Văn hóa - Xã hội

Triển lãm “Theo dấu chân Đại tướng”

Thụy Phương 20/04/2023 17:11

Sáng ngày 22/4, tại khu Làng các dân tộc III, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm “Theo dấu chân Đại tướng”. Bằng sự kết nối giữa hình ảnh và thơ, triển lãm sẽ tái hiện những dấu mốc của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cũng như cuộc sống đời thường của Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Vị tướng huyền thoại, người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và nhà giáo, nhà thơ Nguyễn Thị Mỹ Dung phối hợp với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Đây là một hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023) và hướng tới kỷ niệm kỷ niệm 69 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2023), 112 năm ngày sinh, 10 năm ngày mất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và 79 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023).

trien-lam-theo-dau-chan-dai-tuong.jpg

Triển lãm được trình bày quy mô trên 92 tấm pa nô với hình ảnh minh họa do Thông tấn xã Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và nghệ sĩ Trần Hồng cung cấp. Bên cạnh đó là 110 bài thơ của nhà giáo, nhà thơ, nhà báo Nguyễn Thị Mỹ Dung - người có cơ duyên gặp gỡ, viết nhiều bài báo, nhiều bài thơ về vị tướng tài ba trong suốt hơn 20 năm qua.

Nội dung triển lãm gồm 3 chủ đề: Làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Vị tướng trong lòng dân , Sáng mãi ngàn năm

Chủ đề Làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ giới thiệu về toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ dưới sự lãnh đạo tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Từng đối sách chiến đấu, từng trận chiến giằng co trên chiến trường Điện Biên Phủ gắn với những địa danh huyền thoại hay những cái tên bất tử: Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót... được tái hiện sinh động, súc tích qua những lời thơ, lời diễn ca mộc mạc giản dị của nhà giáo, nhà thơ, nhà báo Nguyễn Thị Mỹ Dung cùng những bức ảnh lịch sử vô giá.

Chủ đề Vị tướng trong lòng dân giới thiệu những khoảnh khắc đời thường, dung dị về một vị tướng huyền thoại, một nhà quân sự lỗi lạc của Việt Nam. Đó là những phút giây bình dị an nhiên giữa đời thường, hay những khoảnh khắc phiêu bồng của một tâm hồn nghệ sĩ, hoặc giản đơn là nụ cười ấm áp với những người thân trong cuộc sống thường nhật. Bên cạnh đó chủ đề cũng giới thiệu tình yêu, sự trân trọng và cảm phục của Đại tướng dành cho những bà mẹ Việt Nam, các nữ chiến sĩ...; Sự quan tâm, cổ vũ dành cho các chiến sĩ trên mọi mặt trận và tình yêu của nhân dân, đồng đội dành cho vị Đại tướng anh hùng.

Chủ đề Sáng mãi ngàn năm khẳng định tình yêu, niềm kính phục của nhân dân Việt Nam dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tình yêu và sự kính trọng dành cho Đại tướng qua những khoảnh khắc xúc động trong ngày Lễ Quốc tang, tiễn đưa Đại tướng về quê nhà Quảng Bình.

Triển lãm là món quà ý nghĩa và lời tri ân, tưởng nhớ vị tướng nhân hậu của dân tộc Việt Nam, người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam, đồng thời góp phần tuyên truyền về lịch sử, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ Việt Nam./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • [Podcast] Dẻo thơm hương vị bánh gai làng Giá
    Nhắc tới bánh gai có lẽ nhiều người sẽ nghĩ tới bánh gai Ninh Giang (Hải Dương), bánh gai bà Thi (Nam Định) hay bánh gai tứ Trụ (Thanh Hóa), nhưng nếu một lần được thưởng thức bánh gai làng Giá - Xứ Đoài của Thủ đô Hà Nội tại huyện Hoài Đức bạn sẽ nhớ mãi. Theo quan niệm của người dân làng Giá (xã Yên Sở, H. Hoài Đức), bánh gai là thể hiện cho con người giao hòa với trời đất, âm dương, vì thế, công đoạn làm bánh phải thật công phu.
  • Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp
    Nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế sẵn có của Hà Nội để phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp (nông nghiệp tuần hoàn); Thành phố sẽ triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội hướng tới phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Đừng bỏ lỡ
Triển lãm “Theo dấu chân Đại tướng”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO