Văn hóa – Di sản

Tu bổ di tích ở Hà Nội phát hiện dấu tích kiến trúc cổ thế kỷ 4-5 sau Công Nguyên

Việt Thương (T/h) 18:18 30/12/2023

Ngày 29/12, Sở Văn hoá Thể thao Hà Nội đã có văn bản số 5338/SVHTT-DSVH gửi UBND huyện Chương Mỹ về việc khảo sát hiện trường công trình thi công, tu bổ tôn tạo di tích đình thôn Hạ, xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ.

4-223-9493.jpg
Đình Hạ, xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ

Văn bản nêu rõ, Sở Văn hoá và Thể thao nhận được báo cáo ngày 25/12/2024 của UBND huyện Chương Mỹ về nội dung tài khoản Facebook Nguyễn Phong phản ánh liên quan đến dự án tu bổ, tôn tạo đình Hạ, xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ. Trong đó đề nghị: Sở Văn hoá và Thể thao mời các chuyên gia đánh giá, cho ý kiến về việc phát hiện một số viên gạch có hoa văn, được phát lộ trong quá trình đào hố chân cột dựng nhà bao che tại hạng mục Hậu cung của dự án tu bổ tôn tạo di tích đình Hạ, xã Hồng Phong để tránh dư luận không đúng.

Trước đó, ngày 27/12/2023, Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã giao các phòng chức năng chức khảo sát thực tế tại hiện trường công trình thuộc dự án tu bổ, tôn tạo di tích đình Hạ. Tham dự buổi khảo sát còn có TS.Phạm Quốc Quân - nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia.

414428636-1379530869325079-4189762002446416209-n-3926.jpg
Gạch đất nung, viên còn nguyên kích thước 14x17x5cm được trang trí hoa văn ô trám lồng ở một cạnh (ảnh: Đoàn khảo sát cung cấp).

Tại thời điểm khảo sát, đoàn công tác nhận thấy vị trí sát chân móng (bên ngoài) hạng mục Hậu cung của di tích đình Hạ, ở độ sâu 60-70 cm so với mặt bằng hiện trạng phát lộ dấu tích kiến trúc cổ đã có sự xáo trộn. Đoàn công tác còn phát hiện một số viên gạch đất nung (còn nguyên và bị vỡ), viên còn nguyên kích thước 14x17x5 cm được trang trí hoa văn ô trám lồng ở một cạnh.

TS. Phạm Quốc Quân nêu quan điểm: bước đầu nhận định một số viên gạch thu thập được tại hiện trường có niên đại thế kỷ 4-5 sau Công Nguyên. Phần dấu tích kiến trúc nêu trên chưa đủ dữ liệu và cơ sở để cung cấp thông tin phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học.

Trên cơ sở tham vấn ý kiến chuyên môn của Tiến sĩ Phạm Quốc Quân, ý kiến thống nhất của các bên tham gia khảo sát, đề nghị UBND huyện Chương Mỹ chỉ đạo đơn vị được giao đại diện chủ đầu tư (Ban QLDA đầu tư xây dựng) và các phòng chức năng UBND xã Hồng Phong: Giữ nguyên hiện trạng, san lấp phần chân móng tại vị trí tiếp giáp để bảo tồn nguyên trạng tại chỗ dấu tích kiến trúc cổ đã phát lộ.

Trên cơ sở tham vấn ý kiến chuyên môn của TS.Phạm Quốc Quân, ý kiến thống nhất của các bên tham gia khảo sát, Sở Văn hoá Thể thao Hà Nội đề nghị UBND huyện Chương Mỹ chỉ đạo đơn vị được giao đại diện chủ đầu tư (Ban QLDA đầu tư xây dựng) và các phòng chức năng UBND xã Hồng Phong: Giữ nguyên hiện trạng, san lấp phần chân móng tại vị trí tiếp giáp để bảo tồn nguyên trạng tại chỗ dấu tích kiến trúc cổ đã phát lộ.

Sở VHTT Hà Nội cũng đề nghị trong quá trình triển khai dự án không thực hiện các hoạt động thi công có khả năng gây ảnh hưởng tới dấu tích kiến trúc cổ hiện tồn tại, có biện pháp bảo vệ công trình, công trường thi công.

Địa phương phải bảo quản, bảo vệ các viên gạch đã phát lộ được thu nhặt lại để mang trưng bày phục vụ công tác nghiên cứu và phát huy giá trị di tích. Bên cạnh đó, dự án tu bổ di tích vẫn phải tiếp tục thực hiện, đảm bảo đúng tiến độ./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hà Nội: Hiện thực hóa mục tiêu khu du lịch Hồng Vân thành “Miền quê đáng sống”
    Chia sẻ tại Hội nghị khu vực của Tổ chức Xúc tiến Du lịch các Thành phố Toàn cầu năm 2025 cho các thành viên tại Việt Nam do Sở Du lịch Hà Nội tổ chức ngày 28/3, ông Nguyễn Văn Phượng - Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) cho biết, địa phương và Thành phố đã, đang quyết tâm xây dựng, phát triển khu du lịch Hồng Vân trở thành “Miền quê đáng sống”.
  • Thưởng lãm 21 tác phẩm hội họa quý của vua Hàm Nghi ở điện Kiến Trung
    Các tác phẩm hội hoạ quý của vua Hàm Nghi đang được trưng bày tại điện Kiến Trung (Đại nội Huế) và lần đầu tiên giới thiệu đến công chúng yêu nghệ thuật.
  • Ra mắt tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng của Pháp
    “Những câu chuyện cổ phố Broca” – tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng của Pháp do Pierre Gripari sáng tác vừa ra mắt bạn đọc Việt Nam qua bản dịch của Nguyên Kan, do Crabit Kidbooks và NXB Hà Nội ấn hành. Cuốn sách không chỉ mang đến những câu chuyện cổ tích phá cách, hài hước, mà còn mở ra một thế giới giàu trí tưởng tượng, nơi mọi điều kỳ diệu có thể xảy ra.
  • [Video] Làng nghề Hạ Thái: Cái nôi của nghệ thuật sơn mài Việt Nam hiện đại
    Những họa sĩ của trường Mỹ thuật Đông Dương từ những năm 30 của thế kỷ trước, trong đó công lớn nhất là cụ Đinh Văn Thành - người làng Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) đã định nghĩa nên thuật ngữ sơn mài và tranh sơn mài hiện đại. Bằng sự sáng tạo độc đáo là đưa kỹ thuật mài vào tranh, các thế hệ họa sĩ xuất thân từ trường Mỹ thuật Đông Dương đã tạo ra một trong những dòng tranh nổi bật và có chỗ đứng vững chắc trong nghệ thuật hội họa Việt Nam.
  • Xây dựng hệ sinh thái năng lượng thông minh, thân thiện với môi trường
    Vừa qua, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông và VinFast Energy chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm thúc đẩy chuyển đổi năng lượng bền vững tại Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Tu bổ di tích ở Hà Nội phát hiện dấu tích kiến trúc cổ thế kỷ 4-5 sau Công Nguyên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO