Sau khi có văn bản Chỉ thị số 41-CT/TW của Ban Bí thư (khóa XI), Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cũng như Ban Tuyên giáo các cấp quận, huyện và tương đương đã triển khai nghiêm túc các văn bản này đồng thời chỉ đạo các đơn vị chức năng tổ chức việc quán triệt, tuyên truyền vận động, xây dựng các kế hoạch, với nhiều giải pháp thực hiện cụ thể. Qua 5 năm triển khai đã có những kết quả hết sức quan trọng, như: Các lễ hội được tổ chức đúng quy định, phát huy giá trị truyền thống, văn hóa; không làm biến dạng, thương mại hóa lễ hội; văn minh trong tổ chức lễ hội dần được nâng lên; hạn chế các hoạt động như mê tín dị đoan, cờ bạc trá hình, đốt vàng, hương, đặt tiền lễ không đúng nơi quy định; đổi tiền lẻ; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; môi trường… Nói chung, các quy tắc ứng xử văn minh nơi lễ hội ngày càng được phát huy.
Đặc biệt, việc tổ chức những lễ hội lớn của Thủ đô Hà Nội hay của cả nước, có sự thu hút của đông đảo du khách và sự quan tâm của dư luận đã có những thay đổi rõ nét. Để có được sự thành công đó, vai trò của “Công tác tuyên truyền trong nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong tham gia lễ hội” là không thể phủ nhận.
Đồng chí Lê Hữu Mạnh - Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Sóc Sơn trình bày tham luận Vai trò của ''công tác tuyên truyền trong nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong tham gia lễ hội'' tại hội nghị giao ban công tác Tuyên giáo Thành phố Hà Nội quý 3 năm 2020, tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị số 46-CT/TW về “Chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội” và sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội”
Những thực trạng trên đã được Huyện ủy, UBND huyện, Ban tổ chức nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá, cố gắng giải quyết để khắc phục những mặt xấu, đồng thời phát huy được những giá trị truyền thống trong văn hóa của dân tộc
Một trong những giải pháp đó chính là thay đổi về nhận thức, cách làm trong việc tổ chức lễ hội, mỗi năm một cải cách để tiến tới thống nhất về nhận thức và cách làm, tạo ra những thay đổi căn bản, khắc phục triệt để những biểu hiện xấu của lễ hội.
“Ban đầu là duy trì kịch bản truyền thống, có tục tán lộc, cướp lộc nhưng tăng cường lực lượng công an, thanh niên tình nguyện để hỗ trợ, đảm bảo an ninh trật tự; tuyên truyền để các lực lượng thôn làng tham gia lễ hội tuyệt đối không có các hành vi bạo lực, phản ứng lại người tham gia lấy lộc; tiến tới việc mạnh dạn thay đổi cách thức thực hiện, bỏ hẳn phần rước sau lễ và bỏ việc tán lộc- những việc đã gây cảnh chen lấn, xô đẩy, tranh cướp”.
Kết quả, sau 3 năm tổ chức, lễ hội Gióng đền Sóc vẫn đảm bảo các nghi lễ tín ngưỡng, tâm linh truyền thống, tuyệt đối không còn cảnh tranh cướp, bạo lực phản cảm; đặc biệt, là nhận được sự đồng tình, nhất trí, ủng hộ rất cao của cộng đồng dân cư tham gia lễ hội, được du khách thập phương đánh giá cao.
Để có kết quả này, trước hết phải xuất phát từ nhận thức của cấp quản lý, người tổ chức và cộng đồng tham gia lễ hội; tiếp đó, điều cơ bản nhất là phải tìm ra giải pháp thay đổi ở những điều đã thành truyền thống, tưởng như đã là những giá trị.
Ví dụ trên đã cho chúng ta thấy rõ hơn rằng: Từ nhận thức và sự thôi thúc phải thay đổi để giữ gìn giá trị tốt đẹp của lễ hội. Một trong những giải pháp tối quan trọng đó là phát huy được vai trò của công tác tư tưởng; tuyên truyền dưới nhiều hình thức, từ thông tin trên báo chí, mạng xã hội… nhằm đưa đến cho du khách, nhân dân hiểu biết về nguồn gốc, ý nghĩa của từng nghi thức trong lễ hội. Từ nhận thức đó, mọi người đã có hành động đúng khi đi lễ hội; đến việc tổ chức để các cộng đồng tham gia lễ hội trực tiếp thảo luận, thống nhất những chi tiết nhỏ nhất của kịch bản lễ hội, thống nhất từ nhận thức đến hành động của tất cả những người tham gia về việc tạo nên một hình ảnh văn minh của lễ hội.
Như vậy, từ thực tiễn quản lý, tổ chức lễ hội, công tác tuyên truyền, phản ánh dư luận, đánh giá của người quản lý, nhà nghiên cứu, sự phản hồi của cộng đồng sẽ làm thay đổi nhận thức. Đồng thời, công tác tuyên truyền nếu được tiếp thu, nghiên cứu, thảo luận đúng đắn sẽ thay đổi mạnh nhận thức, ý thức, trách nhiệm của những người tham gia; từ đó hoàn thành tốt Chỉ thị 41-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội”.