã được dựng, các biển báo đã được bố trí, trong khuôn viên di tích đang được tổng vệ sinh và trồng mới nhiều bồn hoa, cây cảnh nhằm làm đẹp hơn cảnh quan di tích…

Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Thị Tám cho biết, đến lúc này, công tác chuẩn bị lễ hội đang được gấp rút hoàn thiện. Đặc biệt là đầu tư hạ tầng, trang trí khuôn viên. Chính quyền địa phương đã có các phương án chi tiết bảo đảm an ninh, trật tự, lập các tổ tuần tra bảo đảm an toàn giao thông tuyến đường từ Hà Lâm đi đền Sái; lập các chốt ở đường rẽ đi Yên Phong, Văn Môn và lên khu di tích đền Sái.

Ngoài ra, Ban tổ chức thường xuyên tuyên truyền cho người dân và du khách văn hoá ứng xử lễ hội, đốt vàng mã đúng nơi quy định; tổ chức bố trí thu gom rác thường xuyên; có phương án bảo đảm an toàn điện lưới.

Ghi nhận sự chủ động của các địa phương trong công tác xây dựng kế hoạch tổ chức các lễ hội, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Phạm Xuân Tài – Trưởng đoàn kiểm tra cũng lưu ý các địa phương vẫn cần lưu ý hơn nữa việc xây dựng các phương án cụ thể hoặc kế hoạch chi tiết cho từng đối tượng, giờ giấc cụ thể; có phương án phân luồng giao thông. Công tác vệ sinh môi trường cần quan tâm hơn, chú ý tổng vệ sinh trước và sau lễ hội; trong lễ hội cần tăng cường việc thu dọn vệ sinh thường xuyên. Cần có biển chỉ dẫn phía ngoài từ sớm về điểm đỗ xe, kiểm soát dịch vụ trông xe tự phát của người dân nếu có.

“Việc triển khai tổ chức lễ hội cần tuân thủ Nghị định số 110/2018/NĐ-CP về quản lý và tổ chức lễ hội và Thông tư 04/2023/TT-BTC thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức. Bên cạnh đó, kiểm soát việc thực hiện các nghi lễ đảm bảo đúng truyền thống văn hoá. Thực hiện nghiêm nếp sống văn minh trong lễ hội, các quy tắc ứng xử của Thành phố, đặc biệt là ở nơi thờ tự; kiểm soát trang phục của du khách khi vào nơi thờ tự, kiểm soát hành vi ứng xử… nhằm đảm bảo lễ hội diễn ra vui tươi, an toàn, lành mạnh” – ông Phạm Xuân Tài nhấn mạnh thêm.

Lễ hội chùa Hương

2392b1b20e-7b49-44ba-aad0-35e2a4242084.jpg
Đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị cho Lễ khai hội tại sân chùa Thiên Trù, diễn ra vào ngày mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ.

Báo cáo với Đoàn kiểm tra, Trưởng Ban Quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn Bùi Văn Triều cho biết, Lễ hội Chùa Hương diễn ra trong 03 tháng, từ ngày 03/02/2025 đến hết ngày 01/5/2024 (Tức từ ngày mồng 06 tháng Giêng đến hết ngày 04 tháng 4 năm Ất Tỵ). Lễ khai hội vào ngày 03/02/2025 (Tức ngày mồng 06 tháng Giêng).

Điểm nổi bật của Lễ hội du lịch Chùa Hương năm 2025 là Ban Tổ chức tiếp tục tập trung đổi mới công tác tổ chức lễ hội với mục tiêu hướng đến khẳng định Chùa Hương là một điểm đến du lịch, văn hóa truyền thống của người Việt Nam...

Trực tiếp kiểm tra thực tế tại khu di tích thắng cảnh Hương Sơn, các thành viên Đoàn kiểm tra ghi nhận việc trang trí, khánh tiết, sắp xếp, bày biện các vật phẩm, hương hoa trong di tích đảm bảo chỉn chu, sạch sẽ, trang nghiêm. Bên cạnh công tác quảng bá hình ảnh Chùa Hương và tuyên truyền khuyến cáo tới du khách về tham quan thắng cảnh, Ban Tổ chức đã chủ động trong việc tuyên truyền chung tay giữ gìn vệ sinh môi trường, ứng xử văn minh, lịch sự, không chơi bài ăn tiền trên thuyền, không vứt rác thải bừa bãi...

Trao đổi về công tác chuẩn bị Lễ hội, các thành viên trong Đoàn kiểm tra cho rằng, Ban Tổ chức cần chỉ đạo các đơn vị chức năng, cấp chính quyền cơ sở xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, an toàn sông nước. Đặc biệt, cần tăng cường công tác vệ sinh môi trường, gìn giữ cảnh quan di tích "sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn"; chú ý âm lượng loa đài, thông tin về xuồng đò; có phương án đón tiếp khách; phân công nhiệm vụ rõ ràng đối với việc phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí, xử lý những vấn đề phát sinh; chủ động kiểm tra hoạt động quảng cáo, không để xảy ra việc bày bán các sản phẩm mang tính kích động, bạo lực, ấn phẩm mê tín, dị đoan…

Theo Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hoá và gia đình (Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội) Bùi Minh Hoàng, Lễ hội Chùa Hương diễn ra 3 tháng nên Ban Tổ chức cần phải hài hòa các nội dung tổ chức để thu hút người dân. Trong đó, cần đặc biệt lưu ý về lễ khai mạc, phải có kịch bản chi tiết, cụ thể, nội dung chương trình phong phú, hấp dẫn, tạo ra được các sản phẩm văn hóa đặc sắc, hấp dẫn, đảm bảo yếu tố bảo tồn, tôn vinh và phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với các yếu tố hiện đại của thời đại; thực hiện tuyên truyền bộ quy tắc ứng xử đối với lễ hội bằng nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn;…

Phát biểu tại buổi kiểm tra, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Phạm Xuân Tài ghi nhận và đánh giá cao công tác chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho Lễ hội của huyện Mỹ Đức.

Ông Phạm Xuân Tài cũng đề nghị, huyện Mỹ Đức nghiêm túc thực hiện Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội; các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành phố; Chủ động xây dựng kế hoạch quản lý, tổ chức lễ hội đảm bảo trang nghiêm, thành kính, tiết kiệm, hiệu quả, tránh phô trương, hình thức, phù hợp với thuần phong mỹ tục và các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; Xây dựng chương trình, kịch bản tổ chức lễ hội cần phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhiều bộ phim cách mạng được chiếu miễn phí tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất non sông
    “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… những bộ phim sống cùng lịch sử sẽ được công chiếu cho khán giả Thủ đô trong chương trình Những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) tại Rạp Ngọc Khánh (523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội).
  • Sáng tỏ diện mạo văn học nghệ thuật Thủ đô sau ngày đất nước thống nhất
    Sáng ngày 16/4/2025, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Văn học, nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất" nhằm đánh giá những thành tựu, hạn chế; đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực để xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hội thảo quy tụ đông đảo các các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ của 9 hội chuyên ngành với nhiều tham luận và ý kiến quý báu.
  • Chắp cánh cho hình ảnh “Hà Nội là nơi đáng đến và lưu lại” vươn cao, bay xa
    Nhiều năm qua, Hà Nội đã xây dựng hình ảnh “là nơi đáng đến và lưu lại” trong suy nghĩ, cách nhìn của du khách trong nước và quốc tế. Góp phần hiện thực hóa nhiệm vụ này, UBND Thành phố Hà Nội vừa xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa. Qua đây để Thủ đô bảo tồn các giá trị văn hóa, mở ra những không gian mới cho phát triển văn hóa, du lịch tiến tới kỷ nguyên vươn mình.
  • 5 nhóm giải pháp phát huy vai trò tiên phong của văn học, nghệ thuật Thủ đô
    “Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã đưa đất nước ta bước sang một trang sử mới - trang sử hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do, đổi mới và phát triển; đồng thời cũng mở ra cho văn học, nghệ thuật nước nhà một không khí mới, không gian mới, giai đoạn văn hóa, văn nghệ thống nhất, giao hòa, phát triển trong tính tổng thể, toàn vẹn, tiến bộ và cách mạng”, NSND Trần Quốc Chiêm - Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội khẳng định tại hội thảo “Văn học nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất” do Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội tổ chức sáng ngày 16/4/2025.
  • Xây dựng "Trường học hạnh phúc" gắn với các hoạt động thực tế của ngành giáo dục Thủ đô
    Hàng trăm học sinh cùng các giáo viên tại các trường THPT trên toàn thành phố Hà Nội hào hứng cổ vũ cho các tác phẩm thể loại hòa tấu và đệm hát do các em học sinh thuộc các ban/nhóm nhạc thể hiện tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam; qua đó cho thấy hiệu quả của Liên hoan các ban nhạc, nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông thành phố Hà Nội lần thứ II năm 2025 do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức đã có sức thu hút và lan tỏa rộng rãi, góp phần xây dựng trường học hạnh phúc mà ở đó tình cảm giữa thầy và trò, giữa các em học sinh với nhau thực sự gắn kết và gần gũi.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Chuẩn bị tốt cho công tác lễ hội năm 2025 diễn ra vui tươi, an toàn, lành mạnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO