Đời sống văn hóa

Tết truyền thống cùng sắc thái văn hóa Mường tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Việt Thương 09:20 31/01/2025

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam sẽ tổ chức chuỗi hoạt động đặc sắc “Vui xuân Ất Tỵ: Sắc thái văn hóa Mường, Hòa Bình” vào hai ngày mùng 4-5 Tết (tức ngày 1 và ngày 2/2 dương lịch).

image00120250127171754.png

Đến với chương trình Tết năm nay khách tham quan có cơ hội tìm hiểu những nét đặc sắc trong văn hóa của người Mường, như: Hát sắc bùa, chơi cồng chiêng, đâm đuống, hát đập bông bông, góc dạy trẻ em hát dân ca… thông qua giao lưu trực tiếp với các nghệ nhân người Mường. Từ cách thức thể hiện mỗi bài hát, điệu múa đến ý nghĩa của các hoạt động văn nghệ dân gian sẽ được chia sẻ qua giọng nói của các chủ thể văn hóa.

Cùng với các hoạt động trải nghiệm, du khách được tìm hiểu và thưởng thức các món ăn truyền thống trong mâm cỗ Tết của người Mường.

Các em nhỏ sẽ được chơi các trò chơi dân gian hấp dẫn như kéo co, cỏ búng, đập phủ phủ, đánh cầu lông gà, đánh mảng, đánh quay, ném pao, tung còn, đẩy gậy… Những trò chơi này không chỉ mang tính giải trí mà còn giúp các em hiểu rõ hơn về giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Chương trình có thêm những điểm nhấn đặc biệt, ứng dụng công nghệ để mang đến trải nghiệm mới mẻ, thú vị cho du khách, đặc biệt là giới trẻ. Du khách sẽ được tham gia vào các hoạt động như “Vượt thử thách khám phá Tết Ất Tỵ”, nơi họ sẽ tìm hiểu những đặc trưng của Tết qua các câu đố và thử thách thú vị.

Bên cạnh đó, chương trình “Tour năm rắn” sẽ giúp du khách tìm hiểu về loài rắn trong văn hóa dân tộc, qua hiện vật tại bảo tàng. Du khách cũng có cơ hội trải nghiệm vẽ rắn và tìm hiểu ý nghĩa của loài vật này trong các truyền thuyết và tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc.

Du khách thích khám phá các tích trò vui nhộn có cơ hội thưởng thức những màn trình diễn múa rối của các nghệ nhân dân gian đến từ Bắc Ninh. Đây là dịp để công chúng khám phá và tham gia vào nhiều hoạt động mang đậm không khí Tết của người Mường và người Việt qua trải nghiệm và giao lưu với các nghệ nhân dân gian.

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam mong muốn thông qua hoạt động này, công chúng có cơ hội khám phá những nét đẹp văn hóa trong ngày Tết của các dân tộc, qua đó tìm hiểu những nét tương đồng và khác biệt. Đặc biệt đây là dịp để các bạn trẻ được tham gia vào những hoạt động tương tác trải nghiệm trực tiếp với các nghệ nhân dân gian cũng như khám phá Tết qua công nghệ để tăng cường hiểu biết về di sản văn hóa của cha ông, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ, phát huy các giá trị truyền thống trong bối cảnh đương đại./.

Bài liên quan
  • Năm Tỵ nói chuyện rắn
    Rắn người xưa còn gọi là rồng con, người tuổi rắn cũng gọi là tuổi rồng con. Trong 12 con giáp, rắn xếp hàng Tỵ, đứng thứ 6 trong 12 địa chi. Trong chữ Hán chỉ 12 địa chi ấy, chỉ duy nhất có chữ Tỵ (巳) là mang hình con giáp ấy tức là con rắn.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Sáng tỏ diện mạo văn học nghệ thuật Thủ đô sau ngày đất nước thống nhất
    Sáng ngày 16/4/2025, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Văn học, nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất" nhằm đánh giá những thành tựu, hạn chế; đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực để xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hội thảo quy tụ đông đảo các các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ của 9 hội chuyên ngành với nhiều tham luận và ý kiến quý báu.
  • Chắp cánh cho hình ảnh “Hà Nội là nơi đáng đến và lưu lại” vươn cao, bay xa
    Nhiều năm qua, Hà Nội đã xây dựng hình ảnh “là nơi đáng đến và lưu lại” trong suy nghĩ, cách nhìn của du khách trong nước và quốc tế. Góp phần hiện thực hóa nhiệm vụ này, UBND Thành phố Hà Nội vừa xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa. Qua đây để Thủ đô bảo tồn các giá trị văn hóa, mở ra những không gian mới cho phát triển văn hóa, du lịch tiến tới kỷ nguyên vươn mình.
  • "Gia đình, bạn bè và đất nước" - Hồi ký sinh động về cuộc đời bà Nguyễn Thị Bình
    Nhằm tái hiện chân thực cuộc đời của bà Nguyễn Thị Bình - một nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia và chứng kiến những biến cố, thăng trầm của dân tộc trong thế kỷ XX - từ thời thơ ấu, quá trình tham gia hoạt động cách mạng đến những dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, và cả những năm tháng sau khi nghỉ hưu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản lần thứ hai cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước”.
  • Xây dựng "Trường học hạnh phúc" gắn với các hoạt động thực tế của ngành giáo dục Thủ đô
    Hàng trăm học sinh cùng các giáo viên tại các trường THPT trên toàn thành phố Hà Nội hào hứng cổ vũ cho các tác phẩm thể loại hòa tấu và đệm hát do các em học sinh thuộc các ban/nhóm nhạc thể hiện tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam; qua đó cho thấy hiệu quả của Liên hoan các ban nhạc, nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông thành phố Hà Nội lần thứ II năm 2025 do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức đã có sức thu hút và lan tỏa rộng rãi, góp phần xây dựng trường học hạnh phúc mà ở đó tình cảm giữa thầy và trò, giữa các em học sinh với nhau thực sự gắn kết và gần gũi.
  • 200 tài liệu quý lần đầu hé lộ về lịch sử hải cảng Đông Dương
    Triển lãm trực tuyến "Hải cảng xưa: Từ Đông Dương ra thế giới" giới thiệu khoảng 200 tài liệu, hình ảnh đặc sắc về quá trình quy hoạch cảng biển, hải đăng cũng như hoạt động vận tải đường biển ở Đông Dương cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố.
Đừng bỏ lỡ
Tết truyền thống cùng sắc thái văn hóa Mường tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO