Tứ thơ độc đáo, chan chứa tình người ấm áp

Nguyễn Thị Thiện| 08/08/2022 10:47

 Tình cờ đọc bài thơ “Đôi bạn” của nhà thơ Hạnh Mai, đăng trên báo Văn nghệ số 22, ra ngày 28/5/2022, trong tôi dâng lên niềm xúc động khó nói hết bằng lời.
Với bốn khổ thơ, hai mươi tư câu lục bát, bài thơ là tiếng lòng của tác giả trước những cống hiến, hy sinh thầm lặng của người cựu chiến binh, người nữ thương binh khi trở về với cuộc sống đời thường. Chiến tranh tuy đã đi qua gần nửa thế kỷ nhưng sự tàn phá của nó khốc liệt và dai dẳng, để lại những di chứng khiến chị em phụ nữ phải gánh chịu nỗi mất mát khổ đau không thể bù đắp. 
Thi phẩm tái hiện hình ảnh hai người khuyết tật giúp nhau ra đi từ lúc ban mai, khi ánh sáng mặt trời của một ngày mới vừa ló rạng để cùng thực hiện nguyện vọng “đi hội” thật cảm động làm sao: 
Bà còng dắt tay bà mù
Rủ nhau đi hội đi từ ban mai
Nắng lên rõ bóng hình hài
Một cao một thấp với hai gậy mòn.
Hai con người “một cao một thấp” ấy mỗi người một hoàn cảnh nhưng có chung ý chí, quyết tâm. Với những người bình thường, đi hội là việc quá dễ. Nhưng với người kém may mắn thì đây là bài toán khó nếu không nỗ lực sẽ không thực hiện nổi. 
Nhân vật “bà còng” đã có một quá khứ hào hùng. Thời tuổi trẻ, như bao thanh niên khác,  nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc bà lên đường nhập ngũ: 
Một thời đi đứng thẳng ngay
Đá mềm chân cứng dạn dày Trường Sơn
Một thời khói lửa đạn bom
Thẳng ngay để lại chỉ còn lưng cong. 
Ngôn ngữ thơ tự sự cô đọng, gợi nhiều hơn tả, điệp ngữ “Một thời” có ý nghĩa nhấn mạnh, cùng với thành ngữ dân gian được sử dụng hoán cải sáng tạo “đá mềm chân cứng”, nhà thơ trân quý, ngợi ca “Một thời khói lửa đạn bom”, những năm tháng tuổi xuân khỏe mạnh, sức vóc “bẻ gãy sừng trâu” trước đây, người nữ cựu chiến binh đã tận hiến vì đất nước. Gian khổ thiếu thốn của thời “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước“ và gánh nặng mưu sinh khi trở về với cuộc sống đời thường sau nhiều năm khiến lưng bà bị còng trĩu xuống.
Cũng giống như cô bạn thân, “bà mù” từng có thời tuổi xuân tươi đẹp cùng mối tình thủy chung son sắt với chàng trai là lính Cụ Hồ. Trước ngày người yêu ra trận, cả hai người thề non hẹn biển cùng nhau. Hóa thân vào người trong cuộc, tác giả đã nói lên tiếng lòng của cô gái vừa tự nhiên vừa chân thực, ngắn gọn: 
Hẹn nhau từ thuở xuân thì
Chiến tranh đã khép người đi không về
Nặng lòng bởi một câu thề
Mắt mờ theo những nỗi khuya u buồn
U buồn khua gậy lối mòn
Bước dò theo kỷ niệm còn trinh nguyên. 
Đoạn thơ làm trái tim bạn đọc thổn thức bởi nỗi đau người đi không về để rồi càng thương cảm, xót xa cho người ở nhà mang nỗi u buồn, nhỏ lệ đêm đêm khiến mắt chẳng còn nhìn được nữa. Giờ đây, mỗi bước đi của người ở lại phải dò từng bước, thật khó khăn. Mắt không còn sáng nhưng tấm lòng tuyệt vời trong sáng của “người ở nhà” vẫn lưu giữ bao “kỷ niệm còn trinh nguyên” như tấm lòng trinh trắng, vẹn nguyên, dành cho “người năm ấy” ra đi không trở về.
Bài thơ “Đôi bạn” hấp dẫn người đọc bởi có tứ thơ độc đáo và chan chứa tình người ấm áp... Nhà thơ tuy viết về nỗi đau chiến tranh nhưng vẫn lan tỏa đến mọi người tình thần lạc quan, yêu đời. Hình ảnh hai người khuyết tật ở khổ cuối bài thơ dắt nhau vào hội còn truyền đến bạn đọc niềm tin ở con người, về sức mạnh của tình bạn, tình đoàn kết. Một khi con người yêu thương và biết nương dựa nhau sẽ vượt qua được mọi thử thách của cuộc sống.
(0) Bình luận
  • “Bóng của hoa” trên những trang thơ trữ tình đậm chất Hà Nội
    Sau hai tập thơ “Lửa lá” (2009) và “Vườn tôi nở đóa vàng bông” (2013), nhà thơ Đặng Minh Kính - hội viên Hội Nhà văn Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc tập thơ “Bóng của hoa” (NXB Hội Nhà văn, 2024). Tôi cứ ngỡ rằng, trên những trang thơ trữ tình giàu cảm xúc tinh tế của nữ tính, đậm chất Hà Nội nơi chị đang chập chờn, ẩn hiện những “Bóng của hoa” đầy thi vị với những suy tưởng khá lắng đọng.
  • Một phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại
    Quá trình biến đổi Hà Nội từ khu nhượng địa trở thành một thành phố hiện đại kiểu phương Tây, một “Paris thu nhỏ” của chính quyền thực dân vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã được nhà nghiên cứu Đào Thị Diến phản ánh chi tiết trong cuốn sách “Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945)”. Với nguồn tư liệu quý từ hồ sơ lưu trữ, cuốn sách không chỉ phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại mà còn góp phần giải mã sự thật lịch sử.
  • Một số gợi mở trong thẩm định thơ
    Nhìn chung đánh giá về việc đọc sách văn học của công chúng, có thể theo nhiều khía cạnh, đồng sáng tạo, kích thích người viết sáng tác, bồi bổ thẩm mĩ, tích lũy tri thức, phát triển đời sống văn hóa… với những hiệu quả tích cực. Nhưng còn có những tồn tại theo chiều hướng ngược lại, mang tính nguy cơ hơn là cơ hội tốt, phản ánh sự trì trệ hơn là phát triển. Đó là sự dễ dãi trong việc đọc, thẩm định thơ từ cả người đọc lẫn người sáng tác, truyền tải.
  • Chi tiết trong sáng tạo của nhà văn
    Chúng ta đều từng quen câu nói của văn hào Nga Macxim Gorki: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Quả vậy! Chi tiết trong văn xuôi chỉ là một thứ nhỏ, rất nhỏ so với cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật,…
  • Vũ Quần Phương với thơ hay
    Quan sát các nhà thơ viết phê bình tôi thấy rằng vì có sáng tác, nên phê bình của họ thường giàu cảm xúc, thuyết phục bạn đọc bởi sự tinh tế, thành thục của người có nghề, cùng làm nghề với tác giả được bình. Mặt khác, là người cũng từng thai nghén, mang nặng đẻ đau tác phẩm, nên nhà thơ bình thơ thường có sự cảm thông, trân trọng và sẻ chia. Các nhà thơ bình thơ thành công trước đây phải kể đến Xuân Diệu, Chế Lan Viên. Lớp kế tiếp có Vũ Quần Phương, Nguyễn Trọng Tạo, Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Hoàng Sơn...
  • Văn nghệ sĩ trong Hà Nội tạm chiếm
    Sống trong Hà Nội tạm chiếm những năm 1947-1954, đời sống văn nghệ sĩ hết sức khó khăn. Nguyễn Minh Lang, Hoài Việt, Minh Tân, Thùy Linh, Nguyễn Quốc Trinh, Song Nhất Nữ, Tô Kiều Ngân, Thy Ngọc... đều sống bằng nghề dạy học ở trường tư. Nhà thơ Giang Quân trông nom một hiệu sách mang tên Quốc Việt ở 274 phố Khâm Thiên.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Tứ thơ độc đáo, chan chứa tình người ấm áp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO