Văn nghệ sĩ tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới và những quyết sách của Đảng

Trần Thanh Lâm| 09/07/2022 17:57

Năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 diễn ra nhiều sự kiện chính trị - văn hóa - xã hội quan trọng tác động đến mọi mặt đời sống của nhân dân và giới văn nghệ sĩ. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thành công rất tốt đẹp với nhiều nội dung liên quan đến xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, niềm tự hào, ý chí tự lực, tự cường, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết, đồng thuận xã hội và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của toàn dân tộc.

Văn nghệ sĩ tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới và những quyết sách của Đảng
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nghệ sĩ nhiếp ảnh - Ảnh tư liệu (nhandan.vn)

Khuyến khích tìm tòi, tôn trọng tự do sáng tạo
Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng được tổ chức thành công đã tạo âm hưởng và sức hút rất lớn trong xã hội. Tư tưởng cán bộ, đảng viên, văn nghệ sĩ và các tầng lớp nhân dân đánh giá cao về hội nghị; phấn khởi và kỳ vọng vào chủ trương, quyết sách của Đảng, Nhà nước trong xây dựng và phát triển văn hóa thời gian tới. Hội nghị lần này đã kế thừa tinh hoa tư tưởng “văn hóa soi đường cho quốc dân đi” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất 75 năm về trước, hàm chứa hệ thống những quan điểm sâu sắc, đổi mới, nội dung bao quát, thấm đẫm hơi thở thực tiễn, đặc biệt là bài phát biểu chỉ đạo rất quan trọng của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mang tính định hướng tạo bước đột phá, dẫn lối, mở đường, chấn hưng phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới.
Thời gian qua, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dành nhiều thời gian tiếp xúc, gặp gỡ, động viên, các hoạt động do Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tổ chức. Văn học, nghệ thuật tiếp tục khẳng định được vai trò, sứ mệnh của mình trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, là một mặt trận sắc bén trong công tác tư tưởng văn hóa của Đảng. Để tạo điều kiện cho văn học, nghệ thuật phát triển, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị quyết, chủ trương, chính sách khuyến khích mọi tìm tòi, tôn trọng tự do sáng tạo của người nghệ sĩ, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù đối với văn học, nghệ thuật và văn nghệ sĩ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Các hội VHNT chuyên ngành Trung ương được xác định là tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp phục vụ sự nghiệp cách mạng của dân tộc, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, được đầu tư, chăm lo cho sự phát triển. Ngoài ngân sách Nhà nước cấp cho các hội hoạt động thường xuyên hàng năm, Chính phủ hỗ trợ từ ngân sách để các hội VHNT đầu tư, hỗ trợ sáng tác, tạo điều kiện cho văn nghệ sĩ đi thực tế, mở trại sáng tác, tham gia vào các hoạt động phục vụ cho công tác tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của đất nước.
Sức sống mới, đổi mới
Dù gặp nhiều khó khăn, chịu ảnh hưởng, tác động rất lớn từ dịch bệnh Covid-19, nhưng thời gian qua Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam đã hoàn thành một khối lượng công việc rất lớn, với nhiều nỗ lực, đạt được nhiều thành tựu:
Một là: Sau đại hội, với ban lãnh đạo vừa có thế hệ lớp trước giàu kinh nghiệm, vừa có lớp thế hệ trẻ kế tục, hoạt động của Liên hiệp các Hội VHNT dần đi vào nền nếp, thể hiện được sức sống mới, đổi mới và có khởi sắc, đại bộ phận văn nghệ sĩ tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới và những quyết sách của Đảng đề ra; kiên trì, tâm huyết với công việc sáng tạo, gắn bó với các giá trị truyền thống yêu nước và cách mạng, khẳng định các giá trị đạo đức, nhân văn của dân tộc. Các cuộc thi sáng tác, các công trình nghiên cứu, sưu tầm văn hóa, văn học nghệ thuật do các hội tổ chức bằng nhiều hình thức sáng tạo vẫn được anh chị em văn nghệ sĩ tham gia hưởng ứng tích cực với sự say mê và tâm huyết.
Hai là: Tinh thần đồng hành, nhập cuộc của giới văn nghệ sĩ với cuộc sống rộng lớn truyền cảm hứng vô tận từ cội nguồn dân tộc từ đời sống sống động phong phú, đa dạng của các tầng lớp nhân dân, lao động với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, nhất là sau hơn 35 năm đổi mới ngày càng được đề cao. Văn học, nghệ thuật nâng niu, trân trọng phản ánh những mảng sáng, những nhân tố mới, những chuyển động tích cực trên tất cả các lĩnh vực, cổ vũ khát vọng vươn lên của dân tộc. Khi tình hình biển Đông căng thẳng, khi thiên tai, dịch bệnh kéo đến dồn dập…, một cao trào sáng tác, biểu diễn của giới văn nghệ sĩ tổ chức bằng nhiều hình thức rộng khắp cả nước, truyền đi ngọn lửa yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần nhân văn, nhân ái…; tạo thành sức mạnh nội sinh, chất keo gắn kết khối đại đoàn kết dân tộc. Có thể nói đồng hành với dân tộc, tất cả vì lợi ích tối cao của dân tộc là xu hướng sáng tác chủ đạo của giới văn nghệ sĩ cả nước.
Ba là: Việc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Đảng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật đã được Đảng đoàn Liên hiệp quan tâm, chú trọng, thông qua việc xây dựng chương trình hành động, phối hợp với các Ban, Bộ, ngành tham mưu cho Đảng và Nhà nước triển khai nhiều Đề án cụ thể, thiết thực trong hoạt động thường xuyên. Đời sống văn nghệ duy trì được sự phong phú và đa dạng, các hoạt động văn hóa, văn nghệ có nhiều chuyển động mới, văn nghệ sĩ sử dụng không gian mạng, tạo nên các sân khấu, sân chơi, diễn đàn không biên giới, góp phần đồng hành, cổ vũ người dân, tuyên truyền, quảng bá văn học nghệ thuật Việt Nam với bạn bè thế giới.
Bốn là: Việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tiếp tục được Đảng đoàn Liên hiệp chỉ đạo các hội VHNT chuyên ngành Trung ương và các hội VHNT địa phương duy trì, xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động hội và Liên hiệp, nhằm học tập, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân hăng hái thi đua yêu nước.
Năm là: Đảng đoàn Liên hiệp đã lãnh đạo Liên hiệp và các hội đẩy mạnh sáng tác, sáng tạo văn học, nghệ thuật, kiên trì đầu tư cho công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, chú trọng quảng bá tác phẩm, giao lưu và hợp tác quốc tế. Thường trực Đoàn Chủ tịch đã chủ trì và cùng các tổ chức tổ chức thành công nhiều sự kiện giao lưu, quảng bá văn học, nghệ thuật Việt Nam, các cuộc liên hoan nghệ thuật có chất lượng cao, có tác động tốt đến tình hình trong nước và giao lưu hội nhập quốc tế. Với những nỗ lực sáng tạo không ngừng, văn học, nghệ thuật Việt Nam đã dành được nhiều giải thưởng lớn trong nước và quốc tế, góp phần tích cực nuôi dưỡng chủ nghĩa yêu nước, đề cao lòng tự hào dân tộc, thích ứng với xu hướng hội nhập và hợp tác quốc tế.
Sáu là: Liên hiệp và các hội cũng đã có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng hội từ công tác hội viên đến việc kịp thời nắm bắt tâm tư, tình cảm và diễn biến tư tưởng của văn nghệ sĩ, góp phần đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật. Các hội VHNT chuyên ngành ở Trung ương đã phát huy vai trò phản biện xã hội, tích cực tham gia đóng góp nhiều ý kiến với các cơ quan quản lý Nhà nước góp phần tạo dựng môi trường văn hóa, nghệ thuật lành mạnh.
Văn nghệ sĩ tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới và những quyết sách của Đảng
Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng năm 2021 được tổ chức thành công đã tạo âm hưởng và sức hút rất lớn trong xã hội.
Chưa nhiều tác phẩm tinh hoa, đỉnh cao
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được, chúng ta cũng cần nhìn thẳng vào những hạn chế, khó khăn trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật để cùng tìm ra những giải pháp cần khắc phục.
Đầu tiên và dễ nhận thấy là số lượng tác phẩm lớn nhưng những tác phẩm thực sự có giá trị đỉnh cao, tinh hoa thì chưa nhiều. Trong sáng tác, nhiều tác giả còn bằng lòng với lối viết cũ, ít đổi mới, tìm tòi, vô tình lặp lại chính bản thân mình. Nhiều văn nghệ sĩ có biểu hiện tiếp thu cái mới còn vội vã, nặng về hình thức, một số tác giả lại sa vào các đề tài vụn vặt, hoặc sử dụng các thủ pháp câu khách dễ dãi. Trong việc tái hiện lịch sử, vẫn có hiện tượng không chú ý đầy đủ đến bối cảnh cụ thể, khách quan, vi phạm sự chân thật lịch sử, hoặc xóa nhòa ranh giới giữa chính nghĩa và phi nghĩa...
Thời gian qua việc học tập, quán triệt Nghị quyết, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ở nhiều hội VHNT tuy có nhiều tiến bộ, nhưng đây vẫn là một điểm yếu chung của giới văn nghệ sĩ cần được Liên hiệp các Hội VHNT quan tâm đúng mức, thực hiện sáng tạo và hiệu quả hơn nữa. Hệ thống, mô hình tổ chức của Liên hiệp chưa thống nhất còn nhiều bất cập, việc triển khai công tác, phối hợp, thông tin tuyên truyền giữa hội Trung ương với cơ sở, các chi hội trực thuộc nhìn chung còn thiếu chặt chẽ, hình thức, chất lượng và hiệu quả chưa cao.
Công tác tổ chức, hoạt động của nhiều hội VHNT còn khó khăn, việc triển khai các hoạt động chuyên môn còn chậm đổi mới chưa thực sự nhạy bén, sáng tạo để đáp ứng những yêu cầu và đòi hỏi mới từ thực tiễn, chưa thu hút được đông đảo các văn nghệ sĩ trẻ tham gia. Nhiều văn nghệ sĩ không gắn bó với hoạt động chung, coi nhẹ trách nhiệm công dân trước đất nước, tỏ ra lạnh nhạt, xa lạ với danh hiệu nghệ sĩ - chiến sĩ, vốn là những giá trị truyền thống tốt đẹp của văn nghệ cách mạng; cá biệt có văn nghệ sĩ phát ngôn, viết hồi ký, sách báo bộc lộ sự dao động, hoài nghi về lý tưởng và niềm tin đối với sự phát triển của đất nước trong vận hội mới.
Cần nâng cao tầm nhìn và triết lý nghệ thuật

Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Để tăng cường hoạt động, tiếp tục đưa các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Đảng về văn hóa, văn học nghệ thuật đi vào cuộc sống, tôi đề nghị thời gian tới Đảng đoàn Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam cần thực hiện thật tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Cần tiếp tục nâng cao nhận thức, quán triệt đầy đủ, nghiêm túc các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuật; các ý kiến kết luận, chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; trọng tâm là bài phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị, từ đó làm chuyển động về nhận thức, tư tưởng chính trị nâng cao tầm nhìn và triết lý nghệ thuật. Đưa cả hoạt động của Liên hiệp phát triển ngang tầm với tình hình mới của đất nước.
Tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy, mô hình và phương thức hoạt động để Liên hiệp thực sự là tổ chức đầu mối, thống nhất, xuyên suốt, vững mạnh, đóng góp tích cực với Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng cơ chế chính sách phát triển văn học nghệ thuật phù hợp với nhiệm vụ, yêu cầu thời kỳ mới. Có biện pháp hiệu quả nâng cao tinh thần đoàn kết, thống nhất, để Liên hiệp thực sự trở thành một “mái nhà chung” đầm ấm, giàu tình nghĩa, là một tập thể đoàn kết, dốc lòng, dốc sức chăm lo phát triển sự nghiệp sáng tạo, quảng bá các giá trị văn học nghệ thuật, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa ngày càng cao và đa dạng của nhân dân.
Khắc phục tình trạng nghiệp dư hóa, nâng cao tính chuyên nghiệp trong tất cả các lĩnh vực; chú trọng phát hiện, nuôi dưỡng, chăm sóc tài năng, tạo mọi điều kiện để tài năng phát triển; tiến hành quy hoạch đội ngũ, tìm được những giải pháp đúng với từng đối tượng; từng bước đổi mới phương thức hoạt động, hỗ trợ chiều sâu, đặc biệt coi trọng chất lượng và hiệu quả sáng tạo; duy trì và tổ chức thường xuyên các chuyến đi sáng tác, thâm nhập thực tế, tạo điều kiện nhiều hơn nữa để văn nghệ sĩ tiếp cận sâu rộng với thực tế, tích lũy vốn sống và trải nghiệm.
Nâng cao hơn nữa chất lượng các giải thưởng của Liên hiệp và các hội. Thông qua công tác giải thưởng để định hướng sáng tạo và lan tỏa giá trị. Đẩy mạnh các hoạt động lý luận, phê bình dưới nhiều hình thức, mục tiêu là tổng kết, đánh giá, trao đổi, nâng cao nhận thức nghề nghiệp, vừa tạo không khí dân chủ, cởi mở, qua đó gợi mở, đánh thức nhiều vấn đề cần thiết cho hoạt động sáng tạo.
Liên hiệp chủ động, tích cực, có kế hoạch phát động trong toàn hệ thống, tham gia một cách thiết thực và hiệu quả cùng các cơ quan liên quan vào: Tổng kết 15 năm Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới; tổng kết 10 năm Nghị quyết 33-NQ/TW của Trung ương về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; tổng kết 50 năm văn học, nghệ thuật sau ngày đất nước thống nhất; triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 8/4/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 558-QĐ/TTg Phê duyệt Chương trình hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật, báo chí ở Trung ương và các hội VHNT địa phương. Đây là sự quan tâm, hỗ trợ rất lớn của Đảng, Nhà nước đối với văn học, nghệ thuật, là nguồn kinh phí quan trọng để các hội VHNT ở Trung ương và địa phương triển khai các nội dung hoạt động. Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam cần chủ động, tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan, hoàn thiện các thủ tục để Đề án hỗ trợ sáng tạo VHNT giai đoạn 2021 - 2025 có hiệu lực thi hành, sớm giải ngân được kinh phí, đôn đốc, chỉ đạo, tổ chức, triển khai xây dựng, cải tạo trụ sở tại 51 Trần Hưng Đạo theo đúng tiến độ
Ban Tuyên giáo Trung ương ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của Đảng đoàn Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương sẽ tăng cường, thường xuyên làm việc với Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, các hội VHNT chuyên ngành Trung ương, và các cơ quan liên quan (thông qua kế hoạch kiểm tra, khảo sát định kỳ, giao ban hàng quý) với tinh thần cao nhất, từng bước tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện tối đa để Liên hiệp và các hội chủ động trong hoạt động.

(0) Bình luận
  • “Bóng của hoa” trên những trang thơ trữ tình đậm chất Hà Nội
    Sau hai tập thơ “Lửa lá” (2009) và “Vườn tôi nở đóa vàng bông” (2013), nhà thơ Đặng Minh Kính - hội viên Hội Nhà văn Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc tập thơ “Bóng của hoa” (NXB Hội Nhà văn, 2024). Tôi cứ ngỡ rằng, trên những trang thơ trữ tình giàu cảm xúc tinh tế của nữ tính, đậm chất Hà Nội nơi chị đang chập chờn, ẩn hiện những “Bóng của hoa” đầy thi vị với những suy tưởng khá lắng đọng.
  • Một phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại
    Quá trình biến đổi Hà Nội từ khu nhượng địa trở thành một thành phố hiện đại kiểu phương Tây, một “Paris thu nhỏ” của chính quyền thực dân vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã được nhà nghiên cứu Đào Thị Diến phản ánh chi tiết trong cuốn sách “Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945)”. Với nguồn tư liệu quý từ hồ sơ lưu trữ, cuốn sách không chỉ phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại mà còn góp phần giải mã sự thật lịch sử.
  • Một số gợi mở trong thẩm định thơ
    Nhìn chung đánh giá về việc đọc sách văn học của công chúng, có thể theo nhiều khía cạnh, đồng sáng tạo, kích thích người viết sáng tác, bồi bổ thẩm mĩ, tích lũy tri thức, phát triển đời sống văn hóa… với những hiệu quả tích cực. Nhưng còn có những tồn tại theo chiều hướng ngược lại, mang tính nguy cơ hơn là cơ hội tốt, phản ánh sự trì trệ hơn là phát triển. Đó là sự dễ dãi trong việc đọc, thẩm định thơ từ cả người đọc lẫn người sáng tác, truyền tải.
  • Chi tiết trong sáng tạo của nhà văn
    Chúng ta đều từng quen câu nói của văn hào Nga Macxim Gorki: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Quả vậy! Chi tiết trong văn xuôi chỉ là một thứ nhỏ, rất nhỏ so với cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật,…
  • Vũ Quần Phương với thơ hay
    Quan sát các nhà thơ viết phê bình tôi thấy rằng vì có sáng tác, nên phê bình của họ thường giàu cảm xúc, thuyết phục bạn đọc bởi sự tinh tế, thành thục của người có nghề, cùng làm nghề với tác giả được bình. Mặt khác, là người cũng từng thai nghén, mang nặng đẻ đau tác phẩm, nên nhà thơ bình thơ thường có sự cảm thông, trân trọng và sẻ chia. Các nhà thơ bình thơ thành công trước đây phải kể đến Xuân Diệu, Chế Lan Viên. Lớp kế tiếp có Vũ Quần Phương, Nguyễn Trọng Tạo, Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Hoàng Sơn...
  • Văn nghệ sĩ trong Hà Nội tạm chiếm
    Sống trong Hà Nội tạm chiếm những năm 1947-1954, đời sống văn nghệ sĩ hết sức khó khăn. Nguyễn Minh Lang, Hoài Việt, Minh Tân, Thùy Linh, Nguyễn Quốc Trinh, Song Nhất Nữ, Tô Kiều Ngân, Thy Ngọc... đều sống bằng nghề dạy học ở trường tư. Nhà thơ Giang Quân trông nom một hiệu sách mang tên Quốc Việt ở 274 phố Khâm Thiên.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Văn nghệ sĩ tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới và những quyết sách của Đảng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO