Y tế - Giáo dục

TT-Huế: Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non và phấn đấu có 214 trường đến năm 2030

Hương Giang 16:08 22/07/2024

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch thực số 293/KH-UBND ngày 19/07/2024 đổi mới, phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

z5655734688372_093de4c9681a65a5d96097a1736e824b.jpg
Đến năm 2030 tỉnh Thừa Thiên Huế phấn đấu có 214 trường mầm non.

Theo kế hoạch, đến năm 2030 tỉnh Thừa Thiên Huế phấn đấu toàn có 214 trường mầm non (trong đó 34 trường mầm non ngoài công lập) và trường đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 93,0% (đạt mức độ 2: trên 8,9%). Tỷ lệ huy động trẻ đi nhà trẻ đạt 46,0% (trong đó: 48,4% trẻ ngoài công lập) và tỷ lệ huy động trẻ đi mẫu giáo đạt 96,6% (trong đó: 24,6% trẻ ngoài công lập), duy trì tỷ lệ 100% nhóm và lớp học 2 buổi/ngày, tỷ lệ 100% nhóm lớp học bán trú. 100% trẻ em dân tộc thiểu số đến trường được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 4 tuổi.

Phấn đấu xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, hợp lý về cơ cấu và 100% giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo, trong đó trên chuẩn đạt từ 85% trở lên và có ít nhất 95% đạt chuẩn nghề nghiệp (trong đó: 50% đạt mức tốt). Ưu tiên định biên cho giáo dục mầm non, đảm bảo số lượng giáo viên trên lớp theo quy định và bố trí đủ giáo viên dạy mẫu giáo để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi.

Có giáo viên chuyên biệt làm nhiệm vụ hỗ trợ trẻ em khuyết tật tại các trường có trẻ em khuyết tật theo quy định và bố trí đủ nhân viên thư viện, kế toán, thủ quỹ, y tế, nấu ăn và nhân viên phục vụ trường học. Phấn đấu 100% trường mầm non đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi và đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, bán trú theo chương trình giáo dục mầm non mới và thực hiện có chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi, có 94,8% phòng học kiên cố, không còn phòng học tạm, phòng học nhờ.

Tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Thừa Thiên Huế có 226 trường mầm non (trong đó: 45 trường mầm non ngoài công lập) và trường mầm non đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ trên 96,0% (trong đó: đạt mức 2 trên 11,9%). Phấn đấu trẻ em độ tuổi nhà trẻ (dưới 3 tuổi) đến trường đạt trên 60% (trong đó: 50% trẻ em ngoài công lập) và độ tuổi mẫu giáo (từ 3-5 tuổi) đến trường đạt trên 98% (trong đó: trên 37,3% trẻ em ngoài công lập)…

Xây dựng đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý giáo dục mầm non đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, hợp lý về cơ cấu và 100% giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo. Trong đó, trên chuẩn đạt trên 90% và 100% giáo viên, cán bộ quản lý đạt chuẩn nghề nghiệp (trong đó: có ít nhất 80% đạt mức tốt).

Về phát triển cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, cơ sở vật chất các trường mầm non đáp ứng các tiêu chí thân thiện, chuẩn hóa, hiện đại hóa và thông minh. 100% phòng học kiên cố và 100% nhóm trẻ, lớp mẫu giáo đủ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học theo quy định. Duy trì 100% trường mầm non đảm bảo điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và bán trú, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non từ 3 tuổi đến 5 tuổi…

Để đạt được các mục tiêu trong kế hoạch, kế hoạch triển khai các giải pháp và những nhiệm vụ trọng tâm như Đổi mới công tác quản lý giáo dục, Chính sách cho phát triển giáo dục mầm non, Phát triển quy mô mạng lưới trường - lớp. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng, đồ chơi, Đảm bảo số lượng, chất lượng đội ngũ, Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục mầm non./.

Bài liên quan
  • Nhà giáo trước yêu cầu đổi mới giáo dục: Vinh dự lớn, trách nhiệm cao
    Ngành Giáo dục đang có những bước tiến vững chắc trong lộ trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Cùng với gần 1,4 triệu nhà giáo cả nước, 155 nghìn nhà giáo Hà Nội vinh dự là lực lượng chủ lực trên chặng đường ấy. Điều này đòi hỏi đội ngũ nhà giáo ngày càng phải hoàn thiện mình với trách nhiệm cao nhất, thực hiện tốt sứ mệnh “trồng người”.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Trường THCS Mễ Trì (Quận Nam Từ Liêm): Hành trình 62 năm với sự nghiệp “trồng người”
    Sáng 20/11, Trường THCS Mễ Trì đã long trọng tổ chức Lễ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, 62 năm thành lập và 20 năm xây dựng phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới, biểu dương những cán bộ, giáo viên có thành tích trong công tác dạy, đồng thời đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ.
  • Chú trọng xuất bản các tác phẩm văn học, nghệ thuật chất lượng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Theo Chỉ thị 30 – CT/TU, ngày 19/2/2024 của Thành ủy Hà Nội, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ tiến hành thường xuyên. Trong đó yêu cầu Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tăng cường vai trò định hướng các hội chuyên ngành, các chi hội; động viên văn nghệ sĩ, nhà báo tích cực tham gia, sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, các tác phẩm báo chí có giá trị về tư tưởng nghệ thuật, góp phần nâng cao trình độ thẩm mỹ, cảm thụ văn hóa của Nhân dân, hình thành nhân cách chuẩn mực, nhất là giới trẻ, lan tỏa giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong thời kỳ mới.
Đừng bỏ lỡ
TT-Huế: Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non và phấn đấu có 214 trường đến năm 2030
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO