Đời sống văn hóa

Lễ hội gò Đống Đa: Đảm bảo thực hiện một lễ hội xứng tầm, văn minh, an toàn, tiết kiệm

Minh Lý 22/01/2025 8:00

Chiều 21/1, Đoàn kiểm tra liên ngành Thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Xuân Tài, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác tổ chức Lễ hội kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (lễ hội gò Đống Đa)

Tham gia thành phần Đoàn kiểm tra liên ngành còn có các đồng chí: Phó Cục trưởng Cục Văn hoá cơ sở (Bộ VHTT&DL) Lương Đức Thắng; Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Đào Duy Phong, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Nguyễn Đình Thắng; các đồng chí là đại diện các sở, ban ngành liên quan của Thành phố. Tiếp Đoàn kiểm tra có đồng chí Nguyễn Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa.

z6253097316539_a1373cbeb7d02635302ae728152de8bf.jpg
Quang cảnh buổi kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội gò Đống Đa năm 2025.

Nhiều điểm khác biệt

Thông tin với đoàn kiểm tra, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa Nguyễn Thanh Tùng nhấn mạnh, điểm khác biệt trong lễ hội gò Đống Đa năm nay đó là lần đầu tiên Lễ hội được tổ chức vào tối (ngày 2/2 tức mùng 5 tháng Giêng) tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.

z6253128294497_80364b29aeabba7e56a72efb8f4cc4d6.jpg
Ảnh demo sân khấu Chương trình nghệ thuật “Đống Đa – Sử vàng lưu danh – Tương lai vững bước” tại Lễ hội gò Đống Đa năm 2025.

Đây là lần đầu tiên Lễ hội được truyền hình trực tiếp trên kênh H1 Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội cùng các nền tảng số vào lúc 20h10 tới đông đảo người dân, du khách với điểm nhấn là chương trình nghệ thuật “Đống Đa – Sử vàng lưu danh – Tương lai vững bước”. Đây là chương trình nghệ thuật đặc sắc được làm theo hình thức bán thực cảnh kết hợp công nghệ 3D mapping hiện đại.

1(1).jpg
Đoàn kiểm tra thực tế công tác chuẩn bị xung quanh khu vực diễn ra Lễ hội gò Đống Đa.

“Cho đến thời điểm hiện tại, mọi công tác chuẩn bị cho lễ hội đang gấp rút thực hiện, trong đó điểm nhấn là chương trình nghệ thuật “Đống Đa – Sử vàng lưu danh – Tương lai vững bước” đã hoàn thành 80% hạng mục công việc; đảm bảo tiến độ, kế hoạch đề ra. Với nhiều yếu tố mới lần đầu tiên diễn ra nên địa phương đã lên các phương án chuẩn bị kỹ lưỡng. Quận yêu cầu các địa phương bám sát kịch bản, kế hoạch tổ chức, sẵn sàng công tác tổ chức và ứng phó với các tình huống trước, trong và sau Lễ hội”,

Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa Nguyễn Thanh Tùng khẳng định

Ghi nhận thực tế lại khu vực diễn ra Lễ hội cho thấy, thời điểm này, công tác chỉnh trang khuôn viên của Di tích gò Đống Đa đang hoàn thiện; người dân cũng đang tích cực tập trung luyện tập cho chương trình biểu diễn bán thực cảnh…

4.jpg
Nhân dân tích cực luyện tập các tiết mục phục vụ cho Lễ hội gò Đống Đa.

Đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất

Đại diện các sở, ngành tham gia đoàn kiểm tra yêu cầu, năm nay Lễ hội diễn ra với nhiều điểm mới lần đầu tiên diễn ra, dự kiến thu hút khoảng 2.500 người (gấp đôi mọi năm), vì thế Ban tổ chức Lễ hội cần phải có phương án, kế hoạch chi tiết phân luồng giao thông, đặc biệt là giao thông tĩnh như: bố trí nơi đỗ xe, phân luồng giao thông; quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường. Đoàn kiểm tra cũng lưu ý, Lễ hội diễn ra buổi tối với chương trình bán thực cảnh có sử dụng hệ thống chiếu sáng lớn, vì thế Ban tổ chức cần có phương án bảo đảm điện lưới, xử lý sự cố về điện cũng như những rủi ro có thể xảy ra.

2(1).jpg
Đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị tại khu vực sân khấu trung tâm Lễ hội gò Đống Đa.

Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hoá và gia đình (Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội) Bùi Minh Hoàng tham góp ý kiến rằng, Ban Tổ chức hết sức lưu tâm, rà soát kỹ lưỡng nội dung kịch bản chương trình nghệ thuật; xây dựng các phương án đảm bảo phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; bố trí trạm cấp cứu lưu động phục vụ Lễ hội; cử người phát ngôn riêng và công bố đường dây nóng về Lễ hội; bố trí và kiểm soát chặt chẽ việc tổ chức trông giữ xe cho nhân dân và du khách đúng quy định…

Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa Nguyễn Thanh Tùng thông tin thêm, trong Lễ hội không có nội dung giới thiệu ẩm thực vì thế việc quản lý an toàn thực phẩm chủ yếu là những hàng quán xung quanh. Hiện các nội dung diễn văn, chúc văn của Lễ hội đã được phê duyệt. Quận phối hợp với các cơ quan liên quan có phương án về điện lưới, tăng cường chiếu sáng các tuyến phố quanh khu vực diễn ra; bổ sung nhiều thùng rác, nhà vệ sinh lưu động; bố trí những trạm cấp cứu di động. Ngoài ra, quận huy động nhiều lực lượng như: Công an, dân quân, đoàn thanh niên… tham gia công tác bảo đảm an toàn cho Lễ hội.

9.jpg
Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Phạm Xuân Tài phát biểu tại buổi kiểm tra.

Kết luận buổi kiểm tra, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Phạm Xuân Tài ghi nhận và đánh giá cao công tác chuẩn bị chủ động, tích cực mọi mặt cho Lễ hội của cả hệ thống chính trị quận Đống Đa.

Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đề nghị, Ban tổ chức bám sát kịch bản chi tiết đã được phê duyệt; thực hiện đúng các quy định về quản lý, tổ chức và thực hiện nếp sống văn minh trong Lễ hội; lưu ý công tác trang trí Lễ hội và thực hiện treo cờ Tổ quốc đúng quy định; có lực lượng kiểm soát thực hiện các nghi lễ để bảo đảm Lễ hội diễn ra trang trọng; kiểm soát nội dung các trò chơi trong Lễ hội và ngăn chặn các tệ nạn, cờ bạc trá hình. Bên cạnh đó, Ban Tổ chức lưu ý có các phương án đón tiếp đại biểu VIP chu đáo, chi tiết, đảm bảo an ninh, an toàn cho đại biểu, nhân dân và du khách khi về tham dự Lễ hội.

5.jpg
Người dân tham quan Di tích gò Đống Đa trước Lễ hội.

Lễ hội Gò Đống Đa sẽ được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 2 - 4/2/2025 (tức từ ngày mùng 5 - 7 tháng Giêng, năm Ất Tỵ 2025). Chương trình nghệ thuật “Đống Đa – Sử vàng lưu danh – Tương lai vững bước” có sự tham gia của các nghệ sĩ & MC nổi tiếng: NSND Thanh Lam, ca sĩ Trọng Tấn, ca sĩ Minh Quân, ca sĩ Vũ Thắng Lợi, ca sĩ Hoàng Hồng Ngọc, ca sĩ Ngọc Ký, ca sĩ Viết Danh, ca sĩ Đông Hùng, ca sĩ Minh Đức, ca sĩ Quỳnh Lady, ca sĩ Minh Phương cùng vũ đoàn Lavender, Câu lạc bộ Sao Tuổi Thơ, tập thể diễn viên quần chúng quận Đống Đa. Dẫn chương trình: MC Hồng Nhung và Sơn Lâm.

Trong những ngày diễn ra Lễ hội sẽ có rất nhiều hoạt động đặc sắc như: lễ dâng hương, tế lễ của các đoàn tế lễ địa phương; lễ rước kiệu; biểu diễn múa Lân, múa Rồng; biểu diễn võ thuật Bình Định Gia; hội thi cờ tướng, cờ người; viết chữ thư pháp, giới thiệu nghệ thuật truyền thống...

Bài liên quan
  • Lần đầu tiên truyền hình trực tiếp Lễ hội Gò Đống Đa
    Điểm khác biệt là năm nay Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (Lễ hội Gò Đống Đa) sẽ được tổ chức vào tối ngày 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Sáng tỏ diện mạo văn học nghệ thuật Thủ đô sau ngày đất nước thống nhất
    Sáng ngày 16/4/2025, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Văn học, nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất" nhằm đánh giá những thành tựu, hạn chế; đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực để xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hội thảo quy tụ đông đảo các các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ của 9 hội chuyên ngành với nhiều tham luận và ý kiến quý báu.
  • Chắp cánh cho hình ảnh “Hà Nội là nơi đáng đến và lưu lại” vươn cao, bay xa
    Nhiều năm qua, Hà Nội đã xây dựng hình ảnh “là nơi đáng đến và lưu lại” trong suy nghĩ, cách nhìn của du khách trong nước và quốc tế. Góp phần hiện thực hóa nhiệm vụ này, UBND Thành phố Hà Nội vừa xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa. Qua đây để Thủ đô bảo tồn các giá trị văn hóa, mở ra những không gian mới cho phát triển văn hóa, du lịch tiến tới kỷ nguyên vươn mình.
  • "Gia đình, bạn bè và đất nước" - Hồi ký sinh động về cuộc đời bà Nguyễn Thị Bình
    Nhằm tái hiện chân thực cuộc đời của bà Nguyễn Thị Bình - một nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia và chứng kiến những biến cố, thăng trầm của dân tộc trong thế kỷ XX - từ thời thơ ấu, quá trình tham gia hoạt động cách mạng đến những dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, và cả những năm tháng sau khi nghỉ hưu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản lần thứ hai cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước”.
  • Xây dựng "Trường học hạnh phúc" gắn với các hoạt động thực tế của ngành giáo dục Thủ đô
    Hàng trăm học sinh cùng các giáo viên tại các trường THPT trên toàn thành phố Hà Nội hào hứng cổ vũ cho các tác phẩm thể loại hòa tấu và đệm hát do các em học sinh thuộc các ban/nhóm nhạc thể hiện tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam; qua đó cho thấy hiệu quả của Liên hoan các ban nhạc, nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông thành phố Hà Nội lần thứ II năm 2025 do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức đã có sức thu hút và lan tỏa rộng rãi, góp phần xây dựng trường học hạnh phúc mà ở đó tình cảm giữa thầy và trò, giữa các em học sinh với nhau thực sự gắn kết và gần gũi.
  • 200 tài liệu quý lần đầu hé lộ về lịch sử hải cảng Đông Dương
    Triển lãm trực tuyến "Hải cảng xưa: Từ Đông Dương ra thế giới" giới thiệu khoảng 200 tài liệu, hình ảnh đặc sắc về quá trình quy hoạch cảng biển, hải đăng cũng như hoạt động vận tải đường biển ở Đông Dương cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố.
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội gò Đống Đa: Đảm bảo thực hiện một lễ hội xứng tầm, văn minh, an toàn, tiết kiệm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO