Văn hóa - Xã hội

Lần đầu tiên truyền hình trực tiếp Lễ hội Gò Đống Đa

Ly Ly 15:12 15/01/2025

Điểm khác biệt là năm nay Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (Lễ hội Gò Đống Đa) sẽ được tổ chức vào tối ngày 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.

Sáng 15/1, quận Đống Đa tổ chức gặp mặt và thông tin tới báo chí về Lễ hội kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789-2025).

z6230674568980_8a1509fab9bbfcf625e8721fc861b4ab.jpg
Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa Nguyễn Thanh Tùng

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa Nguyễn Thanh Tùng nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên Lễ hội được truyền hình trực tiếp trên kênh H1 Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị, các Đài Phát thanh và Truyền hình các tỉnh thành phố trên cả nước cùng các nền tảng số vào lúc 20 giờ 10 tới đông đảo người dân, du khách với điểm nhấn là Chương trình nghệ thuật đặc biệt với Chủ đề “Đống Đa – Sử vàng lưu danh – Tương lai vững bước”. Đây là chương trình nghệ thuật đặc sắc được làm theo hình thức bán thực cảnh kết hợp công nghệ 3D mapping hiện đại.

Lễ hội nhằm khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị di tích Gò Đống Đa, đồng thời giới thiệu, trao truyền lịch sử hào hùng của cha ông ta tới đông đảo nhân dân, du khách cả nước nói chung và nhân dân trên địa bàn Thủ đô và quận Đống Đa nói riêng.

Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa Nguyễn Thanh Tùng

Thông tin tới các cơ quan báo chí, Ban Tổ chức cho biết, chương trình nghệ thuật kể câu chuyện lịch sử theo một cách thức hiện đại và mới mẻ với các chương hồi, cảnh diễn, nối tiếp, được biến chuyển tinh tế bằng kĩ xảo, âm nhạc hấp dẫn và đa dạng hình thức thể hiện như: ca hát, xiếc, múa, đồng diễn trống…

Sân khấu liên tục thay đổi bối cảnh, giúp tái hiện sống động những khung cảnh đời sống của Nhân dân trong bối cảnh cuối thế kỷ XVIII, sự nhiễu nhương, rối loạn của triều đình, của giai đoạn Trịnh – Nguyễn phân tranh, đất nước chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài, khí thế hừng hực trong các cuộc chiến đấu của nghĩa quân Tây Sơn.

z6229672408530_6085a6409e7e8831e3f717369ab9d1da.jpg
Chánh Văn phòng UBND quận Đống Đa Nguyễn Trọng Hải thông tin tại Hội nghị.

Khán giả có lúc sẽ như đang trong cuộc hành quân thần tốc của nghĩa quân Tây Sơn, xung quanh là voi, ngựa, giáo mác, cung tên..., có khi như đang đứng trên chiến thuyền trong trận chiến Rạch Gầm Xoài Mút, có khi lại như đang hân hoan trong khúc khải hoàn của Nhân dân Thăng Long vào mùa Xuân Kỷ Dậu năm 1789.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt chú trọng vào yếu tố văn hóa, lịch sử, tôn vinh công đức vua Quang Trung kết hợp các màn biểu diễn với những công nghệ hiện đại nhất. Công nghệ 3D mapping sẽ vẽ lại bức tranh oanh liệt mà bi tráng bằng ánh sáng, mang đến cho người xem những trải nghiệm hình ảnh chân thực sống động, ấn tượng và đưa câu chuyện lịch sử chạm đến mọi giác quan.

z6229742134999_faea1cb9c7a4fdae974357ef116ce1f8.jpg
Toàn cảnh Hội nghị.

Kĩ xảo ánh sáng, âm nhạc và các vũ công nhảy, múa, trình diễn xiếc nghệ thuật, sắp xếp tạo hình uyển chuyển, uốn lượn, nối tiếp nhau được lập trình theo kịch bản, với ý đồ nghệ thuật giống như một ma trận huyền bí, thu hút người xem. Chương trình là đêm hội của âm thanh và ánh sáng, thể hiện sức hấp dẫn của công nghệ hiện đại trên nền tảng cốt lõi là các câu chuyện lịch sử giá trị, tạo nên một làn gió mới, cách tiếp cận và biểu đạt mới cho các câu chuyện lịch sử trong nhịp sống đương đại, thu hút sự theo dõi của đông đảo nhân dân và du khách.

Chương trình có sự tham gia của các nghệ sĩ & MC nổi tiếng: NSND Thanh Lam, ca sĩ Trọng Tấn, ca sĩ Minh Quân, ca sĩ Vũ Thắng Lợi, ca sĩ Hoàng Hồng Ngọc, ca sĩ Ngọc Ký, ca sĩ Viết Danh, ca sĩ Đông Hùng, ca sĩ Minh Đức, ca sĩ Quỳnh Lady, ca sĩ Minh Phương cùng vũ đoàn Lavender, Câu lạc bộ Sao Tuổi Thơ, tập thể diễn viên quần chúng quận Đống Đa. Dẫn chương trình: MC Hồng Nhung và Sơn Lâm.

Tổng đạo diễn: Đạo diễn Mai Thanh Tùng. Cố vấn nghệ thuật: Đạo diễn – NSND Lê Chức. Giám đốc âm nhạc: NSND Huỳnh Tú. Tổng biên đạo: Uyên Chi. Biên kịch: Nhà báo Dương Hà. Tổ chức sản xuất: Nhà báo Trần Hướng.

Lễ hội Gò Đống Đa sẽ được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 2 - 4/2/2025 (tức từ ngày mùng 5 - 7 tháng Giêng, năm Ất Tỵ 2025). Trong những ngày diễn ra Lễ hội sẽ có rất nhiều hoạt động đặc sắc như: lễ dâng hương, tế lễ của các đoàn tế lễ địa phương; lễ rước kiệu; biểu diễn múa Lân, múa Rồng; biểu diễn võ thuật Bình Định Gia; hội thi cờ tướng, cờ người; viết chữ thư pháp, giới thiệu nghệ thuật truyền thống...

Mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789, nghĩa quân Tây Sơn dưới sự lãnh đạo tài tình của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ đã tiến công thần tốc, mãnh liệt, đánh bại 29 vạn quân Mãn Thanh xâm lược. Người Việt Nam vẫn thường gọi chiến thắng mùa xuân năm Kỷ Dậu là chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa bởi chính trên đất Đống Đa, vào rạng sáng ngày mùng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu 1789, được sự giúp đỡ của Nhân dân địa phương, quân Tây Sơn đã dũng mãnh tiêu diệt hoàn toàn quân đồn trú của địch, giải phóng kinh thành Thăng Long.

Hàng năm cứ mỗi độ xuân về, vào ngày mùng 5 tháng Giêng (Âm lịch), Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức để tưởng nhớ công lao to lớn của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ cùng các tướng lĩnh, nghĩa quân Tây Sơn và Nhân dân đương thời đã anh dũng chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập của dân tộc./.

Bài liên quan
  • Hà Nội công bố đường dây nóng phản ánh vi phạm lễ hội năm 2025
    Thành phố yêu cầu 100% di tích và lễ hội năm 2025 phải đạt tiêu chí "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp - Văn minh - An toàn - Tiết kiệm". Các địa phương phải công bố số điện thoại đường dây nóng và báo cáo về Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội. Đường dây nóng cấp thành phố là 0965404557.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • "Gia đình, bạn bè và đất nước" - Hồi ký sinh động về cuộc đời bà Nguyễn Thị Bình
    Nhằm tái hiện chân thực cuộc đời của bà Nguyễn Thị Bình - một nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia và chứng kiến những biến cố, thăng trầm của dân tộc trong thế kỷ XX - từ thời thơ ấu, quá trình tham gia hoạt động cách mạng đến những dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, và cả những năm tháng sau khi nghỉ hưu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản lần thứ hai cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước”.
  • Nhiều chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước
    Chuỗi chương trình nghệ thuật mừng 50 năm ngày đất nước thống nhất không chỉ là hoạt động kỷ niệm, mà còn là dịp để văn hóa nghệ thuật khơi dậy niềm tự hào dân tộc, hun đúc tinh thần yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam hôm nay và mai sau. Đây là sự tri ân sâu sắc đối với quá khứ, là niềm tin vào hiện tại, và là khát vọng vươn tới tương lai của một dân tộc bất khuất, kiêu hùng.
  • Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025: "Mỗi trang sách – Một niềm tự hào"
    Với chủ đề "Mỗi trang sách – Một niềm tự hào", Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 19/4/2025 với nhiều hoạt động hấp dẫn.
  • Tây Hồ tiếp nhận một tổ chức Đảng mới: Thêm nguồn lực xây dựng quận phát triển xanh, bền vững
    Ngày 14/4/2025, tại hội trường Quận ủy Tây Hồ đã long trọng diễn ra Lễ chuyển giao – tiếp nhận Đảng bộ Công ty Cổ phần Dịch vụ Môi trường Thăng Long. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, thể hiện sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Thành ủy Hà Nội trong việc kiện toàn tổ chức cơ sở Đảng, đồng thời khẳng định vai trò lãnh đạo, định hướng của Quận ủy Tây Hồ trong công cuộc xây dựng và phát triển toàn diện.
  • Hội Âm nhạc Hà Nội giới thiệu những sáng tác mới chủ đề "Bài ca thống nhất"
    Sáng ngày 15/4/2025, Hội Âm nhạc Hà Nội đã tổ chức buổi giới thiệu các sáng tác mới với chủ đề “Bài ca thống nhất” tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, số 19 Hàng Buồm. Hòa cùng sự kiện lớn của đất nước, những ca khúc được giới thiệu mang đến không khí hào hùng, vang vọng.
Đừng bỏ lỡ
  • Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia dệt Dèng A Lưới
    Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề dệt Dèng của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới (TP Huế) đang được bảo tồn và phát huy giá trị với các sản phẩm văn hóa kết hợp hiện đại phục vụ du lịch, trải nghiệm, trình diễn thời trang.
  • Tạo sức bật phát triển du lịch làng nghề Thủ đô
    Hà Nội đã xây dựng và tiến tới ban hành Nghị quyết phát triển khu thương mại và văn hóa. Dự thảo Nghị quyết này đang được Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân, tạo hành lang pháp lý quan trọng, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển thương mại - văn hóa - du lịch, nhất là du lịch làng nghề Thủ đô có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 thu hút trên 3 vạn lượt khách
    Với nhiều hoạt động phong phú và đặc sắc tôn vinh những giá trị di sản văn hóa của Thủ đô, Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 chủ đề “Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới” đã thu hút trên 3 vạn lượt khách tham quan.
  • Triển lãm "Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh"
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), từ ngày 12/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Triển lãm “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh”.
  • Ra mắt hai tập thơ và truyện ký về kháng chiến của nhà thơ Nguyễn Văn Á
    Ngày 12/4, tại Hà Nội, nhà thơ Nguyễn Văn Á ra mắt tập thơ “Giọt sương bên cửa sổ” (Nhà Xuất bản Hội Nhà văn) và tập truyện ký “Phía Nam sông Bến Hải” (Nhà Xuất bản Văn học) nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam khai mạc trại sáng tác tại Hà Nam
    Trại sáng tác diễn ra từ ngày 11 - 17/4, với sự tham gia của 26 tác giả trong lĩnh vực văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng gồm: Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam và tác giả thuộc hội chuyên ngành Trung ương.
  • Nghề làm chiếu Cà Hom trở thành di sản quốc gia
    Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 2321/QĐ-BVHTTDL đưa Nghề làm chiếu Cà Hom của người Khmer xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình nghề thủ công truyền thống.
  • Phát hành cuốn sách “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh”
    Thông tin từ NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), đơn vị vừa phát hành cuốn sách “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh”.
Lần đầu tiên truyền hình trực tiếp Lễ hội Gò Đống Đa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO