Văn hóa Thăng Long - Hà Nội rộng mở hơn sau 10 năm

Yên Nga/HNM| 26/09/2018 19:24

Ngày 25-9, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức hội thảo “Văn hóa Thăng Long - Hà Nội sau 10 năm điều chỉnh địa giới hành chính (2008-2018)” với sự tham gia của các văn nghệ sĩ thuộc 9 hội chuyên ngành và nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Hà Nội.

Văn hóa Thăng Long - Hà Nội rộng mở hơn sau 10 năm

Trong bài phát biểu mở đầu, nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội, đã nhấn mạnh, Hà Nội là nơi chưng cất tinh hoa của cả nước, vì vậy sau 10 năm điều chỉnh địa giới hành chính, sự hòa quyện giữa vùng đất văn hiến Thăng Long với tinh hoa văn hóa xứ Đoài cùng các vùng văn hóa khác được gìn giữ tốt đẹp, phát huy thế mạnh cùng Thủ đô tiến lên văn minh, hiện đại. 

Tại hội thảo, với tầm nhìn và bề dày kinh nghiệm của các chuyên gia về văn hóa và văn nghệ sĩ hàng đầu Thủ đô, như GS.TS Lê Hồng Lý, PGS.TS Trần Trí Trắc, nhà thơ Bằng Việt, Nghệ sĩ nhân dân Lê Ngọc Canh, kiến trúc sư Trần Huy Ánh, nhà văn Nguyễn Sĩ Đại…, nhiều kiến giải sâu sắc về văn hóa Thăng Long - Hà Nội qua 10 năm đã được phân tích rõ. Trong đó, các đại biểu đều cho rằng, việc hòa nhập giữa văn hóa xứ Đoài và văn hóa Thăng Long - Hà Nội, giữa ngôn ngữ, phong tục tập quán, nếp sống của các vùng đất, tạo cảm hứng sáng tạo rộng mở hơn cho văn học, nghệ thuật, từ đó góp phần trở lại việc giữ gìn và phát triển văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Lĩnh vực văn học, âm nhạc, nhiếp ảnh, mỹ thuật, văn nghệ dân gian, múa… đều có thành tựu nổi bật trong thời gian qua.

10 năm qua, Hà Nội đã có thêm nhiều công trình văn hóa, nghệ thuật được đầu tư quy mô lớn, như Bảo tàng Hà Nội, Rạp Công Nhân, Rạp Đại Nam, Rạp Kim Đồng, Thư viện Hà Nội, Tượng đài Thánh Gióng… Nhiều không gian văn hóa được mở thêm, như không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, Phố sách Hà Nội, phố đi bộ Trịnh Công Sơn… đáp ứng nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật của nhân dân, góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống Thủ đô. 

Khép lại hội thảo, Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội Trần Quốc Chiêm thêm một lần nữa khẳng định, sau 10 năm điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, quá trình tiếp cận và hội nhập văn hóa của các vùng văn hóa đã đi đúng hướng và xử lý đúng đắn. Các giá trị tốt đẹp được chọn lọc, hội tụ, kết tinh, tạo nên một nền văn hóa Thủ đô hội nhập và phát triển bền vững.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật sẽ khai mạc ngày 3/5
    Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) trên cơ sở là cây cầu đi bộ bắc ngang qua phố Trần Nhật Duật được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2014. Dưới sự chung tay của các nghệ sĩ, các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt trên cầu đi bộ phố Trần Nhật Duật đã biến không gian công cộng thành một không gian nghệ thuật hấp dẫn, đặc sắc.
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Độc đáo “ngõ cổng vòm” giữa lòng Thủ đô
    Thời gian gần đây, ngách 5/1 phố Từ Hoa (Tây Hồ, Hà Nội) trở thành một địa điểm check-in, chụp hình quen thuộc của người dân Thủ đô. Với lối kiến trúc mộc mạc, con ngách đã trở thành một “góc xưa” giữa Thủ đô hiện đại.
  • Thông tin người phụ nữ bán 3 quả dứa 500 nghìn đồng ở phố cổ cho du khách là không chính xác
    Ngày 1/5, Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng.
  • Hà Nội mùa đông lịch sử
    Đêm Hà Nội những ngày tháng 12, không khí lạnh tăng cường, nhiệt độ thấp nhất ở mức 7-8 độ C, tôi trằn trọc trở mình trong chăn đệm êm ấm, rưng rưng lắng nghe những ca từ xúc động trong bài hát “Cảm xúc tháng Mười” vang lên từ ngôi nhà kế bên. Ngoài kia gió rít từng cơn thổn thức, những cảm xúc nghẹn ngào thôi thúc tôi dậy mở máy tính, xem lại những thước phim tư liệu về 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô của Hà Nội năm 1946. Từ hiện tại bình yên, tôi đã được trở về với mùa đông lịch sử của thành Rồng - một mùa đông giá buốt nhưng rực lửa.
Đừng bỏ lỡ
Văn hóa Thăng Long - Hà Nội rộng mở hơn sau 10 năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO