Văn hóa – Di sản

Ngành Lưu trữ: Vượt ra khỏi ranh giới của những trang giấy cũ

Tô Ngọc Oanh 28/12/2023 17:38

Trong quá khứ, lưu trữ từng được xem như một lĩnh vực “thầm lặng”, chưa thực hiện hết sứ mệnh của mình trong việc phổ biến tài liệu đến công chúng. Tuy nhiên, ngày nay, với khát vọng xây dựng một đất nước hùng cường, xây dựng niềm tự hào về nguồn gốc thông qua các di sản tư liệu, ngành lưu trữ đã và đang trải qua những thay đổi tích cực, với việc tài liệu được truyền bá rộng rãi hơn. Đó cũng là “thời khắc chuyển mình” được các chuyên gia trong các lĩnh vực lưu trữ, giáo dục, quản lý di sản, truyền thông chia sẻ tại tọa đàm “Di sản với giới trẻ” do Trung tâm Lưu trữ quốc gia I phối hợp với Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng - Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn tổ chức vào ngày 27/12 vừa qua.

Tuần hoàn “thầm lặng”

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ trong Thông đạt số 1C/VP về công tác công văn, giấy tờ ngày 3/1/1946: "Tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt về phương diện kiến thiết quốc gia". Thông đạt là một trong những văn bản đầu tiên của Nhà nước ta về công tác lưu trữ, đặt nền móng quan trọng cho ngành Lưu trữ Việt Nam, có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc nâng cao ý thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân với việc giữ gìn và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ quốc gia. Có thể nói nghề lưu trữ là một nhiệm vụ thầm lặng nhưng hết sức quan trọng bởi nó chứa một khối lượng tài liệu to lớn mang giá trị, tài sản của quốc gia.

luu-tru.png
Lưu trữ từng được xem như một lĩnh vực “thầm lặng”.

Thầm lặng hơn là những cán bộ lưu trữ. Nào ai biết được có một kho lưu trữ với biết bao tài liệu quý hiếm được dân lưu trữ gọi là “lưu trữ lịch sử” tỉ mỉ phân loại, sắp xếp, chỉnh lý để giữ lại những gì là tinh hoa - nhân chứng lịch sử cho sự hình thành và phát triển của cả một ngành?

Theo Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước Đặng Thanh Tùng, trước kia, công việc hằng ngày của một cán bộ lưu trữ được hiểu là việc thu thập, bảo quản và tổ chức tài liệu, dành hàng giờ trong môi trường ít được biết đến, cần mẫn làm việc bên những tư liệu khô khan từ bản đồ cổ, văn bản lịch sử, đến các hồ sơ cá nhân và ghi chép quan trọng. Họ là những người “thủ kho”, với trọng trách bảo tồn tư liệu quý, “mặc chiếc áo khoác xám, sớm đi tối về”.

z5013632754608_341ad100db4e17028cf6f4380b6efa90(1).jpg
Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước Đặng Thanh Tùng phát biểu tại tọa đàm "Di sản với giới trẻ" ngày 27/12. Ảnh: Đình Trung

Việc được tiếp cận và tìm hiểu về các tư liệu đối với công chúng còn nhiều “rụt rè” khi nhân viên lưu trữ vẫn chưa thực sự chủ động, tích cực phát huy các giá trị của di sản tư liệu, đem di sản đến gần hơn với công chúng. Sự chần chừ và thiếu sáng tạo trong cách thức truyền bá và giáo dục công chúng về giá trị của những tài liệu này còn làm hạn chế sự hiểu biết và quan tâm của mọi người. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự tiếp cận của công chúng đối với tài liệu lưu trữ mà còn làm giảm giá trị sử dụng và tác động tích cực mà những tài liệu này có thể mang lại.

Bên cạnh đó, một bộ phận công chúng cũng chưa thực sự nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc bảo tồn và hiểu biết về di sản tư liệu. Họ coi những tài liệu này như một phần của quá khứ xa xôi, không liên quan trực tiếp đến cuộc sống hiện tại hoặc không thấy được giá trị thực sự mà chúng mang lại. Điều này tạo nên một khoảng cách giữa di sản văn hóa, lịch sử và nhận thức của công chúng, làm cho việc truyền bá và giáo dục trở nên khó khăn hơn.

Vượt ra khỏi ranh giới của những trang giấy cũ

Lưu trữ không chỉ là một quá trình kỹ thuật, mà còn là một nỗ lực mang tính nhân văn sâu sắc. Trong bối cảnh hiện đại, tài liệu lưu trữ đã vượt ra khỏi ranh giới của những trang giấy cũ để trở thành một phần không thể tách rời của di sản văn hóa. Giai đoạn hiện tại đang đánh dấu sự chuyển mình lớn lao trong cách hiểu và tôn trọng di sản văn hóa, đặc biệt là tài liệu lưu trữ. Tài liệu lưu trữ trong đó có di sản tư liệu bắt đầu được xã hội nói chung, giới trẻ nói riêng ngày càng thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với việc tìm hiểu những tài liệu này. Sự quan tâm mạnh mẽ này đã trở thành nguồn cảm hứng và khích lệ quan trọng cho những người mang trách nhiệm bảo tồn và nâng cao giá trị của di sản tài liệu.

Theo ông Đặng Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, ngành lưu trữ đã chứng kiến những bước phát triển đáng kể, thay đổi từ một lĩnh vực hoạt động “thầm lặng” dần chủ động và tích cực trong việc tôn vinh và phổ biến giá trị của di sản tư liệu, mang chúng đến gần hơn với đại chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Các Trung tâm Lưu trữ quốc gia thuộc Cục đã năng động triển khai nhiều sự kiện nhằm giới thiệu những kho tàng tư liệu giá trị này đến với công chúng rộng lớn. Hiện tại là giai đoạn quan trọng, đánh dấu sự chuyển mình trong tư duy và phương pháp tiếp cận di sản, đặc biệt là di sản tư liệu.

018-141824-271223-49.jpg
Trưng bày "Châu bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới" do Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức thu hút đông đảo công chúng.

Bà Trần Thị Mai Hương - Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia I cũng cho biết, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I đã và luôn sẵn sàng chào đón công chúng đến tham quan, nghiên cứu và khám phá kho tàng tư liệu quý giá mà Trung tâm lưu giữ. Bà Hương nhấn mạnh, Trung tâm không chỉ là nơi lưu trữ tài liệu mà còn là cầu nối văn hóa, mở cánh cửa tri thức cho mọi người, từ học sinh, sinh viên đến các nhà nghiên cứu, giáo viên và cả những người yêu thích lịch sử. Đồng thời, Trung tâm cũng đang tích cực triển khai các chương trình giáo dục, tọa đàm và triển lãm nhằm làm phong phú thêm trải nghiệm của khách tham quan, giúp họ hiểu sâu hơn về giá trị lịch sử và văn hóa của dân tộc thông qua các tài liệu lưu trữ.

“Giới trẻ sẽ là đối tượng mà Trung tâm hướng tới nhiều hơn trong các hoạt động sắp triển khai. Và để làm cho tài liệu lưu trữ trở nên sống động và gần gũi hơn trong cuộc sống, Trung tâm không ngừng nỗ lực lan tỏa giá trị của những tài liệu lưu trữ đến với công chúng, bằng cách truyền cảm hứng và tạo động lực thông qua các hoạt động văn hóa sáng tạo và thú vị nhằm kể những câu chuyện xung quanh các tài liệu lưu trữ một cách hấp dẫn, đầy đủ và chính xác với góc nhìn mới và bắt kịp xu hướng hiện đại”, bà Trần Thị Mai Hương chia sẻ.

z5013632745922_8c4563a36a51441cc9305d6f589301d2.jpg
Giới trẻ sẽ là đối tượng mà Trung tâm Lưu trữ quốc gia I hướng tới nhiều hơn trong các hoạt động sắp triển khai. Ảnh: Đình Trung

Việc làm cho tư liệu trở nên gần gũi và dễ hiểu với công chúng còn là một quá trình dài. Nhưng bước “chuyển mình” của lưu trữ trong giai đoạn hiện nay đã mở ra những hướng đi mới và tiềm năng rộng lớn. Các cơ quan lưu trữ không chỉ đang tập trung vào việc bảo quản và quản lý tài liệu, mà còn chú trọng đến việc làm cho chúng trở nên sống động và có ý nghĩa hơn đối với công chúng thông qua các chương trình giáo dục, triển lãm, và các sự kiện tương tác... Bên cạnh đó, các sáng kiến trong việc số hóa tài liệu và tạo ra các nền tảng trực tuyến cũng đang mở rộng quy mô tiếp cận của ngành lưu trữ, cho phép công chúng từ khắp nơi truy cập vào những kho tàng tri thức này một cách dễ dàng. Điều này không chỉ giúp bảo tồn di sản văn hóa trong một thế giới ngày càng số hóa, mà còn giúp lan tỏa tri thức và sự hiểu biết về lịch sử và văn hóa đến một lượng lớn người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Tiếp thêm sức sống cho nghề truyền thống Thủ đô
    Là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân và người làm nghề truyền thống Hà Nội đang không ngừng sáng tạo trong công tác gìn giữ, bảo tồn các làng nghề. Sự sáng tạo không chỉ mang lại một diện mạo mới, một sức sống mới cho các làng nghề mà còn gợi mở những không gian trải nghiệm văn hóa mới cho người dân Thủ đô và du khách.
  • Khởi công xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền
    Sáng 26/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khởi công dự án xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh).
  • Trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí Cách mạng Việt Nam”
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
  • Hà Nội: Thêm 9 di tích được xếp hạng cấp thành phố
    Ngày 10/6, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2859/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
  • Công nhận hội Lim ở Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Hội Lim là nơi các giá trị lịch sử, tín ngưỡng và đặc biệt là Dân ca Quan họ Bắc Ninh được thực hành, bảo tồn và lan tỏa, thể hiện tính gắn kết bền chặt và tinh tế giữa các làng Quan họ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu cũng như nhận thức xã hội về loại hình di sản đặc biệt này.
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Ngành Lưu trữ: Vượt ra khỏi ranh giới của những trang giấy cũ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO