Tuyến buýt thay đổi thế nào khi đường sắt Cát Linh - Hà Đông vận hành?

zing| 11/03/2019 09:48

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội đề xuất điều chỉnh tuyến buýt để tránh trùng lộ trình với đường sắt Cát Linh - Hà Đông, đồng thời tăng khả năng kết nối với mạng lưới giao thông đô thị.

Đại diện Bộ GTVT cho biết, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (2A) sẽ chính thức được vận hành thương mại trong tháng 4. Năng lực vận chuyển của tuyến 2A là khoảng 10.000 người/giờ/hướng, có thể vận chuyển toàn bộ lượng khách đang dùng xe buýt và thu hút thêm hành khách từ các phương tiện khác.

Dựa vào đó, Sở GTVT đề xuất điểu chỉnh hàng loạt tuyến buýt để phù hợp với hoạt động của đường sắt đô thị.

Điều chỉnh 4 tuyến trùng lộ trình

Cụ thể, tuyến buýt 02 (Bác Cổ - Bến xe Yên Nghĩa) sẽ chuyển thành tuyến ngang (Bác Cổ - Bến xe Mỹ Đình) kết nối với đường sắt 2A tại Ga Láng, cắt bỏ đoạn trùng tuyến từ ngã tư Sở tới Bến xe Yên Nghĩa (9km).
Tuyến buýt thay đổi thế nào khi đường sắt Cát Linh - Hà Đông vận hành?
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông dự kiến hoạt động chính thức trong tháng 4. Ảnh: Việt Linh.

Điều chỉnh tuyến buýt 27 (Bến xe Yên Nghĩa - Nam Thăng Long) thành tuyến ngang (KĐT Định Công - Nam Thăng Long), kết nối với tuyến ĐSĐT 2A tại Ga Láng, cắt bỏ đoạn trùng tuyến từ Ga Láng đến Bến xe Yên Nghĩa (10 km).

Tuyến buýt 33 (Bến xe Yên Nghĩa - Xuân Đỉnh) sẽ chuyển thành tuyến ngang (Cụm công nghiệp Thanh Oai - Xuân Đỉnh), kết nối với đường sắt 2A tại 2 ga (Hà Đông, Văn Khê), cắt bỏ đoạn trùng tuyến từ Ga Văn Quán đến Ga Hà Đông và từ Ga Văn Khê tới Ga Yên Nghĩa (3 km).

Điều chỉnh hợp nhất 2 nhánh tuyến 21A (Bến xe Giáp Bát - Bến xe Yên Nghĩa) và nhánh tuyến 21B (KĐT Pháp Vân, Tứ Hiệp - Bến xe Mỹ Đình) thành một tuyến ngang số 21 (KĐT Pháp Vân, Tứ Hiệp - Trần Vỹ) kết nối với tuyến 2A tại 2 ga (Thượng Đình, Vành Đai 3), cắt bỏ đoạn trùng tuyến từ Ga Vành Đai 3 đến Ga Yên Nghĩa (7,5 km).

Ngoài ra, có 20 tuyến buýt trùng lộ trình với đường sắt ở quãng ngắn (từ 4 ga trở xuống) sẽ tiếp tục duy trì hoạt động thay vì đổi lộ trình. Các tuyến này gồm: 105, 19, 22B, 22C, 39, 103, 106, 85, 29, 60A, 05, 44, 60B, 104, 16, 24, 51, 30, 84, 09.

Bổ sung nhiều tuyến buýt tại các ga đầu cuối

Cùng với việc điều chỉnh các tuyến trùng lộ trình, Sở GTVT Hà Nội đề xuất tăng thêm các tuyến buýt tại các ga đầu cuối và các tuyến ngang cắt lộ trình đường sắt.
Tuyến buýt thay đổi thế nào khi đường sắt Cát Linh - Hà Đông vận hành?
Mật độ lớn xe buýt di chuyển qua tuyến Yên Nghĩa - Vành đai 3 sẽ giảm đáng kể sau khi đường sắt A2 đi vào hoạt đông. Ảnh: Việt Linh.

Ga cuối Cát Linh sẽ được kết nối với 5 tuyến buýt: 18, 23, 50, 99 và BRT01. Ngoài ra, có 2 tuyến buýt sẽ đổi lộ trình để kết nối với Ga Cát Linh. Cụ thể, tuyến 90 (Kim Mã - Nội Bài) sẽ được kéo dài lộ trình thành Hào Nam - Nội Bài. Tuyến 25 (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TƯ cơ sở 2 - Bến xe Giáp Bát) cũng được điều chỉnh để đi qua Hào Nam.

Điểm đầu là Ga Yên Nghĩa sẽ duy trì hoạt động của 12 tuyến buýt: 01, 37, 57, 62, 72, 89, 91,102, CNG02, BRT01, 75 và 213.

Từ Ga Yên Nghĩa, Sở GTVT Hà Nội đề xuất mở mới 5 tuyến buýt trong năm 2019 gồm: Bến xe Yên Nghĩa - Phùng (quý I-2019); Bến xe Yên Nghĩa - Hoài Đức (quý I-2019); Bến xe Yên Nghĩa - Miếu Môn (quý II-2019); Bến xe Yên Nghĩa - Thanh Oai (quý IV-2019); Bến xe Yên Nghĩa - Chúc Sơn - Thị trấn Kim Bài (quý IV-2019).

Bổ sung hàng loạt điểm dừng xe buýt

Dọc lộ trình tuyến ĐSĐT 2A sẽ thực hiện bổ sung 17 điểm, di chuyển 9 điểm dừng xe buýt. Sau khi tổ chức lại, toàn tuyến sẽ có 65 điểm dừng (2 chiều) với cự ly bình quân giữa các điểm dừng khoảng 400 m.
Tuyến buýt thay đổi thế nào khi đường sắt Cát Linh - Hà Đông vận hành?
Sở GTVT Hà Nội đề xuất điểu chỉnh hàng loạt tuyến buýt để phù hợp với hoạt động của đường sắt đô thị. Ảnh: Zing.vn

11/12 ga tàu sẽ có điểm dừng xe buýt ngay bên dưới chân nhà ga. Riêng Ga Vành đai 3 có điểm dừng xe buýt cách xa 200 m. Sở GTVT Hà Nội cũng đề xuất bổ sung 14 nhà chờ xe buýt, nâng tổng số điểm dừng có nhà chờ lên 28.

Ngoài ra, bên cạnh các nhà ga sẽ được bố trí khu vực tổ chức dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy để hành khách gửi xe chuyển sang sử dụng đường sắt đô thị.
Tuyến đường sắt đô thị 2A có tổng chiều dài 13,1 km, 12 nhà ga: Cát Linh, La Thành, Thái Hà, Láng, Thượng Đình, Vành đai 3, Phùng Khoang, Văn Quán, Hà Đông, La Khê, Văn Khê, Yên Nghĩa.

Năng lực vận chuyển của tuyến 2A tương đương với hơn 100 xe buýt/giờ/hướng. Tuyến đường sắt này có khả năng đáp ứng khoảng 50% nhu cầu đi lại trên trục Nguyễn Trãi - Trần Phú - Quang Trung.

Tuyến buýt thay đổi thế nào khi đường sắt Cát Linh - Hà Đông vận hành?
Lộ trình tuyến đường sắt đô thị số 2A (Cát Linh - Hà Đông) trong tổng thể hệ thống metro của Hà Nội. Ảnh: Hanoi Metro.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • [Emagzine] Chiến dịch Hồ Chí Minh: Năm ngày làm nên “lịch sử”
    Chiến dịch Hồ Chí Minh - chiến dịch cuối cùng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Mùa Xuân 1975, là chiến dịch quân sự có thời gian ngắn nhất trong chiến tranh Việt Nam. Chỉ diễn ra trong 5 ngày (từ 26/4 đến 30/4/1975) song chiến dịch đã đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam.
  • Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 – 7-5-2024) từ ngày 3 đến 6-5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh QĐND (17 Lý Nam Đế, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
  • “Người chép sử” trận thắng thế kỷ Điện Biên Phủ bằng ảnh
    Năm 1953, nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Triệu Đại được Bộ Quốc phòng và Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp điều động tham chiến dịch Điện Biên Phủ. Khi ấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói:"Tôi đánh giá cao về anh Triệu Đại, những bức ảnh về Điện Biên Phủ của anh rất tốt. Triệu Đại ra mặt trận không trực tiếp cầm súng như các chiến sĩ, mà vũ khí là máy ảnh. Các bức ảnh là chiến công của Triệu Đại..."
  • "Lật mặt 7" của Lý Hải cán mốc 100 tỉ sau 3 ngày ra rạp
    Theo số liệu từ Box Office Vietnam (trang thống kê độc lập), Lật mặt 7: Một điều ước cán mốc 100 tỷ đồng vào sáng 29/4, trở thành phim Việt thứ hai vượt mốc 100 tỷ đồng trong năm nay, sau Mai của Trấn Thành.
Đừng bỏ lỡ
Tuyến buýt thay đổi thế nào khi đường sắt Cát Linh - Hà Đông vận hành?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO