Văn học - Nghệ thuật

Triển lãm áp phích về nhà thơ nổi tiếng Sándor Petőfi tại Hà Nội

Hoa Quỳnh 17:36 21/05/2023

Nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của nhà thơ Petöfi (1823 - 2023), Đại sứ quán Hungary tại Việt Nam và Thư viện Quốc gia Việt Nam sẽ phối hợp tổ chức triển lãm áp phích “Petöfi: Vòng quanh thế giới”. Triển lãm diễn ra từ ngày 29/5 - 5/6/2023 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam (31 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội).

Triển lãm sẽ giới thiệu tới công chúng 19 áp phích in màu khổ lớn gồm 15 bản bằng tiếng Việt và 4 bản có nội dung lặp lại bằng tiếng Anh, phác họa cuộc đời và đóng góp của nhà thơ, nhà cách mạng Sándor Petőfi.

Thông qua các áp phích được giới thiệu tại triển lãm, Ban tổ chức mong muốn giúp công chúng Thủ đô, đặc biệt là những người yêu thích văn học có cơ hội tìm hiểu về một trong những biểu tượng thi ca lãng mạn của đất nước Hungary, cùng với đó là những đóng góp của nhà thơ, nhà cách mạng Petőfi cho cách mạng Hungary thế kỷ XIX.

321564700_675582504048949_9034341007123690628_n.jpg
Nhà thơ, nhà cách mạng Sándor Petőfi. 

Sándor Petőfi (1823-1849) là một nhà thơ, nhà cách mạng nổi tiếng của Hungary nói riêng và thế giới nói chung. Khi cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc bị đàn áp diễn ra ở Hungary, Petőfi đã gia nhập đội quân quốc tế chiến đấu vì tự do của các dân tộc.

Ngay từ nhỏ, Sándor Petőfi đã lộ rõ tài năng với thơ ca. Ông giành giải thưởng thơ đầu tiên năm 15 tuổi. Nhưng vì nhà nghèo, Sándor Petőfi sớm phải bỏ học, đi kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau. Đến năm 1844, Petőfi mới có thể tiếp tục theo đuổi thi ca. Ông trở thành học trò của nhà thơ nổi tiếng Mihaly Vorosmarty, sau đó cho ra đời bài thơ đầu tay “Người say”.

petofi_budapest.jpg
Tượng Sándor Petöfi ở thủ đô Budapest của Hungary.

Những năm về sau, Sándor Petőfi vừa sáng tác thơ, vừa theo đuổi sự nghiệp chính trị và ông thành công ở cả hai lĩnh vực này. Petőfi “viết kịch bằng thơ” nhằm vừa mang lại tiếng cười với người đọc, vừa lên án những thói hư tật xấu trong xã hội thời ông sống. Petőfi chính là người đã vận động thành công Nhà hát Quốc gia Hungary khi mới thành lập, diễn những vở kịch tiếng Hungary để khơi dậy lòng ái quốc và nhân ái trong khán giả.

Khi cuộc cách mạng 1848 nổ ra, Petőfi nằm trong số những vị lãnh tụ trẻ soạn thảo bản yêu sách 12 điểm gửi lên hoàng đế Ferdinand của Áo. Ông còn soạn kèm theo đó tác phẩm lớn nhất của đời mình, bài thơ “Bài ca Dân tộc” (Nemzeti Dal). Bằng thi phẩm này, Petőfi đã đi vào lịch sử của Hungary như một ca nhân vĩ đại của tình yêu và tự do. Bài thơ cũng là sự vinh danh cho cuộc cách mạng 1848, trang sử hào hùng của nước Hungary. Tác phẩm được đánh giá như một bài hát bằng thơ hiệu triệu những người Hungary đứng lên tự làm chủ vận mệnh dân tộc mình.

Mặc dù hy sinh trong hoạt động cách mạng ở tuổi 26, nhưng trên con đường thi ca, Sándor Petőfi đã để lại cho hậu thế một di sản khổng lồ với hơn 800 bài thơ, 3 trường ca, 2 truyện thơ, 3 truyện ngắn, hai vở kịch. Đó là chưa kể đến kho tàng hàng trăm bức thư, những trang nhật ký, ghi chép trong các chuyến đi, những bài báo về đề tài chính trị và phê bình văn học khác…

Petőfi chính là nhà thơ đầu tiên của Hungary được thế giới biết đến, đồng thời là đại diện có ảnh hưởng nhất của chủ nghĩa lãng mạn Hungary. Hiện ở Thủ đô Budapest có Bảo tàng Văn học Petőfi - nơi người dân và du khách quốc tế có thể đến tham quan, tìm hiểu về cuộc đời cũng như các tác phẩm văn học của ông./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • PGS. TS Vũ Nho: “Người Hà Nội có vai trò rất lớn trong xây dựng đời sống văn hóa của Thủ đô”
    Gắn bó, đồng hành với “Người Hà Nội” từ lúc báo mới ra đời cách đây 40 năm, PGS.TS Vũ Nho đã có rất nhiều bài viết cộng tác với báo/tạp chí Người Hà Nội. Ông cảm ơn Người Hà Nội đã làm cầu nối đưa những trang viết của ông đến với bạn đọc, và hơn cả PGS.TS Vũ Nho đánh giá: “Người Hà Nội xứng đáng là kho giá trị văn hóa tinh thần không chỉ cho người Hà Nội, mà cho tất cả những ai yêu mến Hà Nội, muốn quan tâm hiểu biết Hà Nội”.
  • Đường vào chiến dịch mùa xuân năm 1975
    Những trang nhật ký chiến trường luôn mang trong mình hơi thở của lịch sử, là chứng nhân sống động về những năm tháng hào hùng của dân tộc. Chiến sĩ Bùi Quang Thuận - người lính thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 12, Trung đoàn 186, Sư đoàn 312 đã ghi lại hành trình tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử bằng những dòng nhật ký chân thực và xúc động.
  • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam phát triển cùng đất nước
    Nhìn lại chặng đường 50 năm qua, có thể thấy nền VHNT nước nhà đã kế thừa xứng đáng truyền thống của một nền VHNT “yêu nước và nhân văn, gắn bó máu thịt với nhân dân và dân tộc”; đồng thời, cùng sự tiếp sức mạnh mẽ từ tư tưởng đổi mới, VHNT đã nỗ lực vươn lên, phát triển toàn diện, phản ánh và góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước...
  • Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam khai mạc trại sáng tác tại Hà Nam
    Trại sáng tác diễn ra từ ngày 11 - 17/4, với sự tham gia của 26 tác giả trong lĩnh vực văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng gồm: Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam và tác giả thuộc hội chuyên ngành Trung ương.
  • Phát hành cuốn sách “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh”
    Thông tin từ NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), đơn vị vừa phát hành cuốn sách “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh”.
  • Ra mắt bộ sách ảnh “Saigon 365” chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiếp ảnh gia Nguyễn Thanh Tùng và con trai - Nguyễn Huỳnh Bách, vừa ra mắt bộ sách ảnh streetlife (Cuộc sống đường phố) mang tên “Saigon 365” tại Đường Sách TP. Hồ Chí Minh.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Triển lãm áp phích về nhà thơ nổi tiếng Sándor Petőfi tại Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO